- Các vấn đề thực hiệ n: gồm những yêu cầu về luật pháp, các nguồn tài chính, nâng cao ý thức cộng đồng, giáo dục, tập huấn và hợp tác quốc tế.
5.3.5.4. Tính toán bãi chôn lấp rác cho thị xã Bến Tre:
(1). Qui mô bãi chôn lấp:
- Dựa theo phần tính toán ở phụ lục 3,4 ta tính được tổng khối lượng rác dự báo cần thu gom và xử lý cho cả thời gian quy hoạch là:
Mtc = ∑MSh + ∑ MCN
Trong đó:
∑MSh = 1560*365(ngày) = 569.550 tấn ∑MCN = 106,9*300 (ngày) = 32.065 tấn Như vậy, tổng khối lượng rác là :
Mtc = 569.550 + 32.065 = 601.615 ( tấn rác) - Tổng thể tích cần chôn lấp:
V = Mtc/0,8 = 601.615/0,8 = 707.782 (m3)
Tỷ trọng sau khi đầm nén là (0,5 – 0,85): chọn 0,85 (đầm nén tốt).
- Chiều cao bãi chôn lấp: theo các số liệu thống kê sơ bộ về địa chất, thuỷ văn của khu vực bãi rác Phú Hưng có mực nước ngầm tương đối cao ( 1 – 2 m) nên khu vực này không cho phép đào hố sâu, do đó đề xuất phương pháp chôn lấp rác bề mặt. Với yêu cầu về mỹ quan đô thị lớp đất cuối cùng không được cao hơn cảnh quan nhiều, vì thế chọn độ cao tổng thể của bãi chôn lấp là H = 5 m.
- Khu chôn rác sẽ được phân thành từng ô, các ô chôn rác có các đặc điểm sau:
+ Kích thước mỗi ô: Dài x Rộng = 62mx62m = 3.844 (m2) ( Kích thước này chỉ mang tính tương đối ước tính với kích thước điển hình, khi đi vào thiết kế xây dựng có thể điều chỉnh sao cho phù hợp với hình dáng của bãi chôn lấp).
+ Các ô được bố trí 2 bên trục đường trung tâm bãi rác. Trục đường trung tâm là đường vận chuyển rác vào các ô chôn lấp.
- Thể tích rác chôn trong một ô chôn lấp: 3.844 x 5 = 19.220 (m3)
- Số hố cần thiết để chôn lấp rác:
707.782/19.220 = 36,83 ≅ 37 (ô chôn lấp)
- Từ các số liệu trên ta có thể suy ra được diện tích đất cần thiết để xây dựng bãi chôn lấp là:
37 x 3.844 = 142.228 (m2) ≅ 14, 3 (ha). Như vậy:
Diện tích cần thiết phải mở rộng phục vụ cho nhu cầu xử lý rác thị xã đến năm 2020 là : 14,3 – 2,8 (ha đất hiện có) = 11,5 (ha).
- Chất thải chở đến bãi chôn lấp được kiểm tra, phân loại và tiến hành chôn lấp ngay, không để quá 24 giờ. Phải được chôn lấp theo đúng các quy định cho từng loại chất thải tương ứng.
- Sau khi phân ô, tiến hành đắp đê bao xung quanh (ô sắp sử dụng) để nước bên ngoài không chảy tràn vào.
- Sau đó, đầm chặt nền, trải lớp polyme chống thấm, lắp đặt hệ thống thu nước rò rỉ và gia công lớp đất sạn sỏi (đất chứa nhiều cát, sỏi) thoát nước và bảo vệ ống thu nước trước khi chôn rác.
- Hàng ngày, các xe vận chuyển rác vào ô chôn lấp.
- Rác đưa vào ô được san gait thành từng lớp 1 – 1,5 m tuỳ theo khối lượng đưa vào hàng ngày, sau đó phun chế phẩm EM, đầm chặt và phủ lên đó 1 lớp polyme.
- Quá trình chôn lấp diễn ra liên tục, khi chôn lấp lớp dưới đã đều kín thì tiến hành chôn lấp lớp phía trên. Trước khi tiến hành chôn lấp lớp phía trên, lớp polyme phủ bề mặt được gỡ bỏ và tiếp tục sử dụng làm vật liệu phủ cho lớp trên, cần chú ý chỉ gỡ bỏ lớp polyme khi sử dụng chôn lấp rác tại đó trong ngày.
- Các ô chôn lấp phải được phun thuốc diệt côn trùng (không được ở dạng dung dịch). Số lần phun sẽ căn cứ vào mức độ phát triển của côn trùng mà phun cho thích hợp nhằm hạn chế tối đa sự phát triển của chúng.
- Các phương tiện vận chuyển CTR sau khi đổ chất thải vào bãi chôn lấp cần phải được rửa sạch trước khi ra khỏi phạm vi bãi chôn lấp.
Sơ đồ dây chuyền đổ rác được trình bày trong Hình 6.