Xử lý nước rác:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy hoạch tổng thể hệ thống quản lý chất thải rắn thị xã Bến Tre tỉnh Bến Tre từ nay đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (Trang 57 - 61)

- Các vấn đề thực hiệ n: gồm những yêu cầu về luật pháp, các nguồn tài chính, nâng cao ý thức cộng đồng, giáo dục, tập huấn và hợp tác quốc tế.

5.3.5.5. Xử lý nước rác:

Nước rác hay nước rò rỉ trong bãi thải là loại chất lỏng thấm qua các lớp rác của các ô chôn lấp và kéo theo các chất bẩn dạng lơ lửng, keo, và tan từ CTR vào tầng đất ở dưới đáy.

Nước rác hình thành từ nhiều nguồn gốc khác nhau và bao gồm: nước có sẵn trong rác; nước ngầm dâng lên từ dưới đáy, nước từ ngoài thấm qua thành vách các ô chôn lấp; nước từ khu vực khác chảy tới; nước mưa từ bản thân khu vực chôn lấp và từ khu vực khác chảy tới.

Trong đa số trường hợp nước rác bao gồm phần dịch lỏng tạo thành từ quá trình phân huỷ CTR và phần nước từ bên ngoài thấm vào như nước mặt, nước mưa và nước ngầm. Phần dịch lỏng qua lớp CTR đang bi phân huỷ bao gồm tất cả những sản phẩm phân huỷ sinh học và hoá học. Những sản phẩm này bị lôi cuốn bởi dòng nước thấm từ ngoài vào.

Hệ thống thu gom nước rác thải được thiết kế sao cho có thể thu gom toàn bộ nước rác từ đáy bãi chôn lấp và tập trung, dẫn về khu xử lý trước khi xả ra nguồn tiếp nhận nhưng với lượng nước ít nhất có thể. Nếu nước rác được dẫn ngay ra trạm xử lý thì sẽ không có nước đọng lại trong lớp rác và áp suất tạo ra đối với lớp chống thấm là thấp nhất.

Nguyên tắc lựa chọn công nghệ xử lý nước rác: Xe chở rác Ô chôn rác Đổ rác Quay về San gạt tạo lớp rác dày 1 – 1,5 m Phun EM, đầm chặt, phủ lớp polymer, và đầm chặt

Trong điều kiện thực tế ở Việt Nam, việc lựa chon công nghệ xử lý nước rác phải theo các nguyên tắc sau:

- Công nghệ xử lý phải đảm bảo chất lượng nước sau khi xử lý đạt tiêu chẩn xả vào nguồn. Nước sau khi xử lý có thể xả vào sông hồ gần nhất, hoặc có thể dùng tưới cây.

- Công nghệ xử lý phải đảm bảo mức độ an toàn cao trong trường hợp có sự thay đổi lớn về lưu lượng và nồng độ nước rò rỉ giữa mùa khô và mùa mưa.

- Công nghệ xử lý phải đơn giản, dễ vận hành, có tính ồn định cao, vốn đầu tư và chi phí quản lý phải là thấp nhất.

- Công nghệ xử lý phải phù hợp với điều kiện Việt Nam, nhưng phải mang tính chất hiện đại và có khả năng sử dụng trong một thời gian dài.

- Việc lựa chon công nghệ xử lý nước rác dựa trên các yếu tố sau: + Lưu lượng và thành phần nước rác.

+ Tiêu chuẩn thải nước rác sau khi xử lý vào nguồn.

+ Điều kiện thực tế về quy hoạch, xây dựng và vận hành cảu bãi chôn lấp. + Điều kiện về địa chất công trình và địa chất thuỷ văn.

+ Điều kiện về kỹ thuật. + Khả năng về vốn đầu tư.

- Công nghệ xử lý phải có khả năng thay đổi dễ dàng khi áp dụng các quá trình xử lý mới có hiệu quả cao.

- Công nghệ xử lý phải có khả năng thay đổi dễ dàng khi áp dụng các quá trình xử lý mới có hiệu quả cao.

- Công nghệ xử lý phải có khả năng tái sử dụng các nguồn chất thải ( năng lượng, phân bón…)

Trên cơ sở các đặc điểm tự nhiên khu vực dự án, các điều kiện kinh tế, kỹ thuật, đất đai, nước thải rò rỉ sinh ra từ bãi chôn lấp rác thị xã có đề xuất về phương pháp xử lý nước rác theo sơ đồ công nghệ tại Hình 7.

Thuyết minh sơ đồ công nghệ:

Nước thải sau khi từ hệ thống thu gom chảy vào bể thu gom, nước thải được bơm thẳng vào bể UASB thực hiện quá trình phân huỷ kỵ khí đối với các hợp chất hữu cơ. Nước thải sau khi xử lý trong bể UASB được đưa sang bể chứa chuẩn bị quá trình xử lý hoá lý. Phân hầm cầu cũng được đưa trực tiếp vào bể UASB để thực hiện quá trình làm sạch. Quá trình làm sạch trong bể UASB có thể tóm tắt theo phương trình phản ứng sau:

Tế bào vi sinh + Chất hữu cơ (C,O,N,P) + SO42-  Tế bào mới + CO2 + CH4 + NH3 + H2S.

Do trong nước thải sau khi thực hiện quá trình xử lý kỵ khí còn chứa nhiều hợp chất lơ lửng ở dạng keo và kim loại nặng, cho nên sau khi thực hiện quá trình phân huỷ kỵ khí nước thải từ bể được bơm đưa sang pha trộn hoá chất keo tụ (Al2(SO4)3, flocculant) gốc sunfat trong phèn nhôm tạo thành chất dạng rắn có thể tách ra khỏi nước thải nhờ lắng, lọc. Nước thải từ bể phản ứng sau khi kết tụ hệ keo và kết tủa kim loại nặng được đưa sang bể lắng để tách các chất lơ lửng, sau đó sang hồ sinh học tiếp tục thực hiện quá trình làm sạch nhờ hoạt động của rong, tảo và vi sinh vật. Trong hồ sinh học, rong tảo hấp thu năng lượng mặt trời, khí cácbonic và nước thực hiện quá trình quang hợp tạo ra oxy trong nước. Vi sinh vật sử dụng oxy do rong tảo quang hợp sinh ra để phân huỷ các chất hữu cơ làm sạch nước thải. Trong hồ sinh học nước thải được lưu lại khá lâu (khoảng 19 ngày) hàm lượng chất bẩn và vi sinh ở đoạn cuối thấp, các sinh vật gây bệnh hầu hết đã bị tiêu diệt, do đó nước thải sau khi xử lý trong hồ sinh học có thể thải thẳng ra nguồn tiếp nhận hoặc sử dụng làm nước tưới cây, tưới đường.

Hệ thống xử lý này đảm bảo nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chẩn loại B (TCVN 5945 -1995) trong mọi trường hợp khi hoạt động của bãi rác.

Hình 7. SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC RÒ RỈ CỦA BÃI CHÔN LẤP RÁC.

HỒ SINH HỌC KẾT HỢP LAØM

THOÁNG Nước thải BỂ THU

GOM BỂ UAS B PHÂN HẦM CẦU BỂ CHỨA BỂ PHẢN ỨNG LẮNBỂ G Al2(SO4)3, polyme BÃI RÁC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy hoạch tổng thể hệ thống quản lý chất thải rắn thị xã Bến Tre tỉnh Bến Tre từ nay đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w