XUẤT MỘT SỐ GIÁI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thành phố sơn la tỉnh sơn la (Trang 112 - 115)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4.XUẤT MỘT SỐ GIÁI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ

DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ SƠN LA

4.4.1. Nâng cao chất lượng phương án quy hoạch sử dụng đất

Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu về sử dụng đất, tiềm năng đất đai và các công cụ phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường khi xây dựng phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Để nâng cao chất lượng quy hoạch sử dụng đất và đưa vào thực hiện có hiệu quả cần có sự tham gia của các cấp, các ban ngành cùng các nhà chuyên gia và người dân. Cần nâng cao vai trò của người dân trong quá trình lập quy hoạch cũng như thực hiện quy hoạch sử dụng đất.

4.4.2. Giải pháp về công tác quản lý

- Tích cực tuyên truyền, vận động để các cơ quan, đơn vị, UBND xã, phường, các tổ chức, mọi người dân hiểu, nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất từ đó tự giác chấp hành và chủ động thực hiện.

- Trên cơ sở kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt thực hiện nghiêm túc việc giao đất, cho thuê đất.

- Bố trí và phân bổ kinh phí kịp thời, đáp ứng yêu cầu về tiến độ đối các công trình, dự án trong kế hoạch sử dụng đất.

- Tổ chức, công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để cho các tổ chức, cá nhân được biết.

- Thực hiện nghiêm túc kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, nhằm đảm bảo tính thống nhất, liên tục trong việc quản lý sử dụng đất theo đúng quy hoạch và quy định của pháp luật.

- Quản lý sử dụng đất theo đúng điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhất là khu vực sẽ chuyển mục đích sử dụng đất. Tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ quy hoạch phát triển đô thị, phát triển cụm công nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Tăng cường công tác phối hợp thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai theo quy hoạch được điều chỉnh nhằm ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, các trường hợp đã được giao đất, cho thuê đất nhưng không sử dụng. Hàng năm tổ chức lập kế hoạch sử dụng đất (năm 2018, 2019, 2020) để làm căn cứ thực hiện giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, đấu giá quyền sử dụng đất phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.

- Các cấp, các ngành trong quá trình quản lý và sử dụng phải nghiêm chỉnh chấp hành Luật Đất đai và các quy định của Nhà nước.

- Giải quyết nhanh, dứt điểm việc bồi thường, hỗ trợ di chuyển, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

4.4.3. Đánh giá khả năng thực hiện công trình, dự án

- Cần đánh giá tính khả thi của phương án quy hoạch sử dụng đất, đồng thời đánh giá khả năng thực hiện các công trình, dự án của các chủ đầu tư để giảm tình trạng “ quy hoạch treo”;

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt. Có biện pháp xử lý cụ thể đối với các trường hợp cố tình chậm triển khai thực hiện hoạch sử dụng đất sai mục đích khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất;

- Quy định về chế độ thông tin, công bố quy hoạch, đảm bảo được tính minh bạch trong việc công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để mọi thành phần kinh tế có thể tham gia vào việc thực hiện các mục tiêu trong quy hoạch;

- Tăng cường sự phối hợp đồng bộ của các cấp, các ngành, các địa phương để thực hiện việc quy hoạch sử dụng đất được tốt nhất;

- Căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất , kế hoạch sử dụng được xét duyệt để điều tra, lập kế hoạch đào tạo, chuyển đổi ngành nghề cho số lao động tại các khu vực sẽ bị thu hồi đất.

4.4.4. Huy động nguồn vốn

- Đa dạng hóa các hình thức thu hút vốn;

- Tăng cường kêu gọi đầu tư của các tổ chức, cá nhân để thực hiện theo các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội có liên quan đến kế hoạch sử dụng đất.

- Ưu tiên đầu tư cho các công trình trọng điểm;

- Tập trung khai thác, huy động các nguồn vốn trong đó có nguồn vốn từ đấu giá quỹ đất, đấu thầu các dự án để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Việc huy động các nguồn thu từ phát triển sản xuất kinh doanh tạo nguồn vốn cho đầu tư phát triển là chiến lược lâu dài và quan trọng. Thực hiện sâu rộng công tác xã hội hóa giáo dục, y tế, văn hóa – thể thao, thu hút các nguồn vốn của các thành phần kinh tế trong đầu tư cho phát triển. Khuyến khích các đơn vị có đủ điều kiện tham gia vào các thị trường chứng khoán, coi đây là hướng quan trọng trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư;

- Tăng cường các nguồn thu từ đất, đặc biệt là dành quy đất thích hợp cho đấu giá để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng và phục vụ công tác quản lý đất đai.

- Xây dựng chính sách tài chính trong quản lý đất đai, coi đây là nguồn thu thường xuyên của ngân sách. Trên cơ sở đó đầu tư một phần trở lại cho ngành Tài nguyên và Môi trường để hiện đại hóa công tác quản lý đất đai.

4.4.5. Về quản lý quy hoạch và truyền thông tin, truyền thông

Cần xây dựng chương trình truyền thông về Tài nguyên và Môi trường trên đài phát thanh và truyền hình nhằm phổ biến kiến thức, pháp luật về đất đai và môi trường để mọi người dân biết và tránh vi phạm pháp luật về đất đai.

Quy định về chế độ thông tin, công bố quy hoạch đảm bảo được tính minh bạch trong việc công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để mọi thành phần kinh tế có thể tham gia vào việc thực hiện các mục tiêu trong quy hoạch.

Tiếp tục hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai trên địa bàn thành phố đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về đất đai trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến Luật đất đai 2013 và các văn bản thi hành Luật Đất đai cho người dân để Luật thực sự đi vào đời sống xã hội, góp phần đưa công tác quản lý nhà nước về đất đai đi vào nề nếp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thành phố sơn la tỉnh sơn la (Trang 112 - 115)