có hiệu quả các động cơ, mục đích, nhu cầu, lợi ích, định hướng giá trị, hứng thú… của các thành viên trong Êkíp, tạo ra sự kết hợp các quan hệ liên nhân cách một cách tốt đẹp và hài hòa. Theo Peter và Waterman: “những nền tảng của quyền lực gắn với nhau không phải như đối trọng mà như là sự tương trợ lẫn nhau vì mục đích chung”.
Tương hợp tâm lý của Êkíp lãnh đạo về nhu cầu có liên hệ mật thiết đến tương hợp về mặt lợi ích. Lợi ích là biểu hiện của nhu cầu về mặt nhận thức. Thống nhất lợi ích là điều kiện cần thiết đểđảm bảo sự tương hợp của Êkip lãnh đạo.
4.5.3.2. Phối hợp hoạt động của Êkíp lãnh đạo
Khác với hoạt động của các cá nhân là hoạt động độc lập, đơn lẻ, hoạt động của Êkíp là hoạt động nhóm với trình độ phát triển cao, nên giữa các thành viên nhất thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ. Hoạt động của mỗi người không thể tách rời hoạt động của người khác mà phải tạo ra sự hài hòa, khôn khéo, đồng bộ để đạt được thắng lợi cuối cùng. Hiệu quả hoạt động sẽ phụ thuộc mức độ phối hợp giữa các thành viên. Vì vậy, mỗi thành viên trong Êkíp cần phải thống nhất quan điểm làm việc để tránh mọi bất hòa có thể xảy ra trong khi triển khai hành động.
Để có được sự phối hợp hành động tốt, mỗi thành viên trong Êkíp phải tự giác và có tinh thần trách nhiệm cao trong mỗi hành động của mình. Phải nêu cao tinh thần vì tập thể trong quá trình hành động của mỗi thành viên trong Êkíp. Phải coi mỗi cá nhân là một bộ phận hữu cơ không thể thiếu được và chỉnh thể của Êkíp được tạo nên bởi các cá nhân thành viên.
Khi nhấn mạnh đến tinh thần tự giác và ý thức trách nhiệm của mỗi thành viên trong Êkíp lãnh đạo, không được coi nhẹ vai trò của chuẩn mực trong nhóm Êkíp. Đặc biệt các chuẩn mực xác định chức năng, nhiệm vụ của những người lãnh đạo trong Êkíp, phạm vi quyền hạn, trách nhiệm của họ. Chuẩn mực là điều kiện quan trọng để thống nhất hành động của các cá nhân trong Êkíp, là yếu tố cơ bản xác lập ý thức về “cái chúng ta” của mỗi thành viên trong Êkíp lãnh đạo. Chuẩn mực còn là cơ sởđể mỗi người tự đánh giá hành vi và cách ứng xử của mình so với hành vi và cách ứng xử của nhóm − Êkíp.
Một yếu tố có ý nghĩa quan trọng đối với việc phối hợp hành động trong Êkíp là tính kỷ luật của mỗi thành viên, nó có tác dụng tiết chế những hành vi và hoạt động nào
ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ chung của tập thể. Ngoài ra cần chú ý các yếu tố cảm xúc và tâm lý khác trong quá trình phối hợp.
4.5.3.3. Mối quan hệ giữa tương hợp tâm lý và phối hợp hoạt động trong Êkíp lãnh đạo lãnh đạo
Trong quá trình hoạt động của Êkíp, hai yếu tố tương hợp tâm lý và phối hợp hành
101
nhau. Tương hợp là tiền đề, là điều kiện tiên quyết để đi đến phối hợp hành động trong Êkíp lãnh đạo trong quá trình tiến hành hoạt động chung. Vì nếu không có cùng
động cơ, quan điểm, mục đích thì sẽ không thể có sự phối hợp với nhau trong cùng một hoạt động.
Tương hợp tâm lý làm cho phối hợp hành động trở nên chặt chẽ và đồng bộ hơn, dễ
dàng giải quyết các bất đồng, khó khăn nảy sinh trong quá trình triển khai công việc. Mặt khác, thông qua quá trình phối hợp hoạt động mà tương hợp tâm lý giữa các cá nhân được củng cố và phát triển, làm cho các thành viên trong Êkíp ngày càng gắn bó,
đoàn kết với nhau hơn. Có thể xem tương hợp tâm lý là cái tiềm ẩn bên trong, là nền tảng, còn phối hợp hành động là cái biểu hiện bên ngoài, là hình thức của Êkíp lãnh đạo.