Hiện nay, KCN có 06 doanh nghiệp có cán bộ phụ trách môi trường mang tính chất kiêm nhiệm (cán bộ phụ trách hành chính, kế toán hay phiên dịch viên), do đó nắm chưa sâu các quy định về BVMT, đặc biệt là quy định về quản lý CTNH. Dẫn đến công tác quản lý CTNH chưa được quan tâm đầu tư đúng mức và chưa thực hiên đúng quy định của pháp luật. Đề xuất thành lập các phòng môi trường có cán bộ đúng chuyên ngành môi trường hay đầu tư tuyển dụng cán bộ chuyên ngành công nghệ môi trường, kỹ thuật môi trường, quản lý môi trường hoặc yêu cầu cán bộ đảm nhiệm công việc liên quan tới môi trường phải được đào tạo kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ về công tác quản lý môi trường nói chung và công tác quản lý CTNH nói riêng.
Ngoài ra, các cơ quan quản lý cần có các giải pháp hỗ trợ để nâng cao kiến thức quản lý CTNH của các cán bộ, công nhân trong KCN như:
- Tăng cường công tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ về quản lý CTNH
cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý CTNH tại các doanh nghiệp trong KCN.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thực hiện những chương trình tăng cường nhận thức cho công nhân tại các doanh nghiệp về tác động của CTNH đến con người và môi trường.
- Nâng cao ý thức, trách nhiệm cho các cán bộ quản lý CTNH tại Công ty
CP Môi Trường Xanh Việt Nam. Đảm bảo các hệ thống xử lý CTNH được hoạt động tốt, các chỉ tiêu đạt chuẩn cho phép.
Bên cạnh đó, cần có sự liên kết chặt chẽ giữa Ban quản lý KCN Trảng Bảng, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong KCN và Công ty CP Môi Trường Xanh Việt Nam để công tác quản lý CTNH tại KCN Trảng Bàng được thực hiện tốt hơn.
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện, đề tài đã rút ra được một số kết luận như sau:
1. KCN Trảng Bàng thuộc xã An Tịnh, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Hiện nay, KCN có 20 dự án đã được cấp phép đầu tư với các loại hình đa ngành nghề sản xuất đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế của KCN.
2. Với loại hình ngành nghề đa dạng đã tạo ra lượng lớn CTNH, năm 2015 khoảng 500 tấn/năm CTNH trong đó 200 tấn/năm là của các doanh nghiệp sản xuất (tập trung chủ yếu ở các loại hình sản xuất như: may mặc, dệt sợi, cơ khí), 300 tấn/năm là của Công ty CP Môi Trường Xanh Việt Nam.
3. KCN Trảng Bàng về cơ bản đã chấp hành các quy định về quản lý CTNH theo Thông tư 36/TT-BTNMT về quản lý CTNH. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế trong công tác quản lý CTNH như sau:
- Công tác phân loại, thu gom
04/19 doanh nghiệp sản xuất chưa thực hiện nghiêm túc công tác phân loại, vẫn còn xảy ra tình trạng để lẫn các loại chất thải với nhau, CTNH chưa được thu gom triệt để, CTNH rải rác trên nền nhà khu sản xuất, thường xảy ra với CTNH là giẻ lau dính dầu thải, bao bì mềm nhiễm CTNH.
- Lưu giữ CTNH
08/19 doanh nghiệp sản xuất có bố trí khu vực lưu giữ CTNH chưa đạt yêu cầu quy định pháp luật.
Công ty CP Môi trường Xanh Việt Nam có tiêu lệnh phòng cháy chữa cháy bị mờ, sàn nhà bị thấp.
- Công tác xử lý
Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh: có 11/19 cơ sở phát sinh CTNH thực hiện ký hợp đồng vận chuyển, xử lý CTNH (đạt 58%), còn lại các doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở việc thu gom, lưu giữ tại kho.
Đối với công ty CP Môi trường Xanh Việt Nam: cuối năm lượng CTNH nhiều, công ty không xử lý kịp nên xảy ra tình trạng tồn đọng, kho lưu trữ bề bộn. Theo kết quả phân tích, chất lượng nước thải sau xử lý có chỉ tiêu BOD5 vượt chuẩn cho phép 1,06 lần (QCVN 40:2011/BTNMT Cột B).
- Nguồn nhân lực làm công tác môi trường
Có 06/19 doanh nghiệp có cán bộ phụ trách môi trường mang tính chất kiêm nhiệm, trong đó có 3/6 là vừa làm cán bộ môi trường vừa làm kế toán, 2/6 là vừa làm cán bộ môi trường vừa làm nhân viên hành chính, 1/6 vừa làm cán bộ môi trường vừa làm phiên dịch viên.
4. Để tăng cường công tác quản lý CTNH tại KCN, đề tài đã đưa ra các giải pháp: Tăng cường tái sử dụng và giảm thiểu tại nguồn, tăng cường công tác đào tạo và nâng cao nhận thức về quản lý CTNH cho đội ngũ cán bộ phụ trách công tác quản lý CTNH và đề xuất các giải pháp cụ thể đối với từng vấn đề tồn tại trong công tác quản lý CTNH.
5.2. KİẾN NGHỊ
Từ kết quả nghiên cứu thực trạng công tác quản lý CTNH tại KCN Trảng Bàng, tôi có một số kiến nghị như sau:
Các doanh nghiệp nên áp dụng giải pháp tái sử dụng và giảm thiểu chất thải tại nguồn nhằm giảm thiểu lượng CTNH phát sinh và giảm chi phí thu gom, vận chuyển xử lý CTNH.
Ban quản lý Khu kinh tế Tây Ninh và công ty CP PTHT Tây Ninh thường xuyên tổ chức các khóa tập huấn nâng cao ý thức và tăng cường năng lực chuyên môn nghiệp vụ trong công tác quản lý CTNH cho các cán bộ quản lý môi trường các doanh nghiệp trong KCN
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp trong KCN.
Cần tiến hành rà soát lại toàn bộ hồ sơ về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp trong KCN, các báo cáo về bảo vệ môi trường sau đó lập danh sách các doanh nghiệp nguy cơ gây ô nhiễm cao để giám sát thường xuyên.
Ngoài ra, cơ quan quản lý có các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng biện pháp sản xuất sạch hơn; áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001; đổi mới công nghệ sản xuất theo hướng hiện đại hóa, tiết kiệm điện, nước và nguyên, vật liệu; từng bước thay thế nguyên liệu/hóa chất có tiềm năng gây ô nhiễm cao bằng các nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất không hoặc ít ô nhiễm…để giảm thiểu phát sinh chất thải.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh (2015). Báo cáo quản lý môi trường Khu kinh tế Tây Ninh, 2015.
2. Báo Điện tử Đài tiếng nói Việt Nam (2011). Tây Ninh xử phạt 03 doanh nghiệp vi phạm môi trường. Truy cập ngày 26/12/2016 tại http://vov.vn/xa-hoi/moi- truong/tay-ninh-xu-phat-3-doanh-nghiep-vi-pham-ve-moi-truong-184740.vov 3. Báo Việt Báo (31/10/2009). Bắt xe tải chở 14 tấn chất thải rắn độc hại. Truy cập
ngày 26/12/2016 tại http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Bat-xe-tai-cho-14-tan- chat-thai-ran-doc-hai/65180117/218/.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009). Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07:2009/BTNMT quy định về ngưỡng chất thải nguy hại.
5. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (2011). Báo cáo môi trường quốc gia năm 2011 – Chất thải rắn. Tr 72-76.
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011). Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 40:2011/BTNMT quy định về tiêu chuẩn nước thải công nghiệp.
7. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012). Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 30:2012/BTNMT quy định về tiêu chuẩn khí thải lò đốt chất thải công nghiệp. 8. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (2015). Báo cáo công tác quản lý nhà nước về bảo
vệ môi trường 6 tháng đầu năm 2015, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2015 và tình hình triển khai Luật bảo vệ môi trường năm 2014, ngày 20/7/2015.
9. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015). Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 về Quản lý chất thải nguy hại.
10. Bộ Y Tế (2002). Quyết định sô 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y Tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động
11. Công ty CP Môi Trường Xanh Việt Nam (2016). Báo cáo giám sát môi trường 6 tháng đầu năm 2016, tháng 7 năm 2016.
12. Công ty CP Môi Trường Xanh Việt Nam (2016). Báo cáo quản lý chất thải nguy hại năm 2015, ngày 28 tháng 1 năm 2016.
13. Công ty CP PTHT KCN Tây Ninh (2003). Báo cáo đánh giá tác động môi trường KCN Trảng Bàng, 2003.
14. Lâm Minh Triết - Lê Thanh Hải (2006). Giáo trình Quản lý chất thải nguy hại. NXB Xây dựng.
15. Nguyễn Ngọc Châu (2006). Quản lý chất thải nguy hại. NXB Công ty Môi trường Tầm Nhìn Xanh.
16. Nguyễn Thị Kim Thái (2011). Quản lý chất thải rắn, tập 2 Chất thải nguy hại. NXB Khoa học và Kỹ thuật.
17. Quốc hội (2014). Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 01/7/2014
18. Thủ tướng Chính phủ (1999). Quyết định số 155/1999/QĐ – TTg ngày 16 tháng 7 năm 1999 về Quy chế quản lý chất thải nguy hại.
19. Trịnh Thị Thanh – Nguyễn Khắc Kinh (2005), Giáo trình Quản lý chất thải nguy hại, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
20. Trịnh Thị Thanh (2011). Giáo trình Công nghệ xử lý chất thải rắn nguy hại. NXB Giáo dục Việt Nam
21. Võ Đình Long và Nguyễn Văn Sơn (2008). Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại. Trường Đại học công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.
Tài liệu Internet:
22. Báo mới (06/10/2011). Tây Ninh ngăn chặn nạn nhập lậu chất thải nguy hại. Truy cập ngày 26/12/2016 tại http://www.baomoi.com/tay-ninh-ngan-chan-nan-nhap- lau-chat-thai-nguy-hai/c/7114986.epi
23. Bích Liên (2016). Gia tăng lượng chất thải nguy hại từ hoạt động sản xuất công nghiệp. Truy cập ngày 26/12/2016 tại http://dangcongsan.vn/xa-hoi/gia-tang-luong- chat-thai-nguy-hai-tu-hoat-dong-san-xuat-cong-nghiep-411381.html.
24. Bộ Tư pháp Viện Khoa học pháp lý (2016). Tình hình quản lý chất thải rắn tại Việt Nam. Đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn chất thải. Trích dẫn từ kỷ yếu Hội nghị môi trường toàn quốc lần thứ IV, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội ngày 29/09/2015. Truy cập ngày 26/2/2016 tại http://khpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/phap-luat-ve-bao-ve-moi-
truong.aspx?ItemID=257
25. Cầm Văn Kình (2016). Làm cá chết hàng loạt, Formosa bồi thường 500 triệu USD. Truy cập ngày 26/12/2016 tại http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20160630/hop- bao-cong-bo-nguyen-nhan-ca-chet-o-mien-trung/1127815.html
26. Đông Hà (2016). Công ty xử lý chất thải lại xả thải ra môi trường. Truy cập ngày 26/12/2016 tại http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20161008/cong-ty-xu-ly-chat- thai-lai-xa-thai-ra-moi-truong/1184947.html.
27. Đức Quang, Kiên Cường (2008). Công ty Hào Dương đổ chất thải gây ung thư ra sông. Truy cập ngày 26/12/2016 tại http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/cong-ty-
hao-duong-do-chat-thai-gay-ung-thu-ra-song-2110193.html.
28. Dương Chí Tường (2011). Công ty thuộc da xả hàng trăm tấn chất thải nguy hại ra môi trường. Truy cập ngày 26/12/2016 tại
http://hoinongdan.org.vn/sitepages/news/58/27881/tay-ninh-xu-phat-doanh-nghiep-xa- nuoc-thai-chat-thai-nguy-hai-ra-moi-truong
29. H.Mi, M. Luận, Q. Thanh (2008). Vụ Vedan “giết” sông Thị Vải “ Thành công” suốt 14 năm. Truy cập ngày 26/12/2016 tại http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa- hoi/20080916/vu-vedan-giet-song-thi-vai-thanh-cong-suot-14-nam/278743.html 30. Lê Dức Hoành (2012). Tây Ninh: Xử phạt doanh nghiệp xả nước thải, chất thải
nguy hại ra môi trường. Truy cập ngày 26/12/2016 tại
http://www.tin247.com/cong_ty_thuoc_da_xa_hang_tram_tan_chat_thai_nguy_hai_ra_ moi_truong-1-21820749.html.
31. Lưu Phong (2011). Liên tục xả chất thải nguy hại ra môi trường. Truy cập ngày 26/12/2016 tại http://www.tinmoi.vn/lien-tuc-xa-chat-thai-nguy-hai-ra-moi-truong- 01643560.html.
32. Minh Quang (2008). Vedan “giết” sông Thị Vải. Truy cập ngày 26/12/2016 tại http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20080915/vedan-giet-song-thi-
vai/278294.html.
33. Nguyễn Thượng Hiền (2015). Tăng cường công tác quản lý CTNH.Truy cập ngày 26/12/2016 tại
http://tapchimoitruong.vn/pages/article.aspx?item=T%C4%83ng-
c%C6%B0%E1%BB%9Dng-c%C3%B4ng-t%C3%A1c-qu%E1%BA%A3n- l%C3%BD-ch%E1%BA%A5t-th%E1%BA%A3i-nguy-h%E1%BA%A1i-40166 34. Thùy Dương (2014). Góp ý kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Tây Ninh năm 2015.
Truy cập ngày 26/2/2016 tại http://baotayninh.vn/gop-y-ke-hoach-bao-ve-moi- truong-tinh-tay-ninh-nam-2015-a9696.html
35. Trung Tuyên (2016). Lựa chọn công nghệ xử lý chất thải nguy hại. Truy cập ngày 20/9/2016 tại http://www.nhandan.com.vn/khoahoc/item/28769402-lua-chon-cong- nghe-xu-ly-chat-thai-nguy-hai.html.
36. Vũ Hạnh (2016). Chính thức công bố nguyên nhân cá chết ở 4 tỉnh miền Trung. Truy cập ngày 26/12/2016 tại http://vov.vn/xa-hoi/chinh-thuc-cong-bo-nguyen- nhan-ca-chet-o-4-tinh-mien-trung-525760.vov.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Thông tin các thiết bị, công nghệ xử lý CTNH của Công ty CP Môi trường Xanh Việt Nam
STT Thiết bị xử lý Số
lượng Thông số kỹ thuật Chức năng
1 Hệ thống lò đốt
CTNH 2
Hệ thống lò đốt hoạt động theo nguyên lý đốt hai cấp (sơ cấp và thứ cấp), có thời gian đốt các khí độc ở buồng thứ cấp thích hợp.
Công suất: 750kg/giờ và 500kg/giờ (2 lò đốt công suất tương đương hơn 20 tấn / ngày)
Đốt thiêu hủy các loại chất thải không có khả năng tái sử dụng. Ví dụ: bùn thải, chất hấp thụ đã qua sử dụng và bã lọc (rắn), các chất bảo quản gỗ thải (rắn / lỏng)… 2 Hệ thống súc rửa thùng phi 1
Hệ thống súc rửa thùng phi hoạt động trên cơ sở chưng cất tái chế (dung môi), chiết/tách tái sử dụng (axit) Đốt trong lò (cặn, dung môi thải) Công suất 200kg/giờ
Súc rửa, phục hồi thùng phuy, can dính CTNH 3 Hệ thống xử lý bình ác quy chì thải 1 Hệ thống thiết bị xử lý bình ác quy hoạt động trên cơ sở tinh chiết thu hồi axit, súc rửa vỏ bình để tái sử dụng. Công suất: 500kg/ngày
Xử lý và thu hồi bình ắc quy chì thải. 4 Hệ thống thiết bị xử lý các loại dung môi 1
Hệ thống thiết bị xử lý các loại dung môi hoạt động theo nguyên lý chưng cất chân không.
Công suất: 50lít/giờ
Thu hồi dung môi
5
Hệ thống xử lý kim loại, nhựa nhiễm thành phần nguy hại
1
Hệ thống này hoạt động trên cơ sở dùng axit, bazo để tẩy rửa.
Công suất: 20 tấn/ngày
Xử lý và thu hồi kim loại, nhựa nhiễm các thành phần nguy hại
STT Thiết bị xử lý Số
lượng Thông số kỹ thuật Chức năng
nhớt thải động trên cơ sở kết tủa kim loại nặng, ly tâm/tách cặn bằng cách gia nhiệt trực tiếp.
Công suất: 250 lít/giờ
thành nhiên liệu đốt 7 Hệ thống xử lý bóng đèn huỳnh quang 1 Hệ thống gồm tổ hợp 4 cụm máy (máy nghiền, hệ thống hút chân không, hệ thống lọc bụi, hệ thống hấp phụ hơi thủy ngân).
Công suất: 500 bóng/h tương đương với 125kg/h
Xử lý các loại bóng đèn huỳnh quang thải trong môi trường kín. 8 Hệ thống xử lý bản mạch điện tử, thiết bị điện, điện tử thải 1
Hệ thống này xử lý dựa trên các phương pháp ổn định hóa rắn, chôn lấp.
Công suất: 2.000kg/ngày
Xử lý các linh kiện, thiết bị điện tử.
9 Hệ thống hóa
rắn 1
Hệ thống này hoạt động trên cơ sở Phối trộn các chất cần hóa rắn (tro xỉ hoặc bùn thải) với các chất phụ gia khác để đổ khuôn thành những khối rắn (gạch Block).
Công suất: 20.000kg/ngày
Xử lý: bùn thải, tro lò đốt, bản mạch không có kim loại và linh kiện điện tử, …
10 Hệ thống xử lý
nước thải 1
Xử lý nước thải phát sinh từ hoạt động xử lý, tái chế chất thải trong Công Ty. Công suất: 60 m3/ngày
Xử lý nước thải trong công ty.