Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi lợn tại xã đông tảo, huyện khoái châu, tỉnh hưng yên (Trang 49 - 53)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Đông Tảo

4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

- Cơ cấu kinh tế:

Xã Đông Tảo có diện tích 5,35 km2 . Tổng dân số đến tháng 12 năm 2017

là: 7.199 khẩu, mật độ dân số đạt 1.345 người/km².

Ngành nghề chủ yếu của nhân dân trong xã là sản xuất nông nghiệp và một số nghề phụ khác như nghề thêu ren, mộc dân dụng, thợ xây tự do, cơ khí nhỏ, sơ chế biến lương thực, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và một số hộ làm dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh.

Bảng 4.1. Cơ cấu kinh tế của xã Đông Tảo

Nông, lâm, ngư nghiệp 66,5%

Công nghiệp, xây dựng 18,2 %

Dịch vụ 15,3 %

Nguồn: UBND xã Đông Tảo (2017) Số liệu ở bảng 4.1 cho thấy: Ước thu từ sản xuất nông, lâm nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, CN-TMDV ước đạt 196,8 tỷ đồng.

+ Tổng giá trị thu từ sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản ước đạt 130,9 tỷ đồng (chiếm 66,5%). Trong đó giá trị thu từ trồng trọt ước đạt 56,9 tỷ đồng; từ cây lâm nghiệp, cây ăn quả đạt 3,8 tỷ đồng (giảm 1 tỷ đồng so với cùng kỳ 2016); từ chăn nuôi ước đạt 48,5 tỷ đồng (giảm 0,9 tỷ đồng so với cùng kỳ); từ nuôi trồng thủ sản ước đạt 19,8 tỷ đồng (giảm 1 tỷ đồng so với cùng kỳ).

+ Tổng số hộ kinh doanh dịch vụ là 240 hộ với tổng doanh thu ước đạt 30,2 tỷ đồng (chiếm 15,3%, tăng 0,2 tỷ đồng so với cùng kỳ), một số lĩnh vực kinh doanh có số thu lớn như kinh doanh thức ăn chăn nuôi, vật liệu xây dựng.

+ Tổng giá trị thu từ sản xuất công nghiệp, xây dựng ước đạt 35,7 tỷ đồng (chiếm 18,2%) trong đó giá trị thu từ nghề xây dựng, lao động mùa vụ, lao động nghề phụ ước đạt 26,5 tỷ đồng.

Bảng 4.2. Dân số, lao động việc làm xã Đông Tảo năm 2017

Chỉ tiêu

Chia theo các thôn

Toàn xã Đông Kim Đông Tảo Đông Đông Tảo Nam Dũng Tiến Số khẩu (người) 1.566 2.805 1.921 907 7.199 Số hộ (hộ) 376 405 274 228 1.283 Tổng số lao động (LĐ) 1.269 1.965 1.344 769 5.347 LĐ nông nghiệp (LĐ) 506 698 537 461 2.202

LĐ phi nông nghiệp (LĐ) 763 1.267 807 446 3.145

Tỷ lệ lao động được đào tạo

(%) 7,6 8,1 4,32 7,2

Tỷ lệ lao động không đào

tạo (%) 92,4 91,9 95,68 92,8

Mật độ dân số (ng/km2) 894 1.870 1.097 863 1.345

Nguồn: UBND xã Đông Tảo (2017) Số liệu ở bảng 4.2 cho thấy: Dân số đông nhất tại thôn Đông Tảo Đông, nơi tập trung tổng số lao động đông nhất. Sự gia tăng của nhân khẩu là sự gia tăng lực lượng lao động, bình quân trong xã năm 2017 là 5.347 người. Trong đó, lao động nông chiếm tỷ lệ (41,1 % năm 2017) và lao động phi nông nghiệp chiếm 58,9 %. Tuy lực lượng lao động lớn nhưng tỉ lệ lao động được qua đào tạo chiếm tỉ lệ rất ít. Điều này cùng với diện tích đất nông nghiệp liên tục giảm đã tạo không ít khó khăn cho kinh tế hộ gia đình phát triển đặc biệt là những gia đình đông nhân khẩu.

- Ngành nông nghiệp:

+ Trồng trọt: Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Tập trung chỉ đạo sản xuất vụ mùa, gắn với vụ đông, duy trì diện tích lúa, mở rộng cây hàng hóa, cây xuất khẩu.

Tổng diện tích gieo trồng là 54,8 ha, trong đó cây lúa chiếm 50,1ha, còn lại là cây công nghiệp, cây hoa màu.

Bảng 4.3. Tình hình phát triển ngành chăn nuôi của xã Đông Tảo, năm 2017

Chỉ tiêu

Chia theo các thôn

Toàn xã Đông

Kim Đông Tảo Đông Đông Tảo Nam Dũng Tiến

Tổng số đàn trâu bò (con) 113 230 106 101 550

Tổng số đàn lợn (con) 1965 915 1627 607 4.814

Tổng đàn gia cầm (con) 35000 44300 24500 41200 145000 Tổng sản lượng thủy sản

(tấn/năm) 43 20,7 39,8 74,5 178

Nguồn: UBND xã Đông Tảo (2017) Tổng đàn lợn 4.814 con, trâu bò 550 con, dê 120 con, gia cầm 145 nghìn con; Diện tích nuôi trồng thủy sản 16,2 ha. Sản lượng 178 tấn/năm;

Tỷ trọng cơ cấu kinh tế chăn nuôi chiếm 76% trong tổng thu nông nghiệp. Kết quả thống kê đến 30/12/2017 toàn xã có 1.431 con lợn nái, chủ yếu nuôi theo quy mô trang trại và hộ gia đình. Các hộ đã đầu tư bài bản làm chuồng kín, công suất lớn, nuôi theo hướng an toàn sinh học

Triển khai tiêm phòng, thực hiện vệ sinh khử trùng tiêu độc môi trường, nhất là các khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao; kiểm soát chặt chẽ các hoạt động buôn bán, vận chuyển, giết mổ gia súc gia cầm trên địa bàn. Chủ động phòng chống dịch cho đàn gia súc và đàn gia cầm, không để dịch bùng pháp, lây lan.

Diện tích nuôi trồng thủy sản 65ha, sản lượng cá: 254 tấn. Sản lượng thịt lợn hơi cuất chuồng 1.250 tấn.

- Sản xuất TTCN- dịch vụ

Tổng thu từ tiểu thủ công nghiệp ước đạt 8 tỷ, số lao động đi làm tại các khu công nghiệp khoảng 300 lao động thường xuyên có thu nhập ổn định từ 2,5 đến 3 triệu đồng/người/tháng.

Hoạt động dịch vụ thương mại cũng vẫn được duy trì, đáp ứng cho nhu cầu phục vụ đời sống dân sinh và sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện cho các hộ nghèo, hội viện thiếu vốn sản xuất và học sinh sinh viên được vay vốn của ngân hàng chính sách năm 2017 là 9,2 tỷ đồng. Do vậy đã tạo điều kiện để phát triển ngành nghề TTCN và hoạt động dịch vụ phát triển.

+ Giao thông

Đường tỉnh lộ 379, 199 có 2,32km chạy qua xã theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, đây là trục giao thông quan trọng nối liền xã với đường cao tốc 5B. Tuy nhiên chiều rộng mặt đường còn hẹp ảnh hưởng không tốt đến lưu thông.

Ngoài ra trên địa bàn xã còn có 0,5km đường liên xã nối tỉnh lộ 199 đi xã Tân Tiến, Tân Châu và một số đường liên thôn bằng bê tông, trải gạch, đường nội đồng còn thiếu chưa thuận lợi cho lưu thông sản phẩm nông nghiệp. Nhìn chung, các tuyến đường trên còn hẹp chất lượng không tốt, chưa đảm bảo giao thông thuận lợi, cần có kế hoạch nâng cấp mặt đường và mở rộng nền đường trong những năm tới.

+ Hệ thống điện

Xã có 4 trạm biến áp tiêu thụ với tổng công suất 970 KVA, hệ thống đường dây hạ thế kéo đến tất cả các thôn, 100% hộ gia đình có điện, chất lượng phục vụ tốt. Giá bán điện đến hộ gia đình trung bình 1.388 đ/KWhs.

+ Cơ sở hạ tầng văn hoá, phúc lợi khác

 Trạm xá: có diện tích đất 3100 m2. Nhà cấp III có 480 m2, đủ diện tích sử dụng, vừa mới được xây dựng xong.

 Khu vui chơi giải trí: Hiện nay cả xã chỉ có một sân vận động 0,8 ha.

Các khu công viên cây xanh, vui chơi giải trí chưa có, cần bổ sung thêm khu vui chơi giải trí hoặc sân vận động trong thời gian tới.

 Các khu dân cư mới: Tập trung chủ yếu ở những điểm giãn dân và đấu

giá trong những năm gần đây, bình quân diện tích mỗi hộ 150m2. Khuôn viên các

hộ loại này nhỏ, không có diện tích vườn, cây xanh.

 Khu dân cư tập trung kiểu làng xóm: Chiếm đa số diện tích dân cư của

xã. Bình quân mỗi hộ từ 150 - 400 m2, một số hộ có diện tích vườn và cây xanh

khá rộng.

Nhìn chung, quỹ đất phát triển khu dân cư hạn chế, những năm gần đây ít được cấp mở rộng nên số hộ có nhu cầu cấp đất ở còn tồn đọng khá lớn (45 hộ). Văn hóa- xã hội

Văn hóa: Toàn xã có 9 di tích lịch sử văn hoá (Đình, Đền, Chùa, Lăng

miếu). Những di tích này luôn được tôn tạo, bảo tồn, khai thác đạt chất lượng tốt với tính chất lành mạnh, có 2 di tích được Nhà nước xếp hạng, 5 di tích được Sở văn hoá xếp hạng; tất cả các thôn đã xây dựng được nếp sống làng văn hoá xây

dựng được hương ước nhằm bảo vệ mối quan hệ xã hội lành mạnh ở nông thôn.

 Thể thao: Phong trào thể dục, thể thao của xã được phát động sâu rộng

dưới nhiều hình thức, nội dung phong phú với các môn: điền kinh, bóng đá, bóng chuyền, vật… Công tác giáo dục thể chất trong trường học được coi trọng, phong trào thể dục thể thao trong lực lượng vũ trang, công nhân viên chức, thanh niên, học sinh được đông đảo người dân tham gia.

 Giáo dục: Sự nghiệp giáo dục và đào tạo của xã ngày càng phát triển,

chất lượng dạy và học từng bước được nâng lên, giữ vững là đơn vị dẫn đầu chất lượng và thành tích bồi dưỡng thi học sinh giỏi các cấp trong toàn huyện. Quy mô, loại hình trường lớp được mở rộng và phát triển đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân. Tỷ lệ huy động số cháu vào nhà trẻ, mẫu giáo trong độ tuổi ngày càng tăng, giữ vững phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Cơ sở vật chất trường học được tăng cường từng bước đáp ứng nhu cầu dạy và học. Xã hội hóa giáo dục có nhiều chuyển biến, bước đầu đã huy động toàn xã hội vào chăm lo, phát triển sự nghiệp giáo dục

 Y tế: Duy trì tốt công tác chăm sóc sức khỏe người dân. Mạng lưới y tế từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi lợn tại xã đông tảo, huyện khoái châu, tỉnh hưng yên (Trang 49 - 53)