Hiện trạng môi trường tại cụm công nghiệp Già Khê

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác quản lý môi trường tại cụm công nghiệp già khê xã tiên hưng huyện lục nam tỉnh bắc giang (Trang 55)

4.2.1. Hiện trạng nước thải

Nước thải phát sinh từ các nguồn:

- Nước mưa chảy tràn: Nước mưa trong CCN sẽ cuốn theo đất, cát, các chất rắn hòa tan hoặc không hòa tan như nguyên liệu rơi vãi, bụi lắng, dầu mỡ…

- Nước thải sinh hoạt: Sinh ra từ quá trình ăn uống, tắm rửa, vệ sinh cá nhân của cán bộ công nhân ở các nhà máy. Nước thải sinh hoạt chứa rất nhiều thành phần vô cơ, và vi khuẩn như: SS, TDS, BOD, COD, N tổng, P tổng, Coliform…

- Nước thải sản xuất: Sinh ra từ hoạt động của xí nghiệp, nhà máy, vệ sinh phân xưởng, làm mát thiết bị. Thành phần nước thải tại CCN Già Khê chủ yếu bao gồm BOD, COD, chất rắn lơ lửng, Sunfua, N tổng, P tổng, dầu mỡ…

Nước thải sinh hoạt phát sinh từ quá trình sinh hoạt của cán bộ, công nhân trong CCN, gồm nước thải từ khu nhà bếp, căng tin, khu tắm, khu vệ sinh,… nước thải sinh hoạt thường có nồng độ các chất hữu cơ dễ phân hủy cao và nhiều loại vi sinh vật có khả năng gây bệnh. Sự ô nhiễm do các chất hữu cơ sẽ dẫn đến suy giảm nồng độ oxy hoà tan trong nước do vi sinh vật sử dụng oxy hoà tan để phân huỷ chất hữu cơ. Oxy hoà tan giảm sẽ khiến cho các loài thuỷ sinh trong thủy vực thiếu oxy để sinh sống. Ngoài ra, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng phú dưỡng nguồn nước.

Nước thải sản xuất trong CCN Già Khê, nước thải sản xuất được tạo ra từ các công đoạn khác nhau. Nước thải sản xuất nhìn chung có tính chất khá đa dạng và phụ thuộc vào loại hình sản xuất, trình độ thiết bị và máy móc công nghệ.

Dưới đây lần lượt xem xét tính chất nước thải của từng ngành công nghiệp có tính chất đặc thù giống nhau và khả năng gây ra ô nhiễm của chúng.

- Ngành sản xuất nhựa, giấy và sản phẩm bao bì

Hiện có 03 doanh nghiệp trong CCN đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nhựa, giấy và sản phẩm bao bì là Công ty TNHH Khải Thừa Việt Nam, Công ty TNHH Khải Thần Việt Nam và Nhà máy sản xuất giấy KRAFT

Nước thải của ngành này phát sinh chủ yếu từ: + Nước làm mát máy móc, thiết bị

+ Nước rửa bề mặt sản phẩm

Những thông số cần quan tâm đến ngành công nghiệp này là: phenol, dầu mỡ, amoniac, xianua,… Lượng chất thải này nếu không được xử lý khi thải ra môi trường sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái thủy sinh và thực vật thủy sinh cũng như gây ảnh hưởng đến tính chất hóa học của nước như làm cạn kiệt oxy hòa tan, tăng độ pH và tăng độc tính amoniac…

Nước thải từ ngành này chủ yếu là ô nhiễm về mặt hóa học, chủ yếu chứa các chất hoạt động bề mặt, axit béo, chất phụ gia, chất tăng hoạt động tẩy rửa, tác nhân tẩy trắng, muối khoáng, căn lơ lửng,... Nguồn nước thải này chủ yếu phát sinh chủ yếu từ quá trình rửa thiết bị và đường ống vào cuối ca hay do việc thay đổi sản phẩm trong quá trình sản xuất. Do vậy mà nước thải có độ biến động lớn về thành phần, lưu lượng, nồng độ các chất ô nhiễm và tính chất nước thải, sản xuất phụ thuộc vào tình hình và đặc điểm hoạt động sản xuất của nhà máy.

Tải lượng, thành phần nước thải

Đối với nước thải sản xuất Ban quản lý CCN Già Khê đều yêu cầu các doanh nghiệp phải xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn theo loại B của QCVN 40:2011/BTNMT: Tiêu chuẩn về nước thải công nghiệp trước khi xả vào hệ thống thoát nước thải chung.

Bảng 4.5. Hiện trạng nước thải tại các nhà máy trong CCN Già Khê

TT Nhà máy Lĩnh vực sản xuất Lưu lượng thải (m3/ng.đ) Lưu lượng thải nước thải

sinh hoạt (m3/ng.đ) Lưu lượng thải sản xuất (m3/ng.đ) 1 Công ty TNHH Khải Thừa

Việt Nam Nhựa, các sản phẩm bao bì nhựa…

446 96 350

2 Công ty TNHH Khải Thần Việt Nam 234,5 34,5 200 3 Nhà máy sản xuất giấy KRAFT Giấy 62,4 2,4 60

4 Tổng cộng 742,9 132,9 610

Nguồn: Kết quả điều tra (2017) Chất lượng môi trường nước tại một số doanh nghiệp trong CCN

a. Nước thải công nghiệp

Dưới đây là kết quả phân tích môi trường nước tại một số doanh nghiệp trong CCN vào tháng 06/2017 và tháng 12/2017. Kết quả được đem so sánh với QCVN 40:2011/BTNMT loại B, quy chuẩn quốc gia về nước thải công nghiệp.

Bảng 4.6. Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại điểm xả thải ra cống thải chung tại một số doanh nghiệp TT Chỉ tiêu ĐV Tháng 06/2017 Tháng 12/2017 40:2011/BTNMT (B) QCVN NT01 NT02 NT03 NT01 NT02 NT03 1 pH - 5 6,8 6,47 6,1 6,5 7,2 5,5 - 9 2 TSS mg/l 58 108 62 57 49 61 100 3 COD mg/l 120 109 223 94 106 97 150 4 BOD5 mg/l 40 64 32 35,6 42 25 50 5 Ntổng mg/l 51 38 22,5 31 22,5 16,02 40 6 Ptổng mg/l 5,6 3,1 2,3 5,32 1,54 1,67 6 7 NO3- mg/l 9,1 2,3 1,54 9,53 5,14 1,52 10 8 Mn mg/l 0,024 <0,01 0,02 0,007 Kph Kph 1 9 Fe mg/l 0,043 0,034 0,48 0,6 Kph 0,42 5 10 Cd mg/l 0,0082 Kph Kph 0,001 Kph Kph 0,1 11 Pb mg/l 0,0037 Kph Kph 0,0055 Kph Kph 0,5 12 Cu mg/l 0,09 Kph Kph 0,062 Kph Kph 2 13 Cr(VI) mg/l 0,0051 Kph Kph 0,0032 Kph Kph 0,1 14 As mg/l Kph Kph Kph Kph Kph Kph 0,1 15 Hg mg/l Kph Kph Kph Kph Kph Kph 0,01 16 Ni mg/l 0,0012 <0,01 Kph Kph Kph Kph 0,5 17 Dầu mỡ khoáng mg/l 4 6 0,87 1,54 5,52 2 10 18 Coliform 100ml MPN/ 3300 2300 2100 4100 2100 1900 5000

Ghi chú:(-) không qui định;Kph: Không phát hiện.

NT01: Lấy tại cống tập trung nước thải sau xử lý của Công ty TNHH Khải Thừa Việt Nam NT02: Lấy tại cống tập trung nước thải sau xử lý của Công ty TNHH Khải Thần Việt Nam NT03: Lấy tại cống tập trung nước thải sau xử lý của Nhà máy sản xuất giấy KRAFT

Điều kiện thời tiết tại thời điểm lấy mẫu: Trời nắng, gió nhẹ, nhiệt độ giao động 26-28oC.

Trong thời gian lấy mẫu hoạt động sản xuất của các Công ty diễn ra bình thường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua bảng kết quả phân tích ta thấy mẫu nước tại một số doanh nghiệp của CCN đem so sánh với QCVN 40:2011/BTNMT, quy chuẩn quốc gia về nước thải công nghiệp áp dụng loại B ta thấy:

- Với mẫu nước thải của Công ty TNHH Khải Thừa Việt Nam đợt tháng 06/2017 có 2 chỉ tiêu không đạt chuẩn đó là pH thấp hơn từ 1,1 đến 1,8 lần, N tổng số cao hơn 1,3 lần. Đợt quan trắc tháng 12/2017 đều nằm trong giới hạn cho phép

- Mẫu nước thải của Công ty TNHH Khải Thần Việt Nam với đợt quan trắc tháng 06/2017 có 2 chỉ tiêu không đạt chuẩn đó là TSS vượt quá tiêu chuẩn 1,08 lần, BOD5 cao hơn 1,28 lần. Đợt quan trắc tháng 12/2017 các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép.

- Mẫu nước thải Nhà máy sản xuất giấy KRAFT đợt tháng 06/2017 có 1 chỉ tiêu TSS cao hơn tiêu chuẩn cho phép 1,48 lần. Đợt tháng 12/2017 cũng đều nằm trong giới hạn cho phép.

Kết quả phân tích của 2 đợt có khác nhau rõ rệt như vậy bởi vì sau khi có kết quả phân tích đợt tháng 06/2017 nước thải của 3 doanh nghiệp có một số chỉ tiêu vượt quá tiêu chuẩn cho phép của QCVN 40:2011/BTNMT loại B, điều này đã vi phạm cam kết xả nước thải ra cống thải chung của CCN. Ban quản lý đã tiến hành lập biên bản và nhắc nhở các doanh nghiệp trên phải tuân thủ quy định xả thải của ban quản lý. Điều này dẫn đến kết quả quan trắc đợt 2 tháng 12/2017 các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép, do các doanh nghiệp đã chấp hành tốt quy định về việc xử lý nước thải trước khi xả ra cống thải chung của CCN.

b. Nước mặt xung quanh CCN

Nguồn nước thải của CCN sau khi được qua trạm xử lý nước thải của từng đơn vị được xả thải theo hệ thống kênh mương quanh CCN sau đó đổ ra sông Lục Nam, nằm ở phía Tây của CCN.

Bảng 4.7 thể hiện kết quả phân tích mẫu nước mương tại điểm tiếp nhận nước thải từ trạm xử lý nước thải (NM01) và mẫu nước mặt tại điểm cách xa nguồn thải 300m (NM02).

Bảng 4.7. Kết quả phân tích mẫu nước mặt TT Các chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN 08-MT: 2015/BTNMT (B1) Tháng 06/2017 Tháng 12/2017 NM01 NM02 NM01 NM02 1 pH - 6,5 6,9 6,6 6,9 5,5 – 9 2 DO mg/l 4,3 5,2 6,7 6,8 ≥4 3 TSS mg/l 50,9 59 47 42 50 4 COD mg/l 24 31 28 31 30 5 BOD5 mg/l 18,2 24 16 23 15 6 N-NO3- mg/l 2,54 1,98 4,21 4,44 10 7 P-PO43- mg/l 0,26 0,265 0,088 0,089 0,3 8 CN- mg/l 0,002 0,003 Kph Kph 0,02 9 As mg/l 0,004 0,044 Kph Kph 0,05 10 Pb mg/l 0,006 0,011 Kph Kph 0,05 11 Fe mg/l 0,3 0,56 0,121 0,122 1,5 12 Hg mg/l 0,0004 0,0009 Kph Kph 0,001 13 Cr(VI) mg/l 0,009 0,003 Kph Kph 0,04 14 Tổng dầu mỡ mg/l 0,6 0,8 0,4 0,6 0,1 15 Coliform MPN/100ml 7.300 9.000 6700 6800 7.500

Nguồn: Kết quả phân tích mẫu (2017)

Ghi chú:

NM01: Lấy tại cửa xả, nằm ở mương trước cổng chính Cụm công nghiệp

NM02: Mẫu nước mương cách cổng chính Cụm công nghiệp 300m

Điều kiện thời tiết tại thời điểm lấy mẫu:

+ Ngày 19/06/2017: Trời nắng, gió nhẹ, nhiệt độ giao động 26-28oC + Ngày 17/12/2017: Trời mát, nhiệt độ giao động 21-24oC

QCVN 08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt, áp dụng mức B1 (Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2).

- Từ kết quả phân tích chất lượng nước mặt so sánh với QCVN 08- MT:2015/BTNMT, áp dụng mức B1 tại bảng trên cho thấy:

* Đợt quan trắc tháng 06/2017:

+ Với mẫu nước mặt tại điểm xả thải ở cổng chính CCN, có 3 chỉ tiêu không đạt chuẩn cho phép đó là TSS, BOD5, tổng dầu mỡ với TSS cao hơn 1,02 lần, BOD5 cao hơn 1,21 lần, tổng dầu mỡ cao hơn gấp 3 lần

+ Với mẫu nước mương cách điểm xả thải 300m, có 05 chỉ tiêu không đạt tiêu chuẩn cho phép đó là TSS, COD, BOD5, tổng dầu mỡ và Coliforms với TSS cao hơn 1,18 lần, COD cao hơn 1,03 lần, BOD5 cao hơn 1,6 lần, tổng dầu mỡ cao hơn 8 lần, Coliform cao hơn 1,2 lần.

* Đợt quan trắc tháng 12/2017

Hàm lượng chất ô nhiễm trong cả 2 mẫu nước mặt có xu hướng giảm nhưng vẫn có số chỉ tiêu không đạt chuẩn cho phép cụ thể là:

+ Với mẫu nước mặt tại điểm xả thải ở cổng chính CCN có 2 chỉ tiêu không đạt chuẩn đó là BOD5 và tổng dầu mỡ, với BOD5 cao hơn 1,06 lần, tổng dầu mỡ cao hơn 4 lần.

+ Với mẫu nước mặt NM02 có 3 chỉ tiêu không đạt chuần đó là BOD5, COD và tổng dầu mỡ với BOD5 cao hơn 1,53 lần, COD cao hơn 1,03 lần, tổng dầu mỡ cao hơn 6 lần

Trong khi kết quả phân tích chất lượng nước thải đầu ra của các đơn vị sau khi thải ra ngoài môi trường theo hệ thống thoát nước thải chung của CCN các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 40:2011/BTNMT loại B và có thể nhận thấy mặc dù thời điểm lấy mẫu phân tích lưu lượng nước lưu thông trên các dòng chảy lớn hơn các thời điểm khác, khả năng tự làm sạch của dòng tăng lên nhưng vẫn thấy được sự ô nhiễm trên mương, nơi tiếp nhận dòng chảy của nước thải sau xử lý của CCN Già Khê.

Theo phản ánh của người dân xung quanh rằng nước mương quanh CCN đã bị ô nhiễm, gây mất mỹ quan và ảnh hưởng đến con người và môi trường, có

thời điểm đen kịt, bốc mùi xú uế,... Như vậy có thể đặt ra giả thiết môi trường nước mặt tại CCN đã phải thường xuyên tiếp nhận nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý không triệt để dẫn đến hiện tượng như trên. Hệ thống mương quanh CCN cũng là nơi tiếp nhận nước thải sinh hoạt của khu dân cư gần đó, nên nguồn nước cũng có thể bị ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt của người dân chưa qua xử lý.

4.2.2. Chất thải rắn của các doanh nghiệp 4.2.2.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn 4.2.2.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn

Chắt thải rắn sinh ra từ CCN Già Khê do 3 nguồn thải chính sau: - Chất thải rắn công nghiệp

- Chất thải rắn từ các hệ thống xử lý nước thải, khí thải (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chất thải rắn sinh hoạt do các hoạt động của công nhân và dịch vụ.

* Chất thải rắn công nghiệp: sinh ra từ các hoạt động sản xuất của các nhà máy trong Cụm công nghiệp. Thành phần chất thải rắn phụ thuộc vào từng loại hình công nghệ sản xuất, bao gồm:

- Chất thải rắn vô cơ: Chất thải rắn có tính acid và kiềm sinh ra từ các quá trình xử lý bề mặt kim loại. Các chất thải rắn nhóm này thường độc hại do tính chất ăn mòn cao. Bùn thải có chứa kim loại nặng độc hại (As, Cd, Pb, Hg, Ni, Zn, Cu...) sinh ra từ nhiều ngành công nghiệp.

- Chất thải rắn có chứa dầu: Sinh ra từ quá trình gia công, sửa các loại máy móc, động cơ mô tô máy bơm, máy phát,...

- Chất thải rắn chứa hóa chất vô cơ: Dung môi chứa dẫn xuất halogen sinh ra từ các quá trình làm sạch bề mặt kim loại, rửa sạch dầu từ các máy móc thiết bị công nghiệp. Các chất thải loại này độc hại do và có độ bền tương đối cao trong môi trường.

- Chất thải chứa sơn và keo sinh ra từ các công nghệ sản xuất sử dụng sơn và phun sơn nhựa. Các chất thải loại này có chứa dung môi, các chất polyme và kim loại nặng gây ô nhiễm môi trường.

* Chất thải rắn sinh hoạt: phát sinh từ hoạt động của cán bộ, công nhân viên trong cụm công nghiệp bao gồm nylon, giấy vụn, thủy tinh, vỏ đồ hộp, vỏ nước uống...

* Cặn bùn từ trạm xử lý nước thải, khí thải: chứa các chất lơ lửng trong nước và chất keo tụ. Thành phần bùn tùy thuộc vào loại nước thải, có loại không

độc hại nhưng cũng không thể dùng lại được, có loại độc hại. Do đó, phần chất thải này sẽ được xử lý một cách thích hợp.

Do tính chất đặc thù của chất thải rắn không giống với khí thải hay nước thải nên sự lan truyền không tức thời nhanh chóng. Tuy nhiên, sự ô nhiễm lan truyền gián tiếp qua đường không khí và nước cũng không kém phần nghiêm trọng thậm chí rất nguy hiểm, nhất là đối với chất thải nguy hại. Chất thải rắn công nghiệp ảnh hưởng trực tiếp làm phá hoại môi trường đất, làm ô nhiễm nguồn nước ngầm, nước mặt, phá hoại môi trường vi sinh vật khi không có biện pháp quản lý thích đáng.

4.2.2.2. Lượng phát sinh và thành phần chất thải rắn

Theo thực tế tình hình sản xuất của các nhà máy trong cụm công nghiệp Già Khê thì lượng phát sinh chất thải rắn ước tính như sau:

Bảng 4.8. Lượng phát sinh và thành phần chất thải rắn Tên doanh

nghiệp

Tải lượng

Chất thải sản xuất Chất thải sinh hoạt Chất thải nguy hại Bùn thải từ nhà máy xử lý nước

Nhà máy Nhựa Khải Thần Việt Nam -Bao bì các loại: 15 tấn/năm -Sản phẩm hỏng, bavia,

nhựa rơi vãi: 2.800 tấn/năm

-Vụn nhựa, sợi nhựa: 5

tấn/năm

-Kim loại thừa, xỉ hàn: 0,4

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác quản lý môi trường tại cụm công nghiệp già khê xã tiên hưng huyện lục nam tỉnh bắc giang (Trang 55)