Nội dung nghiên cứu:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi lợn tại xã đông tảo, huyện khoái châu, tỉnh hưng yên (Trang 40)

Phần 3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

3.2. Nội dung nghiên cứu:

3.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên

3.2.2. Thực trạng chăn nuôi lợn và phát sinh chất thải tại xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên

3.2.3. Hiện trạng quản lý chất thải và chất lượng môi trường chăn nuôi lợn tại địa bàn xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên

3.2.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải chăn nuôi lợn tại xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên 3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Tài liệu thu thập từ sách, báo, tạp chí khoa học, mạng internet, các đề tài nghiên cứu có liên quan tới khu vực và vấn đề nghiên cứu đã được xuất bản. Tham khảo tài liệu từ một số báo cáo trước từ thư viện khoa Môi trường, thư viện trường Học viện Nông Nghiệp Việt Nam.

Thu thập số liệu thứ cấp từ các công trình nghiên cứu, các báo cáo, bài báo khoa học và các số liệu thống kê sẵn có từ các cơ quan chức năng (Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Hưng yên, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Khoái Châu, phòng tài nguyên và môi trường huyện Khoái Châu, UBND xã Đông Tảo,...) liên quan tới đề tài:

- Các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Đông Tảo. - Tình hình phát triển chăn nuôi lợn của Hưng Yên và khu vực nghiên cứu. - Các nguồn thải chăn nuôi lợn, hiện trạng môi trường nước, tình hình quản lý, xử lý chất thải chăn nuôi lợn trong khu vực nghiên cứu

3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

3.3.2.1. Phương pháp chọn điểm điều tra phỏng vấn bằng phiếu hỏi & nghiên cứu

Phương pháp chọn hộ để nghiên cứu: Để thu thập các thông tin liên quan tới tình hình chăn nuôi, đặc điểm chăn nuôi, quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi lợn trên địa bàn xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu tôi tiến hành chọn các hộ nghiên cứu theo 2 quy mô chăn nuôi: chăn nuôi nhỏ lẻ hộ gia đình và trang trại.

Theo số liệu điều tra 2017, xã Đông Tảo có 250 hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, 20 trang trại. Do vậy:

- Với quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ hộ gia đình, lựa chọn ngẫu nhiên 10 hộ/1thôn (10x4 = 40) để điều tra; với quy mô trang trại, lựa chọn ngẫu nhiên mỗi thôn 5 hộ để phỏng vấn (5x4=20). Như vậy, lựa chọn ngẫu nhiên tổng số 60 hộ để nghiên cứu (trong đó 40 hộ với quy mô nhỏ lẻ hộ gia đình và 20 hộ với quy mô trang trại).

- Về trang trại, tiến hành nghiên cứu 05 trang trại chăn nuôi lợn theo quy mô số đầu lợn đại diện cho 20 trang trại trên địa bàn xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.

- Để thu thập các thông tin về môi trường chăn nuôi và ý kiến đánh giá của người dân về ảnh hưởng của chăn nuôi lợn đến môi trường xung quanh,

chúng tôi phỏng vấn trang trại chăn nuôi và người dân bằng phiếu điều tra với 20 phiếu/trang trại x 5 trang trại = 100 phiếu và 5 phiếu hộ trang trại. Tổng số phiếu điều tra = 105 phiếu.

3.3.3. Phương pháp tính lượng chất thải rắn, lưu lượng nước thải

Đối với chất thải rắn: Đề tài tiến hành điều tra và tham khảo hệ số từ công trình nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu xử lý chất thải trong chăn nuôi lợn nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tận dụng nguồn năng lượng sinh học” của Vũ Đình Tôn và cộng sự với công thức tính lượng chất thải rắn (kg/ngày) như sau:

Tổng lượng chất thải rắn (kg/ngày) = Tổng số lợn (con)* Hệ số phân thải ra (kg/con/ngày).

Đối với lượng chất thải lỏng: Đề tài tiến hành điều tra và tham khảo hệ

số ước tính của Cục Chăn nuôi 0,4 m3/con/ngày (bao gồm cả nước tiểu, nước tắm

rửa cho lợn và nước rửa chuồng trại). Hệ số này phù hợp và sát với tình hình nước thải thực tế của các trang trại chăn nuôi lợn của cả nước nói chung và tỉnh Hưng Yên nói riêng.

3.3.4. Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu

Tiến hành khảo sát thực địa, lấy mẫu để phân tích đánh giá hiện trạng môi trường. Việc lấy mẫu đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định, các mẫu mang tính đại diện cho khu vực lấy mẫu.

Các cơ sở chăn nuôi lợn được lựa chọn lấy mẫu, phân tích môi trường nước thải, chất lượng nước mặt đều là các cơ sở đã đi vào hoạt động trong thời gian khá dài trước đây và nằm ở các thôn khác nhau. Mặt khác các cơ sở đều có quy mô từ nhỏ đến lớn, đại diện cho các loại hình chăn nuôi, công trình xử lý chất thải, biện pháp xử lý chất thải không giống nhau,… Trong một vài năm gần đây, các cơ sở chăn nuôi lợn nêu trên đã nhận được sự quan tâm của các cấp, ban, ngành và nhân dân địa phương liên quan đến việc xử lý chất thải..

+ Lấy mẫu nước thải sau Biogas tại 05 trang trại đại diện trong tổng số 20 trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn xã Đông Tảo.

+ Lấy mẫu nước mặt tại khu vực xung quanh, điểm tiếp nhận nước thải từ các cơ sở chăn nuôi lợn.

tháng 01/2018.

Ta có bảng lý lịch mẫu thể hiện các thông tin chi tiết các mẫu nước phân tích được thể hiện trong bảng 3.1 và 3.2:

Bảng 3.1. Thông tin lấy mẫu nước phân tích

KH Tên cơ sở Địa điểm Quy mô

(con)

NM1 NT1

Trang trại ông

Nguyễn Văn Nguyệt Thôn Dũng Tiến 100-200

NM1 NT1

Trang trại ông

Thân Văn Hùng Thôn Đông Tảo Đông 200-300 NM1

NT1

Trang trại ông

Nguyễn Đức Hiển Thôn Đông Tảo Nam 300-500 NM1

NT1

Trang trại ông

Nguyễn Trung Kiên Thôn Đông Kim >500

NM1 NT1

Trang trại ông

Hoàng Quang Trung Thôn Dũng Tiến <100

Bảng 3.2. Vị trí các điểm lấy mẫu

TT Số hiệu mẫu Tọa độ

X Y

1 Trang trại ông Nguyễn Văn Nguyệt 105.961 20.890

2 Trang trại ông Thân Văn Hùng 105.956 20.893

3 Trại lợn nái siêu nạc ông Nguyễn Đức Hiển 105.951 20.883

4 Trang trại ông Nguyễn Trung Kiên 105.956 20.896

5 Cơ sở Hoàng Quang Trung 105.962 20.887

Phương pháp lấy mẫu, bảo quản mẫu được thực hiện theo các Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) và ISO hiện hành:

Phương pháp lấy mẫu nước: TCVN 6663-1:2011 (ISO 5667-1:2006) – Chất lượng nước – Phần 1: Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu. TCVN 5999-1995 (ISO 5667-10:1992) – Chất lượng nước – Lấy mẫu: Hướng dẫn lấu mẫu nước thải.

Phương pháp bảo quản mẫu: TCVN 6663-3:2008 (ISO 5667-3: 2003) – Chất lượng nước – Lấy mẫu. Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.

Phương pháp phân tích mẫu nước: các thiết bị và phương pháp phân tích

nước trong phòng thí nghiệm được thể hiện trong bảng 3.3. Các chỉ tiêu màu sắc, mùi được đánh giá cảm quan ngay khi lấy mẫu nước. Các chỉ tiêu được phân tích trong phòng thí nghiệm trong 3 ngày.

Bảng 3.3. Chỉ tiêu và phương pháp phân tích mẫu nước

STT Chỉ tiêu Đơn vị Tiêu chuẩn so sánh

Mức,

không lớn hơn Phương pháp

1 Màu sắc

TCVN 08- MT:2015/

BTNMT cột B1

2 Mùi - không mùi Cảm quan

3 pH - 5,5 – 9 TCVN 6492 : 2011 4 COD mg/l 30 TCVN 6491:1999 5 DO ≥ 4 TCVN 5499 : 1995 6 BOD5 15 TCVN 6001-2:2008 7 TSS 50 TCVN 6053 : 1995 8 Amoni 0,5 TCVN 5988 : 1995 9 Nitrat 10 TCVN 6180 : 1996 10 Clorua 600 TCVN 6225-3:2011 11 Photsphat 0,3 TCVN 6200 : 1996 3.3.5. Phương pháp so sánh

Dựa vào kết quả thu thập được từ khảo sát thực tế, ta đem so sánh, phân tích với các tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường hiện hành để đánh giá chất lượng môi trường của các trang trại chăn nuôi thuộc địa bàn nghiên cứu.

- Đối với không khí so sánh theo QCVN 01 - 79:2011/BNNPTNT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: Cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm - Quy trình kiểm tra, đánh giá điều kiện vệ sinh thú y.

- Đối với nước mặt QCVN 08-MT:2015/BTNMT (Cột B): Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, cột B1 dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2.

- Đối với mẫu nước lấy tại trang trại, trước và sau khi được xử lý bằng bể biogas, các chỉ tiêu được so sánh với QCVN 62-MT:2016/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi, cột B quy định các thông số ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi khi xả vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

3.3.6. Phương pháp xử lý số liệu

Dựa vào các tài liệu thu thập, xây dựng các bảng biểu, đồ thị, phân tích kết quả, so sánh với các chỉ tiêu nồng độ cho phép của các chất gây ô nhiễm; đưa ra những nhận định phù hợp, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường theo từng thành phần. Từ đó phân tích nguyên nhân và đưa ra giải pháp phù hợp với khu vực nghiên cứu.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI XÃ ĐÔNG TẢO 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1. Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý

Xã Đông Tảo (tọa độ địa lý: 21°08′5″B 105°95′43″Đ) nằm ở phía bắc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Cách trung tâm huyện 5 km, xã có đường tỉnh lộ 397 chạy qua, hệ thống đường giao thông liên thôn, đường làng ngõ thôn được bê tông hóa. Xã có diện tích mặt nước lớn, nhiều ao, đầm, hồ, có sông Cửu An chảy qua thuận lợi cho nông nghiệp phát triển. Vị trí tiếp giáp gồm:

+ Phía Đông tiếp giáp xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu; + Phía Tây tiếp giáp xã Tân Châu, huyện Khoái Châu; + Phía Nam tiếp giáp xã Đại Hưng, huyện Khoái Châu; + Phía Bắc tiếp giáp xã Hồng Tiến, huyện Khoái Châu.

- Địa hình

Đông Tảo có địa hình khá phức tạp, cao thấp xen kẽ nhau. Vùng ngoài bãi có địa hình bán lòng chảo dốc dần từ dải cao ven bối xuống vùng trũng ven đê. Vùng nội đồng nhìn chung có hướng dốc từ bắc xuống nam và từ tây sang đông.

- Khí hậu

Xã Đông Tảo nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, vùng khí hậu nóng ẩm mưa nhiều và chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Mùa hè nóng ẩm

mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình 28,5oC, ẩm độ trung bình

87,5 %, tổng lượng mưa 1750 mm. Mùa đông ít mưa từ tháng 11 đến tháng 3

năm sau, nhiệt độ trung bình 18,5oC, tổng lượng mưa 255 mm.

Với điều kiện khí hậu như trên nhìn chung tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển trồng trọt và chăn nuôi. Tuy nhiên có những giai đoạn khí hậu thay đổi thất thường, mùa hè nhiệt độ lên cao tới 34oC - 36oC. Ngược lại mùa đông có

ngày nhiệt độ hạ thấp xuống dưới 10oC. Có những năm hết hạn hán kéo dài lại

đến bão lụt xảy ra đã ảnh hưởng xấu đến trồng trọt và chăn nuôi.

- Sông ngòi, thủy văn

Sông Cửu An chảy qua xã Đông Tảo có chiều dài 5,5 km, đoạn sông chảy qua thôn Đông Kim, Đông Tảo Đông, Dũng Tiến nơi có dân cư đông đúc với nhiều hoạt động sản xuất công, nông nghiệp. Vì vậy nó là nơi tiếp nhận nước thải chủ yếu của làng nghề này, sông Cửu An có chiều rộng trung bình khoảng hơn 5 m, sâu khoảng 3 – 5 m.

Xã Đông Tảo có tổng trữ lượng nước mặt trung bình trên địa bàn: 2244,8 triệu m3/năm: ao hồ 2,65 triệu m3/năm, dòng chảy do mưa 11,31 triệu m3/năm,...

Dự báo nhu cầu sử dụng nước đến năm 2020 của toàn xã là 6,79 triệu m3/năm,

thủy văn của xã Đông Tảo đã tạo điều kiện thuận lợi cho khai thác sử dụng nước phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế -xã hội của vùng.

Kênh Tây lấy nước từ các trạm bơm của Văn Giang qua các xã Bình Minh, Dạ Trạch, Hàm Tử, Tứ Dân, Đông Kết, Liên Khê, Chí Tân, Thành Công, Nhuế Dương. Kênh Đông từ Trạm Bơm Như Lân, Long Hưng Văn Giang tưới cho các xã Tân Dân, Ông Đình An Vĩ, TT Khoái Châu, Phùng Hưng Đại Hưng Thuần Hưng. Trong huyện có rất nhiều ao hồ và đầm lớn như : Dạ Trạch, Hàm Tử, Mạn Xuyên (Tứ Dân), Phùng Hưng.

Nước ngầm ở đây vào mùa mưa thường ở mức từ -11 m đến -13 m, mùa khô thường ở mức -20 m đến -30 m. Hiện nay cả xã chỉ còn khoảng 20% số hộ

sử dụng nước giếng khoan, 80% được sử dụng nước sạch từ nhà máy nước thị trấn Thứa phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt.

Trạm bơm được trang bị cho các xã trong huyện như Trạm bơm Đông Kết đặt tại ngã ba 3 xã Tứ Dân, Đông Kết, Tân Châu tưới tiêu cho các xã này, Trạm Kim Ngưu cho TT Khoái Châu và Bình Kiều, riêng xã Phùng Hưng có 7 trạm.

- Tài nguyên khoáng sản

Khoáng sản chính của Đông Tảo chỉ có nguồn cát ven sông Hồng và một số đất sét sản xuất gạch ngói có thể phát triển khai thác phục vụ nhu cầu xây dựng. Theo các tài liệu thăm dò địa chất, tại vùng đồng bằng sông Hồng trong đó có Đông Tảo tồn tại trong lòng đất một mỏ than nâu rất lớn nằm trong lớp trầm tích Nioxen với trữ lượng dự báo hàng trăm tỷ tấn, nhưng ở độ sâu 300 - 1.700m.

-Cảnh quan môi trường

Do đặc điểm địa hình: đồng bằng xen lẫn đồi bát úp với độ dốc không lớn, có những dòng sông chảy uốn khúc và có những hồ, ao nằm rải rác đã tạo nên cho Đông Tảo một cảnh quan thiên nhiên đẹp. Sông Cửu An chảy uốn quanh từ Bắc xuống Nam, hồ Đông Tảo, Tây Tiến mênh mông nằm ngay trong vùng phát triển công nghệ trên địa bàn xã.

Đường cao tốc 5B, tỉnh lộ 379, 199,... chạy qua địa bàn xã tạo nhiều thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội nhưng mật độ xe cơ giới hoạt động ngày một tăng cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường. Mật độ phương tiện giao thông hoạt động với mật độ dày gây tiếng ồn, khí thải. Các tuyến đường đang được thi công nâng cấp và mở rộng, các cụm, điểm công nghiệp đang san lấp, xây dựng... tạo ra nhiều khói bụi làm cho không khí bị ô nhiễm.

Các khu dân cư sống tập trung với mật độ cao, lượng rác thải sinh hoạt nhiều mà không được thu gom và xử lý. Các hồ ao trong khu dân cư hiện nay bị san lấp nhiều ảnh hưởng đến việc tiêu thoát nước. Bởi vậy vấn đề ô nhiễm môi trường tại khu dân cư đang xuất hiện và ngày càng nặng thêm.

Các làng nghề phát triển chủ yếu do tự phát, cơ sở sản xuất xen lẫn trong khu dân cư, thực chất là sản xuất tại đất ở của gia đình. Rác thải và phế liệu trong sản xuất chưa được tập kết và xử lý đúng phương pháp. Tại một số làng nghề đã xây dựng hệ thống cấp nước sạch tập trung phục vụ sinh hoạt của nhân dân.

Tại các điểm tiểu thủ công nghiệp, làng nghề được quy hoạch và xây dựng tập trung, vấn đề môi trường được quan tâm hơn, từng bước hoàn thiện

hệ thống thu gom, xử lý rác và nước thải. Trong sản xuất trồng trọt, người nông dân còn sử dụng nhiều thuốc trừ sâu, bệnh và các chế phẩm hoá học cũng gây tác động không nhỏ đến môi trường.

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

- Cơ cấu kinh tế:

Xã Đông Tảo có diện tích 5,35 km2 . Tổng dân số đến tháng 12 năm 2017

là: 7.199 khẩu, mật độ dân số đạt 1.345 người/km².

Ngành nghề chủ yếu của nhân dân trong xã là sản xuất nông nghiệp và một số nghề phụ khác như nghề thêu ren, mộc dân dụng, thợ xây tự do, cơ khí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi lợn tại xã đông tảo, huyện khoái châu, tỉnh hưng yên (Trang 40)