Diện tích, cơ cấu sử dụng đất cả nước năm 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thành phố sơn la tỉnh sơn la (Trang 44 - 51)

Quá trình tổ chức thực hiện QHSDĐ cũng là dịp sinh hoạt dân chủ ở cơ sở, nhờ đó mà công dân tham gia cụ thể vào sự nghiệp chung có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích thiết thân của mình, trật tự xã hội được đảm bảo, củng cố lòng tin của nhân dân vào chính quyền, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiệm vụ xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh.

2.3.3. Tình hình lập và thực hiện quy hoạch sử dụng đất tại tỉnh Sơn La

Từ năm 2010 đến nay, trên địa bàn tỉnh Sơn La đã và đang triển khai công tác lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp như sau:

quyết số 12/NQ-CP ngày 09/01/2013; Thực hiện Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2016-2020) tỉnh Sơn La theo Luật Đất đai năm 2013.

- Đối với cấp huyện: Đã phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) của 11/12 huyện, thành phố (01 huyện Vân lập chung với huyện Mộc Châu do thời điểm lập huyện Mộc Châu chưa tách); đã phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm (năm 2015 và năm 2016) của 12/12 huyện, thành phố. Đang triển khai điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, lập kế hoạch sử dụng đất năm 2017 cho 12/12 huyện, thành phố.

- Đối với cấp xã: theo Luật Đất đai năm 2003 lập, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) cấp xã, được 192/204 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất đến ngày 31/12/2015 so với chỉ tiêu giai đoạn (2011-2015) được Chính phủ phê duyệt như sau:

- Nhóm đất nông nghiệp: Chính phủ xét duyệt 7 chỉ tiêu, trong đó có 5/7 chỉ tiêu thực hiện đạt vượt so với chỉ tiêu được duyệt; 2/7 chỉ tiêu chưa đạt chỉ tiêu được duyệt. Cụ thể:

SỐ TT CHỈ TIÊU Diện tích phê duyệt NQ số 12/NQ-CP (ha) Kết quả thực hiện Diện tích thực hiện năm 2015 (ha) So sánh Tăng (+) giảm (-) Tỷ lệ (%) 1 ĐẤT NÔNG NGHIỆP 1.008.333 958.685,6 -49.647,4 95,08 1.1 Đất trồng lúa 36.351 40.135,3 3.784,3 110,41 Tr.đó: Đất chuyên trồng lúa nước 9.974 11.998,0 2.024,0 120,29

1.2 Đất trồng cây lâu năm 59.559 50.200,1 -9.358,9 84,29 1.3 Đất rừng sản xuất 247.174 274.205,4 27.031,4 110,94 1.4 Đất rừng phòng hộ 418.689 265.886,6 -152.802,4 63,50 1.5 Đất rừng đặc dụng 54.778 59.371,3 4.593,3 108,38 1.6 Đất nuôi trồng thuỷ sản 2.436 3.244,3 808,3 133,18

- Nhóm đất phi nông nghiệp: Chính phủ xét duyệt 14 chỉ tiêu, trong đó: có 3 chỉ tiêu thực hiện đạt vượt so với chỉ tiêu được duyệt; có 3 chỉ tiêu đạt trên 90% đến dưới 100%; có 8 chỉ tiêu đạt dưới 90% chỉ tiêu được duyệt. Cụ thể:

SỐ TT CHỈ TIÊU Diện tích phê duyệt NQ số 12/NQ-CP (ha) Kết quả thực hiện Diện tích thực hiện năm 2015 (ha) So sánh Tăng (+) giảm (-) Tỷ lệ (%)

2 ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP 72.096 70.931,8 -1.164,2 98,39

2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 270 244,6 -25,4 90,49 2.2 Đất quốc phòng 4.546 1.647,0 -2.899,0 36,23 2.3 Đất an ninh 574 458,7 -115,3 79,90 2.4 Đất khu công nghiệp 150 114,5 -35,5 76,31 2.5 Đất cho hoạt động khoáng sản 341 361,5 20,5 105,96 2.6 Đất di tích, danh thắng 33 97,7 64,7 291,99 2.7 Đất bãi thải, xử lý chất thải 258 64,8 -193,2 25,14 2.8 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa 2.782 3.174,0 392,0 114,08 2.9 Đất phát triển hạ tầng 19.698 17.415,8 -2.282,2 88,41

Tron g đó:

Đất xây dựng cơ sở văn hóa 98 24,9 -73,1 25,43

Đất xây dựng cơ sở y tế 96 88,3 -7,7 92,43

Đất xây dựng cơ sở GD-ĐT 951 929,9 -21,1 97,78

Đất xây dựng cơ sở TDTT 161 145,1 -15,9 89,97

2.10 Đất ở tại đô thị 1.207 1.110,5 -96,5 92,03

- Đất chưa sử dụng: Thực hiện được 382.731,8/337.015 ha, đạt 113,57% so với kế hoạch đến năm 2015. Nguyên nhân kết quả thực hiện cao hơn so với chỉ tiêu được duyệt 45.716,8 ha do một phần diện tích đất chưa sử dụng đã được quy hoạch khai thác chuyển sang đất trồng cây lâu năm, đất rừng phòng hộ tuy nhiên chưa được thực hiện do chưa đủ nguồn vốn để thực hiện.

- Một số chỉ tiêu khác: Nghị quyết số 12/NQ-CP xét duyệt 03 chỉ tiêu: Đất đô thị, đất khu bảo tồn thiên nhiên và đất khu du lịch. Kết quả thực hiện như sau:

+ Đất đô thị: Thực hiện được 19.567/21.266 ha, đạt 92,01%. Nguyên nhân do diện tích đất đô thị mở rộng tại Phù Yên, Yên Châu, Mường La và mở rộng thành phố Sơn La về Mai Sơn nhưng chưa thực hiện.

+ Đất khu bảo tồn thiên nhiên: Thực hiện được 59.371/54.778 ha, đạt 108,39%. Nguyên nhân do được rà soát, xác định lại và bổ sung diện tích đưa vào quản lý, bảo vệ.

+ Đất khu du lịch: Chỉ tiêu được xét duyệt là 500 ha, tuy nhiên theo Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT chỉ tiêu này không được tổng hợp nên không có cơ sở để đánh giá.

Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được lập đã có hiệu quả tích cực, góp phần đưa công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh tiếp tục đi vào nề nếp, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng, tạo lập cơ sở hành lang giúp cho việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất dần đi vào hệ thống, hạn chế nhiều tình trạng giao, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất tùy tiện, trồng lấn, đặc biệt là kế hoạch sử dụng đất hàng năm đã tạo lập cơ sở khoa học, tin cậy trong việc quản lý, sử dụng đất. Tuy nhiên, công tác lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hiện đang còn một số tồn tại về chất lượng hồ sơ lập chưa cao, việc quản lý và thực hiện theo quy hoạch chưa chặt chẽ, dẫn đến kết quả thực hiện đạt tỷ lệ đồng nhất thấp so với các chỉ tiêu, nhiệm vụ quy hoạch, kế hoạch được duyệt. Một trong những nguyên nhân chính là do nhận thức về tầm quan trọng trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các cấp, các ngành cũng như các tổ chức, cá nhân chưa cao dẫn đến sự quan tâm, vào cuộc để xây dựng các phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn hạn chế, thiếu xót.

PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La Sơn La

- Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, địa hình địa mạo, khí hậu, thủy văn và các tài nguyên.

- Điều kiện kinh tế – xã hội:

+ Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế các ngành theo các giai đoạn + Thực trang phát triển các ngành kinh tế theo các giai đoạn - Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.

3.1.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La

3.1.2.1. Tình hình quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố

- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện;

- Xác định ranh giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính;

- Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất;

- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất;

- Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất;

- Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

- Xây dựng hệ thống thông tin đất đai; - Quản lý tài chính về đất đai và giá đất;

- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; - Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai;

- Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai;

- Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiến nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai

- Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai;

3.1.2.2. Tình hình sử dụng và biến động đất đai thành phố Sơn La

- Hiện trạng sử dụng đất năm 2017 thành phố Sơn La; - Biến động sử dụng đất giai đoạn 2010 – 2017;

3.1.3. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất thành phố Sơn La

3.1.3.1. Khái quát phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020

3.1.3.2. Đánh giá kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất 2011- 2015

- Kết quả thực hiện theo chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất kỳ trước đến 31/12/2015;

- Kết quả thực hiện theo danh mục công trình;

- Đánh giá chung về thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước

3.1.3.3. Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2016 và 2017 thành phố Sơn La

a. Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2016

- Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất năm 2016 so với các tiêu chí đã được duyệt trong kế hoạch sử dụng đất năm 2016;

- Kết quả thực hiện theo danh mục công trình đã được duyệt trong kế hoạch sử dụng đất năm 2016;

- Đánh giá chung kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2016

- Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất năm 2017 so với các tiêu chí đã được duyệt trong kế hoạch sử dụng đất năm 2017;

- Kết quả thực hiện theo danh mục công trình đã được duyệt trong kế hoạch sử dụng đất năm 2017;

 Đánh giá chung kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2017

3.1.3.4. Đánh giá chung tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn thành phố Sơn La

3.1.4. Đề xuất giải pháp tăng cường việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất 3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1. Điều tra thu thập tài liệu, số liệu

- Số liệu thứ cấp: tài liệu bản đồ, thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, hiện trạng sử dụng đất, kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất và các yếu tố khác liên quan đến đề tài được thu thập từ phòng TNMT thành phố.

- Số liệu sơ cấp : Điều tra bổ sung từ thực địa, chụp ảnh minh họa.

3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được, tiến hành phân nhóm, thống kê diện tích các công trình, dự án đã thực hiện theo quy hoạch hoặc chưa thực hiện theo quy hoạch; tổng hợp, so sánh và phân tích các yếu tố tác động đến việc thực hiện phương án QHSDĐ. Các số liệu trên được tổng hợp và xử lý bằng Excel.

- Số liệu không gian được xử lý bằng Microstation, Mapinfo,...

3.2.3. Phương pháp so sánh

Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất được đánh giá thông qua việc so sánh giữa kết quả thực hiện quy hoạch với kế hoạch đề ra khi xây dựng phương án. Các tiêu chí đánh giá gồm:

- Chỉ tiêu sử dụng đất ( tính theo diện tích); - Vị trí quy hoạch (theo không gian);

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ – XÃ HỘI THÀNH PHỐ SƠN LA, TỈNH SƠN LA PHỐ SƠN LA, TỈNH SƠN LA

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Sơn La là đô thị trung tâm của tỉnh Sơn La, hiện được công nhận là đô thị loại III (theo Nghị định số 98/008/NĐ-CP ngày 03/9/2008 của

Chính phủ), nằm cách Hà Nội khoảng 320 km về phía Tây Bắc theo trục Quốc lộ

6. Thành phố Sơn La có tọa độ địa lý: 21015' - 21031' vĩ độ bắc, 103045' - 104000' kinh độ đông.

Phía Bắc giáp huyện Mường La. Phía Đông giáp huyện Mai Sơn. Phía Tây giáp huyện Thuận Châu. Phía Nam giáp huyện Mai Sơn.

Thành phố có 12 đơn vị hành chính bao gồm 5 xã: Chiềng Đen, Chiềng Cọ, Hua La, Chiềng Ngần và Chiềng Xôm; 7 phường: Chiềng Lề, Chiềng An, Tô Hiệu, Quyết Thắng, Quyết Tâm, Chiềng Cơi và Chiềng Sinh.

4.1.1.2. Địa hình địa mạo

Nằm trong vùng có quá trình kaster hoá mạnh, địa hình của thành phố chia cắt phức tạp, núi đá cao xen lẫn đồi, thung lũng, lòng chảo. Một số khu vực tương đối bằng phẳng thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng chỉnh trang đô thị, sản xuất nông nghiệp, tập trung ở trung tâm phường nội thành, các xã Chiềng Ngần, phường Chiềng Sinh và xã Chiềng Xôm. Độ cao trung bình từ 700 - 800 m so với mực nước biển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thành phố sơn la tỉnh sơn la (Trang 44 - 51)