4.3.4.1. Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
Căn cứ như kết quả điều tra, khảo sát có 8/19 doanh nghiệp mới dừng lại ở việc thu gom, lưu giữ tại kho do số lượng CTNH phát sinh ít cũng như chưa tìm được đơn vị xử lý thích hợp. Tuy nhiên tại khoản 5, Điều 7 của Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 04 năm 2015 của Chính phủ quy định về quản lý chất thải và phế liệu thì việc lưu trữ CTNH được quy định như sau: Chủ nguồn thải CTNH có trách nhiệm định kỳ 06 tháng báo cáo về việc lưu trữ CTNH tại cơ sở phát sinh với Sở Tài nguyên và Môi trường bằng văn bản riêng hoặc kết hợp trong báo cáo quản lý CTNH định kỳ khi chưa chuyển giao được trong các
trường hợp sau: a/ Chưa có phương án vận chuyển, xử lý khả thi. b/ Chưa tìm được chủ xử lý CTNH phù hợp. Do đó, đề nghị 08 doanh nghiệp chưa chuyển giao CTNH cho đơn vị xử lý thì phải báo cáo tình hình lưu giữ CTNH cho cơ quan quản lý đúng quy định và nhanh chóng chuyển giao cho chủ xử lý CTNH để tránh nguy cơ phát tán chất thải ra ngoài môi trường. Đồng thời, các công ty này nên tìm kiếm hợp tác với các công ty có tính chất CTNH tương tự để cùng thuê đơn vị xử lý. Ví dụ như Công ty TNHH D&F Việt Nam và Công ty TNHH Konvia Fashion đều là 02 công ty ngành may mặc nên có thể hợp tác với nhau thuê đơn vị xử lý CTNH.
Theo quy định tại Điều 12, Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Quản lý CTNH: Các cơ sở phát sinh CTNH với khối lượng 600 kg/năm trở lên phải đăng ký chủ nguồn thải CTNH để được cơ quan có thẩm quyền cấp và quản lý. Hiện nay, KCN có Công ty dệt may Thành Công có khối lượng lớn hơn 600kg/năm (606,4 kg/năm) nhưng chưa đăng kí chủ nguồn thải với cơ quan có thẩm quyền. Do đó, công ty này cần nhanh chóng làm thủ tục đăng ký Sổ chủ nguồn thải với Sở Tài nguyên và Môi trường để hoàn thiện hồ sơ môi trường theo đúng quy định.
4.3.4.2. Công ty CP Môi trường Xanh Việt Nam
Hiện nay, công ty không chỉ xử lý CTNH cho các công ty trong KCN, trong tỉnh Tây Ninh mà còn các thành phố, khu vực khác. Chính vì vậy, vào cuối năm lượng CTNH nhiều, công ty không xử lý kịp nên xảy ra tình trạng tồn đọng, kho lưu trữ bề bộn. Do đó, công ty cần có kế hoạch phân loại, lưu giữ hợp lý để tránh tình trạng đổ tràn, rò rỉ CTNH ra môi trường xung quanh.
Một số biện pháp khắc phục tồn tại trên như sau: - Mở rộng thêm kho lưu chứa
- Tuyển thêm công nhân để quá trình phân loại được nhanh hơn - Đào tạo cho công nhân thành tạo trong quá trình phân loại, xử lý
- Lên kế hoạch xử lý CTNH phù hợp như tăng cường xử lý từ 1 ca lên 2
ca, đầu tư thêm thiết bị, hệ thống xử lý…
Đối với chất lượng nước thải sau xử lý có chỉ tiêu BOD5 vượt chuẩn cho phép 1,06 lần (QCVN 40:2011/BTNMT Cột B). Do đó, công ty có biện pháp khắc phục, cải tạo HT XLNT để các chỉ tiêu đạt chuẩn cho phép và nước thải sau khi xử lý đi vào HT XLNT tập trung của KCN sẽ không ảnh hưởng tới chất lượng đầu ra của KCN.
Kế hoạch để cải tạo hệ thống xử lý nước thải: - Chuẩn bị kinh phí để thực hiện cải tạo
- Làm công văn xin phép cơ quản chủ quản về việc cải tạo - Lựa chọn công nghệ xử lý tiến tiên để xử lý đạt BOD5 - Lựa chọn nhà thầu thực hiện công trình