Giải pháp quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác quản lý môi trường tại cụm công nghiệp già khê xã tiên hưng huyện lục nam tỉnh bắc giang (Trang 79 - 80)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.4. Đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý môi trường tại cụm công

4.4.1. Giải pháp quản lý

- Phân cấp trách nhiệm rõ ràng, cụ thể:

Ban quản lý CCN được các bộ ban ngành khác ủy quyền để trở thành một chủ thể đầy đủ, có quyền và chịu trách nhiệm trong việc thực hiện quản lý môi trường bên trong CCN và triển khai các quy định bảo vệ môi trường liên quan. Ngoài ra có nhiệm vụ: kiểm tra, xác nhận kết quả chạy thử các công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kĩ thuật CCN; các dự án, cơ sở sản xuất kinh doanh đầu tư và CCN trước khi đi vào hoạt động chính thức, tiếp nhận và giải quyết các tranh chấp, kiến nghị về môi trường...

Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng quản lý nhà nước về môi trường tại địa phương, chịu trách nhiệm: Xây dựng, trình bày ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý môi trường CCN; thẩm định, tổ chức thu phí bảo vệ môi trường, lập báo cáo kiểm soát môi trường qua các năm; phối hợp và hỗ trợ BQL các CCN thực hiện các nhiệm vụ do BQL là chủ trì thực hiện.

Đối với Ban quản lý khai thác CCN Già Khê – chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật CCN phải thực hiện đầy đủ các cam kết trong CK BVMT của CCN; xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường CCN, vận hành và đảm bảo hoạt động của hệ thống xử lý chất thải CCN, tham gia ứng phó các sự cố môi trường... Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành thanh tra, kiểm tra thực hiện chương trình giám sát chất lượng môi trường với tần suất 2 lần/năm và liên tục cập nhật những quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường mới. Có báo cáo hiện trạng môi trường cụm công nghiệp hằng năm.

- Tăng cường công cụ pháp lý, công cụ kinh tế:

Ban quản lý Cụm công nghiệp và Sở Tài Nguyên và Môi trường Bắc Giang cần thường xuyên kiểm tra và có những biện pháp cứng rắn, xử lý nghiêm minh đối với những nhà máy, xí nghiệp xả thải không thực hiện theo đúng các cam kết về bảo vệ môi trường trong báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường đã được phê duyệt, xác nhận; không xây dựng, vận hành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khi thực

hiện dự án; để xảy ra những sự cố gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Cương quyết tạm đình chỉ hoạt động nếu doanh nghiệp để tình trạng ô nhiễm kéo dài.

- Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát:

Tổ chức các đợt thanh, kiểm tra định kỳ và đột xuất các cơ sở sản xuất trong CCN với sự tham gia của các bên có trách nhiệm quản lý nhà nước về môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường, phòng Tài nguyên môi trường huyện, Ban quản lý các CCN) kết hợp hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và kiên quyết xử lý đối với nhứng hành vi cố tình vi phạm pháp luật về môi trường.

Mỗi CCN đều có quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đồng bộ về giao thông, cấp thoát nước…đặc biệt là các công trình bảo vệ môi trường và phân khu chức năng hợp lý, lựa chọn cơ cấu đầu tư trong các CCN theo hướng khuyến khích phát triển, sử dụng tiết kiệm tài nguyên, phát sinh ít chất thải.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác quản lý môi trường tại cụm công nghiệp già khê xã tiên hưng huyện lục nam tỉnh bắc giang (Trang 79 - 80)