Chất thải rắn công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác quản lý môi trường tại cụm công nghiệp già khê xã tiên hưng huyện lục nam tỉnh bắc giang (Trang 29 - 33)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

1.3. Hiện trạng môi trường các KCN, CCN ở Việt Nam

1.3.3. Chất thải rắn công nghiệp

thải rắn và chất thải nguy hại. Thành phần, khối lượng chất thải rắn phát sinh tại mỗi KCN tùy thuộc vào loại hình công nghiệp đầu tư, quy mô đầu tư và công xuất của các cơ sở công nghiệp trong KCN.

1.3.3.1. Nguồn gốc phát sinh

Sự hình thành chất thải rắn là quy luật tất yếu của sản xuất. Chất thải rắn có thể sinh ra trong bất cứ giai đoạn nào của qua trình sản xuất và tiêu thụ hàng hóa. Nguyên nhân cụ thể của sự gia tăng chất thải rắn rất đa dạng. Trong đó, có những nguyên nhân có thể được khắc phục một cách dễ dàng và nhanh chóng, nhưng cũng có nhiều nguyên nhân để khắc phục cần có thời gian và chi phí lớn.

Sự phân loại chất thải rắn có thể theo ngành sản xuất như chất thải ngành hóa chất, luyện kim, nhiên liệu…, hoặc theo nhóm sản xuất cụ thể như chất thải rắn của ngành sản xuất axit sunphuaric, soda, axit foctoric). Tuy nhiên, do tính đa dạng của chất thải và thành phần rất khác nhau, ngay cả với chất thải có cùng tên, nên chưa thể có sự phân loại chính xác và trong trường hợp cụ thể phải tìm phương án xử lý riêng biệt. Mặc dù, các phương pháp được ứng dụng là giống nhau trong công nghệ chế biến vật liệu (Lê Huy Bá, 2004).

Nguồn gốc của chất thải rắn công nghiệp là từ các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất trong cả nước. Nó sinh ra trong quá trình sản xuất, là các phế thải dư thừa. Các nghành sản xuất khác nhau thì sinh ra lượng chất thải khác nhau, thành phần và tính chất của chất thải cũng khác nhau. Nguồn phát sinh chủ yếu chất thải công nghiệp bao gồm:

+ Các quá trình sản xuất công nghiệp, bao gồm từ các công đoạn chế biến và gia công nguyên - vật liệu cho đến giai đoạn sản xuất và đóng gói hoàn thiện sản phẩm;

+ Các nhà máy nhiệt điện;

+ Quá trình cung cấp nhiên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất; + Quá trình chuyển đổi công nghệ.

1.3.3.2. Đặc trưng, thành phần của chất thải rắn công nghiệp

Chất thải rắn công nghiệp là các sản phẩm dư thừa và được loại bỏ phát sinh trong quá trình sản xuất công nghiệp và hoàn thiện sản phẩm. Chúng đa dạng theo thành phần và tính chất hóa lí, được đặc trưng bởi giá trị sử dụng và theo bản chất tự nhiên là tài nguyên thứ cấp, mà việc sử dụng trong sản xuất hàng hóa yêu cầu một số công đoạn bổ sung xác định với mục đích tạo cho chúng các

tính chất cần thiết. Chất thải công nghiệp thường được phân chia thành 2 loại: không nguy hại và nguy hại. Chất thải rắn công nghiệp sinh ra trong nhà máy có những đặc điểm thuận lợi trong việc quản lý chất thải là:

- Nguồn thải tập trung nằm ngay trong nhà máy;

- Cơ sở sàn xuất có trách nhiệm, có nhân viên thu gom tại nhà máy; - Có dụng cụ chứa chuyên dùng được nhà máy đầu tư;

- Chi phí cho xử lý và quản lý chất thải được hạch toán và nằm trong giá thành của sản phẩm;

- Đã có luật môi trường, quy chế về quản lý chất thải nguy hại.

Tuy nhiên, chất thải rắn công nghiệp có đặc điểm là có tính độc hại cao hơn rác sinh hoạt. Do đó, chúng cần được kiểm soát chặt chẽ theo quy định.

Bảng 2.3. Thành phần trung bình các chất trong chất thải rắn của một số KCN phía Nam

Vật liệu Tỷ lệ %

Kim loại 4-9

Thủy tinh <0,5

Cao su, da, giả da 3-7

Plastic các loại <1

Gỗ vụn, mạt cưa 15-25

Vải giẻ <1

Các loại bao bì 2-4

Sơn keo, hóa chất, dung môi 1-5

Các loại rác hữu cơ 30-40

Bã vôi, gạch đá, cát 4-8

Tro xỉ 10-15

Bùn khô từ xử lý nước thải 8-17

Rác điện tử 0,1-1

Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường KCN (2009)

Qua khảo sát một số KCN cho thấy, trong thành phần chất thải rắn của KCN tỷ lệ chất thải nguy hại thường chiếm dưới 20% nếu được phân loại tốt, trong đó tỷ lệ các chất có thể tái chế hay tái sử dụng cũng khá cao (kim loại, hóa

chất…) và những thành phần có nhiệt trị cao không nhiều (sơn, cao su…). Tuy nhiên trên thực tế cũng cần lưu ý vì nhiều KCN mới (nhất là ngành điện tử), tỷ lệ chất thải nguy hại có thể cao hơn 20%.

Thành phần chất thải rắn ở các KCN phụ thuộc rất nhiều vào loại hình của các cơ sở công nghiệp trong KCN. Nó không chỉ thay đổi theo loại hình sản xuất mà còn thay đổi theo giai đoạn phát triển của KCN. Trong giai đoạn xây dựng KCN, chất thải rắn chủ yếu là phế thải xây dựng. Thành phần chính là đất, đá, gạch, xi măng, sắt thép hư hỏng, bao bì và phế thải xây dựng. Trong giai đoạn KCN đã đi vào hoạt động, phế thải xây dựng, mặc dù phát sinh không nhiều vẫn được thu gom với chất thải công nghiệp.

1.3.3.3. Lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh

Tổng lượng chất thải rắn trung bình của cả nước đã tăng từ 22.440 tấn/ngày (năm 2011) lên khoảng 30.000 tấn/ngày (năm 2015), trong đó lượng chất thải rắn từ hoạt động công nghiệp cũng có xu hướng ra tăng, phần lớn tập trung tại các KCN ở vùng KTTĐ Bắc bộ và vùng KTTĐ phía Nam. Trong những năm gần đây, cùng với sự mở rộng của các KCN, lượng chất thải rắn từ các KCN đã tăng đáng kể, trong đó lượng chất thải nguy hại gia tăng với mức độ khá cao.

Theo số liệu tính toán, chất thải rắn phát sinh từ các KCN phía Nam chiếm trọng lớn nhất so với các vùng khác trong toàn quốc, lên tới gần 3.000 tấn/ngày. Lượng chất thải nguy hại phát sinh ở vùng KTTĐ phía Nam nhiều gấp 3 lần lượng chất thải nguy hại phát sinh ở vùng KTTĐ phía Bắc Bộ và nhiều gấp khoảng 20 lần lượng chất thải nguy hại phát sinh ở vùng KTTĐ miền Trung.

Phần lớn chất thải nguy hại được phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp. Tổng lượng chất thải nguy hại do công ty Môi trường đô thị URENCO Hà Nội thu gom trong 1 tháng (của năm 2009) khoảng 2.700 tấn/tháng, trong đó chất thải nguy hại có nguồn gốc từ các hoạt động sản xuất công nghiệp (dầu thải, dung môi, bùn thải, dung dịch tẩy rửa, bao bì hóa chất, giẻ dầu, pin acquy, thùng phi…) đã là 2.100 tấn/tháng. Điều đó chứng tỏ tỷ lệ chất thải nguy hại phát sinh từ sản xuất công nghiệp (các ngành điện tử, sản xuất hóa chất, lắp ráp thiết bị cao cấp…) cao hơn nhiều so với các ngành lĩnh vực khác (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2010).

1.3.3.4. Thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý chất thải rắn công nghiệp

Tuy nhiên rất ít KCN triển khai hạng mục này. Điều này đã khiến cho công tác quản lý chất thải rắn ở các KCN gặp không ít khó khăn.

Việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại từ các KCN của các doanh nghiệp đã được cung cấp giấy phép hành nghề vẫn còn nhiều vấn đề. Nhiều doanh nghiệp có chức năng thu gom và xử lý chất thải nguy hại đã triển khai các hoạt động tái chế thu lại tài nguyên có giá trị sử dụng từ những chất thải này. Mục tiêu của những hoạt động tái chế này có thể là thu hồi nhiệt từ các chất thải có nhiệt trị cao, thu hồi kim loại màu (Ni, Cu, Pb, …) nhựa, dầu thải, dung môi, một số hóa chất… tuy nhiên do công nghệ chưa hoàn chỉnh, trong một số trường hợp là chưa phù hợp, nên hiệu quả thu hồi và tái chế chưa cao, có trường hợp gây ô nhiễm thứ cấp, đặc biệt đối với dầu và dung môi. Nghiêm trọng hơn là một số doanh nghiệp không thực hiện xử lý chất thải nguy hại mà sau khi thu gom lại đổ lẫn với chất thải rắn thông thường hoặc nén lút đổ xả ra môi trường.

Hiện nay, chất thải nguy hại tại các KCN chưa được quản lý chặt chẽ do các quy định liên quan chưa cụ thể. Nhiều cơ sở chưa tiến hành phân loại, không có kho lưu giữ tạm thời theo quy định và chỉ một phần chất thải nguy hại được các đơn vị có chức năng xử lý. Rất nhiều chất thải nguy hại được trộn lẫn với chất thải sinh hoạt, thậm chí đổ ngay tại nhà máy, gây ô nhiễm môi trường.

Bên cạnh đó, có một thực tế trong việc quản lý chất thải rắn là trong một số trường hợp, chất thải rắn phát sinh trong quá trình sản xuất có tỷ lệ chất thải nguy hại rất ít (nước thải lẫn dầu mỡ, giẻ lau nhiễm dầu, bóng đèn huỳnh quang, pin, bình ắc quy, …) nên nhiều nhà máy thường để lẫn với rác thải sinh hoạt, nếu có phân loại với khối lượng nhỏ không đủ để hợp đồng với đơn vị có chức năng xử lý chất thải nguy hại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác quản lý môi trường tại cụm công nghiệp già khê xã tiên hưng huyện lục nam tỉnh bắc giang (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)