Thực trạng phát sinh chất thải nguy hại tại KCN Trảng Bàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải nguy hại tại khu công nghiệp trảng bàng huyện tràng bảng tỉnh tây ninh (Trang 64 - 87)

Với loại hình ngành nghề đa dạng, mỗi năm KCN Trảng Bàng phát sinh khoảng 500 tấn/năm trong đó 200 tấn/năm là của 19 doanh nghiệp sản xuất (tập trung chủ yếu ở các loại hình sản xuất như: may mặc, dệt sợi, cơ khí), 300 tấn/năm là của Công ty CP Môi Trường Xanh Việt Nam. Nếu không được thu gom, xử lý sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất của doanh nghiệp, người lao động và đời sống của nhân dân.

Khối lượng CTNH năm 2015 của 20 doanh nghiệp trong KCN Trảng Bàng được thể hiện chi tiết các bảng sau:

Phòng đại diện KCN Ban Quản lý Khu kinh tế Tây Ninh

Phòng quản lý đầu tư Phòng quản lý DN

Công ty Phát triển hạ tầng KCN Tây Ninh

Các doanh nghiệp trong KCN Văn phòng Phòng quản lý lao động Phòng quy hoạch và môi trường

Bảng 4.2. Lượng CTNH phát sinh của các doanh nghiệp may mặc, dệt nhuộm năm 2015

STT Tên doanh nghiệp

Lượng CTNH phát sinh (kg/năm)

Thành phần CTNH

1 Công ty TNHH B.HEIM VINA 205 Giẻ lau, gang tay có chứa thành

phần nguy hại; bóng đèn huỳnh quang thải, các loại dầu thải, hộp mựa in thải, pin ác quy thải, linh kiện điện tử.

2 Công ty TNHH D&F Việt Nam 316 3 Công ty TNHH Jung Kwang 231,5 4 Công ty TNHH Li-Yuen Garment 126 5 Công ty TNHH Konvia Fashion 235

6 Công ty TNHH JinWon Việt Nam 140.240 Giẻ lau, gang tay có chứa TPNH;

bóng đèn huỳnh quang thải; bùn thải; kim gãy, các loại dầu thải, hộp mựa in thải, pin ác quy thải, linh kiện điện tử, bao bì đựng hóa chất: phẩm màu, hồ vải, NaOH, Na2S2O4, CH3COOH, H2O2, Na2SO4, …

7 Công ty TNHH CPĐT dệt Phước Thinh 7.488 8 Công ty TNHH dệt may Hoa Sen 22.475 9 Công ty dệt may Thành Công 606,4 10 Công ty TNHH may mặc Lang Ham 12.498 11 Công ty TNHH keumho Việt Nam 3.570 12 Tổng 187.990,9

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016) Bảng 4.3. Lượng CTNH phát sinh của các doanh nghiệp sản xuất từ

nhựa Plastic năm 2015

STT Tên doanh nghiệp phát sinh (kg/năm) Lượng CTNH Thành phần CTNH

1

Công ty TNHH nhựa Tấn Thành (Bao bì, chai lọ, thùng,…)

95,5

Giẻ lau, gang tay có chứa TPNH; bóng đèn huỳnh quang thải, hộp mựa in, dầu động cơ, hộp số và bôi trơn tổng hợp thải, bao bì, thùng phuy đựng hóa chất.

2

Công ty TNHH nhựa Đông Phương (sản xuất bao bì)

210

3 Tổng 305,5

Bảng 4.4. Lượng CTNH phát sinh của các doanh nghiệp ngành cơ khí năm 2015

STT Tên doanh nghiệp

Lượng CTNH phát sinh (kg/năm)

Thành phần CTNH

1

Công ty TNHH cơ giới Trọng Nguyên (chế tạo khuôn săm lốp xe

bằng sắt, thép…) 1.098

Giẻ lau, găng tay có chứa thành phần nguy hại; bóng đèn huỳnh quang thải; mực in thải; dầu thải, thùng phuy hóa chất thải.

2

Công ty TNHH Heavy Hitter (dụng cụ cầm tay: kìm, tua vit, cưa, lưỡi cưa, kéo, bulong, oc vit…)

554

Dầu thải, bụi sắt, bùn thải, giẻ lau, bao bì mềm thải, thùng sơn, Pin, ắc quy chì thải, bao bì cứng thải bằng nhựa, kim loại, bóng đèn huỳnh quang, vật liệu mài, axit thải.

3

Công ty TNHH Phú Cơ (sản xuất sản phẩm bằng kim loại: can thùng xô bằng kim loại, đinh, dây cáp kim loại cách điện, xích, lò xo…)

3.155

4

Công ty TNHH CN Dũ Phong (sản xuất máy móc: máy nén, máy bơm,

tua bin, hộp số…) 633

5

Công ty TNHH Tăng Hưng (sản xuất thiết bị điện: chuông điện, còi báo động, nam châm điện, chuông điện, vật cách điện)

1.318

6 Tổng 6.758

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016) Bảng 4.5. Lượng CTNH phát sinh của doanh nghiệp chế biến gỗ và

sản phẩm từ gỗ năm 2015

STT Tên doanh nghiệp

Lượng CTNH phát sinh (kg/năm) Thành phần CTNH 1 Công ty TNHH chế biến gỗ Triều Sơn (Đồ dùng gia đình nấu bếp

bằng gỗ, mắc áo, …) 189

Bao bì, thùng sơn, hộp mực in, vỏ hộp keo, bóng đèn huỳnh quang, giẻ lau có chứa thành phần nguy hại, giấy nhám, đầu mẩu gỗ, mùn cưa, vỏ bào dính sơn bị thải bỏ trong quá trình sơ chế nguyên liệu.

Bảng 4.6. Lượng CTNH phát sinh của công ty CP Môi trường Xanh Việt Nam năm 2015

STT Tên doanh nghiệp Lượng CTNH phát sinh (kg/năm)

Thành phần CTNH

1 Công ty CP Môi trường Xanh Việt Nam 279.238

Giẻ lau nhiễm TPNH, tro xỉ phát sinh tại lò đốt, bùn thải phát sinh từ HT XLNT, bóng đèn huỳnh quang, hộp mực in, Pin, ắc quy Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016) Qua số liệu các bảng trên cho thấy lượng CTNH phát sinh trong năm 2015 tại KCN Trảng Bàng tương đối lớn, ngành phát sinh chủ yếu là ngành dệt nhuộm, cơ khí và xử lý CTNH. Do đó, nếu không được thu gom, xử lý đúng quy định thì sẽ tác động lớn đến sức khỏe con người.

4.2.1.1. Ngành may mặc, dệt nhuộm

Ngành may mặc, dệt nhuộm phát sinh CTNH lớn nhất trong 19 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tại KCN. Khối lượng phát sinh là 187.990,9 kg/năm, trong đó ngành dệt nhuộm phát sinh khối lượng CTNH chủ yếu: 186.877,4 kg/năm với các thành phần chủ yếu: bùn thải, giẻ lau nhiễm dầu, bao bì, thùng phuy hóa chất nhuộm, tẩy, trợ nhuộm.

Ngành dệt nhuộm sử dụng hóa chất chủ yếu ở công đoạn nhuộm, công dụng của các hóa chất trong quá trình dệt nhuộm như:

Xử lý bề mặt sợi vải làm tăng khả năng hấp thụ và giữ màu.

Tẩy trắng sợi và vải.

Trợ giúp quá trình khuếch tán màu vào trong các lỗ xốp của sợi và vải.

Nhuộm

Thuốc nhuộm vải có các loại: trực tiếp, lưu hóa, hoạt tính, hoàn nguyên… Công thức các thuốc nhuộm hầu hết đều là chất hữu cơ mạch vòng phức tạp. Ví dụ: thuốc nhuộm trực tiếp benzidine có 4 vòng benzen, loại lưu hóa thuộc loại anilin…Các thuốc nhuộm hầu hết đều sử dụng dung môi. Dung môi làm tăng khả năng khuếch tán của thuốc nhuộm trong môi trường nghĩa là khả năng gây độc tăng.

4.2.1.2. Ngành cơ khí

Ngành cơ khí với các loại hình sản xuất: sản xuất sản phẩm từ kim loại, đúc sắt thép, gia công dụng cụ cầm tay, phụ tùng xe…phát sinh 6.458 kg/năm CTNH bao gồm: Dầu thải; giẻ lau; bụi sắt; phoi kim loại, bao bì cứng thải nhiễm thành phần nguy hại; bóng đèn huỳnh quang thải; axit H3PO4 thải, bùn thải.

Ngành cơ khí sử dụng hóa chất trong công đoạn xử lý bề mặt kim loại và mạ. Công đoạn mạ sử dụng rất nhiều hóa chất dạng muối kim loại có độc tính cao như: CrO3, CdCl2, MnCl2, ZnCl2, NaCN. Nước thải từ khâu xử lý bề mặt nói

chung và khâu mạ có kim loại như Cr, Ni, Zn, Cd và các độc tố khác như CN-,

dầu khoáng và độ acid, độ kiềm cao…khi không có sự phân dòng tốt thì sự kết hợp giữa hai dòng thải chứa cyanua và acid sẽ tạo nên khí HCN bay vào không khí gây tác động trực tiếp đến sức khỏe người lao động.

4.2.1.3. Ngành dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH

Công ty cổ phần Môi trường Xanh Việt Nam là công ty chuyên xử lý tiêu hủy chất thải công nghiệp và CTNH lớn nhất tại tỉnh Tây Ninh và được Tổng Cục Môi Trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép hành nghề quản lý CTNH lần đầu vào ngày 14/10/2009 (Mã số QLCTNH: 5-6-7-8.005.VX).

Với công nghệ và trang thiết bị hiện đại công ty có năng lực xử lý CTNH khoảng 23.090 tấn/năm. Thời gian vừa qua, Công ty đã ký hợp đồng thu gom và xử lý rác thải công nghiệp và các loại CTNH như: giẻ lau nhiễm dầu, bóng đèn huỳnh quang, mùn da, bụi da, cặn sơn, bùn thải, dầu thải, bụi chứa TPNH, bao bì nhiễm TPNH…... Hợp đồng được thực hiện với một số công ty nằm trong KCN Trảng Bàng, Khu chế xuất Linh Trung III, địa bàn tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Thành Phố Hồ Chí Minh, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Bến Tre, Cần Thơ, Vĩnh Long, Nha Trang (Công ty CP Môi Trường Xanh Việt Nam, 2016).

Trong quá trình hoạt động, công ty có phát sinh CTNH phát sinh khối lượng CTNH khoảng 300 tấn/năm với các thành phần CTNH chủ yếu là bùn thải, tro xỉ từ lò đốt. Tất cả CTNH phát sinh trong quá trình hoạt động đều được công ty tự xử lý.

Bảng 4.7. Thống kê khối lượng CTNH phát sinh trung bình 1 tháng tại Công ty CP Môi Trường Xanh Việt Nam

STT Tên chất thải Trạng thái Khối lượng (kg/tháng)

1 Giẻ lau nhiễm TPNH Rắn 100

2 Tro xỉ phát sinh tại lò đốt Rắn 20.000

3 Bùn thải phát sinh từ HT XLNT Lỏng sệt 3.000

4 Bóng đèn huỳnh quang Rắn 2

5 Hộp mực in Rắn 5

6 Pin, ắc quy Rắn 3

Tổng 23.110

Nguồn: Công ty CP Môi Trường Xanh Việt Nam (2016) 4.2.2. Thực trạng công tác quản lý chất thải nguy hại tại KCN Trảng Bàng

Công tác quản lý CTNH của các doanh nghiệp tại KCN Trảng Bảng ngày càng có tiến bộ, hầu hết các doanh nghiệp đã có ý thức, trách nhiệm hơn trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý CTNH. Tuy nhiên vẫn còn 1 số doanh nghiệp chưa thực hiện tốt công tác quản lý CTNH như: việc phân loại, lưu giữ, báo cáo tình hình phát sinh CTNH…chưa được thực hiện đúng quy định. Quy trình quản lý CTNH của các doanh nghiệp trong KCN Trảng Bàng được thực

hiện chung như sau:

Hình 4.3. Quy trình quản lý CTNH tại các doanh nghiệp Kho chứa CTNH

CTNH phát sinh

Hợp đồng với đơn vị có chức năng

Thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH Phân loại

4.2.2.1. Thực trạng công tác quản lý CTNH tại các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tại KCN Trảng Bàng

Công tác quản lý CTNH của các doanh nghiệp trong KCN về cơ bản đã thực hiên theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý CTNH. Tuy nhiên vẫn còn một số doanh nghiệp chưa thực hiện tốt như phân loại thu gom chưa hiệu quả, vẫn còn hiện tượng để lẫn các CTNH với nhau, CTNH để rải rác trên nền sản xuất. Khu lưu giữ thì sàn nhà thấp, chưa phân ô tách riêng từng CTNH, không có gờ chống tràn đối với chất thải lỏng. Cán bộ phụ trách môi trường kiêm nhiệm...

Sau đây là bảng đánh giá tổng hợp công tác quản lý CTNH của 19 doanh nghiệp sản xuất theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT.

Bảng 4.8. Tổng hợp công tác quản lý CTNH của 19 doanh nghiệp sản xuất theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT

STT Tên doanh nghiệp Phân loại thu gom

Khu lưu giữ

Chuyển giao xử lý Cán bộ phụ trách môi trường Mặt sàn Mái che Biện pháp cách ly Thiết bị PCCC Biển báo Chuyên ngành

môi trường Kiêm nhiệm 1 Công ty TNHH dệt

may hoa sen x x x x x x

x (Công ty MTX VN) x 2 Công ty TNHH may mặc Lang Ham x x x x x x x (Công ty MTX VN) x 3 Công ty TNHH

Keumho Việt Nam x x x x x x

x

(Công ty MTX VN) x

4 Công ty TNHH

D&F Việt Nam x x x x x x

5 Công ty TNHH

Jung Kwang x x x x x (hành chính)

6 Công ty TNHH Li

Yuen Garment x x x x x x x

7 Công ty TNHH

Konvia Fashion x x x x (kế toán)

STT Tên doanh nghiệp Phân loại thu gom

Khu lưu giữ

Chuyển giao xử lý Cán bộ phụ trách môi trường Mặt sàn Mái che Biện pháp cách ly Thiết bị PCCC Biển báo Chuyên ngành

môi trường Kiêm nhiệm

JinWon Việt Nam (Công ty MTX VN)

9 Công ty TNHH CPĐT dệt Phước Thinh x x x x x x (Công ty MTX VN) x 10 Công ty TNHH B.HEIM VINA x x x x x x (phiên dịch viên) 11 Công ty dệt may Thành Công x x x x x x (Công ty MTX VN) x 12 Công ty TNHH chế

biến gỗ Triều Sơn x x x x (kế toán)

13 Công ty TNHH

nhựa Tấn Thành x x x x (hành chính)

14 Công ty TNHH

nhựa Đông Phương x x x x x x

15 Công ty TNHH cơ giới Trọng Nguyên x x x x x x x (Công ty MTX VN) x 16 Công ty TNHH Heavy Hitter x x x x x x x (Công ty MTX VN) x

STT Tên doanh nghiệp Phân loại thu gom

Khu lưu giữ

Chuyển giao xử lý Cán bộ phụ trách môi trường Mặt sàn Mái che Biện pháp cách ly Thiết bị PCCC Biển báo Chuyên ngành

môi trường Kiêm nhiệm 17 Công ty TNHH CN Dũ Phong x x x x (Công ty MTX VN) x (kế toán) 18 Công ty TNHH Phú Cơ x x x x x x x Công ty TNHH Thành Lập x 19 Công ty TNHH Tăng Hưng x x x x x x x Công ty TNHH Thành Lập x

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2016)

Ghi chú: dấu “x” nghĩa là có

Tên đầy đủ của Công ty TNHH Thành Lập là Công ty TNHH Thương mại và Xử lý môi trường Thành Lập Tên đầy đủ của Công ty MTX VN: Công ty CP Môi Trường Xanh Việt Nam

a. Công tác phân loại, thu gom

Công tác phân loại CTNH của 19 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong KCN Trảng Bàng được thực hiện theo phụ lục 1 của Thông tư 36/2015/TT- BTNMT.

Tại các cơ sở có phát sinh CTNH, do được Sở Tài nguyên và Môi trường và Ban Quản lý KCN tập huấn, hướng dẫn thực hiện quy định về quản lý CTNH nên cơ bản các cơ sở thực hiện công tác phân loại, thu gom tương đối tốt. Tại các khu vực sản xuất thường bố trí các thùng lưu trữ CTNH tạm thời, CTNH khi phát sinh tại khu vực sản xuất được thu gom trực tiếp vào các thùng lưu trữ tạm thời, tùy theo quy định của các Công ty các thùng chứa CTNH sẽ được vận chuyển về khu lưu giữ tập trung CTNH trong thời gian nhất định (thường vào cuối giờ làm hoặc giờ giao ca đối với doanh nghiệp hoạt động 24/24). Các doanh nghiệp đều thành lập một tổ thu gom, phân loại CTNH, tùy theo quy mô sản xuất mà số lượng công nhân khác nhau, số lượng khoảng 5-10 người. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng bố trí cán bộ phụ trách kho lưu giữ CTNH để chỉ đạo phân loại, sắp xếp CTNH và đóng mở kho nhằm mục đích kiểm soát không phát tán CTNH ra môi trường xung quanh.

Hình thức thu gom chung hiện nay tại 19 doanh nghiệp sản xuất:

- Bước 1: Thu gom CTNH phát sinh ở các thùng đựng riêng từng loại CTNH tại khu sản xuất theo quy định hiện hành

- Bước 2: Dùng các xe chuyên dụng và lực lượng công nhân thu gom CTNH ở các thùng chứa CTNH có sẵn trong khu sản xuất chuyển về khu lưu giữ CTNH. CTNH vẫn được tách riêng từng loại khi chuyển về khu lưu giữ.

- Bước 3: CTNH được lưu giữ, bảo quản tại khu lưu giữ CTNH theo đúng quy định cho đến khi đơn vị xử lý CTNH đến thu gom

Theo kết quả điều tra thì có 4/19 doanh nghiệp chưa thực hiện nghiêm túc công tác phân loại, vẫn còn xảy ra tình trạng để lẫn các loại chất thải với nhau, CTNH chưa được thu gom triệt để, CTNH rải rác trên nền nhà khu sản xuất, thường xảy ra với CTNH là giẻ lau dính dầu thải, bao bì mềm nhiễm CTNH. Nguyên nhân là do cán bộ phụ trách môi trường kiêm nhiệm nên không có chuyên môn về môi trường, nắm chưa sâu quy định về quản lý CTNH dẫn đến

chưa nhận thức được sự nguy hiểm do tương tác của các CTNH với nhau. Ngoài ra, chủ doanh nghiệp chưa chú trọng tới công tác môi trường và tận dụng một thiết bị để chứa nhiều loại CTNH với nhau.

04 doanh nghiệp chưa thực hiện tốt công tác phân loại, thu gom:

-Công ty dệt may thành công: Giẻ lau nhiễm dầu, hóa chất chưa được thu gom để trên nền nhà khu sản xuất. Chất thải thông thường như: Thùng carton, hộp chai nhựa để trong kho lưu giữ CTNH.

-Công ty chế biến gỗ Triều Sơn: Vỏ hộp keo, giẻ lau, giấy nhám để lẫn

nhau trong thùng lưu giữ tạm thời. Giẻ lau chưa được thu gom triệt để.

-Công ty TNHH Nhựa Tấn Thành: Giẻ lau, bóng đèn huỳnh quang để lẫn

nhau trong thùng lưu giữ tạm thời.

-Công ty TNHH CN Dũ Phong: Giẻ lau, bóng đèn huỳnh quang để lẫn nhau trong thùng lưu giữ tạm thời. Thùng đựng axit, không được xếp ngay ngắn, có thùng để nắp cắm xuống đất.

b. Lưu giữ CTNH

Theo khảo sát, điều tra thì 100% doanh nghiệp đã xây dựng kho chứa CTNH theo phần A, phụ lục 2 của Thông tư 36/2015/TT-BTNMT quy định về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải nguy hại tại khu công nghiệp trảng bàng huyện tràng bảng tỉnh tây ninh (Trang 64 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)