ĐÁNH GIÁ TRÁCH NHIỆM CÁC TRUNG TÂM CHI PHÍ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện kế toán chi phí phục vụ đánh giá trách nhiệm các đơn vị trực thuộc ở công ty cổ phần quản lý và xây dựng đường bộ 26 (Trang 51)

8. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

1.5. ĐÁNH GIÁ TRÁCH NHIỆM CÁC TRUNG TÂM CHI PHÍ

1.5.1 Đối với trung tâm chi phí định mức [2]

Ở trung tâm chi phí định mức, đầu ra có thể đo lƣờng đƣợc, vì thế, thành quả quản lý của trung tâm chi phí này đƣợc đánh giá thông qua mức độ hoàn thành kế hoạch đặt ra, trên cơ sở tính toán sai biệt chi phí và phân tích ảnh hƣởng của các nhân tố gây ra sai biệt.

Các nhân tố ảnh hƣởng đến chi phí cần phải phân tích gồm: nhân tố biến động về lƣợng và nhân tố biến động về giá. Cụ thể:

Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

- Biến động về lượng: là chênh lệch giữa lƣợng NVLTT ở kỳ thực tế

với lƣợng NVLTTtheo dự toán. Biến động về lƣợng phản ánh tiêu hao vật chất thay đổi nhƣ thế nào và ảnh hƣởng đến tổng chi phí NVLTT ra sao. Biến động về lƣợng đƣợc xác định: Ảnh hƣởng về lƣợng đến biến động NVLTT = NVLTT thực tế sử dụng - NVLTT dự toán x Đơn giá nguyên vật liệudự toán Biến động về lƣợng nếu là kết quả dƣơng thể hiện lƣợng vật liệu sử dụng thực tế nhiều hơn so với dự toán; còn nếu là kết quả âm thể hiện lƣợng

39

vật liệu sử dụng tiết kiệm so với dự toán. Nhân tố lƣợng sử dụng thƣờng do nhiều nguyên nhân, gắn liền với trách nhiệm của bộ phận sử dụng vật liệu (phân xƣởng, tổ, đội…). Đó có thể là do khâu tổ chức sản xuất, mức độ hiện đại của công nghệ, trình độ công nhân trong sản xuất... Chất lƣợng nguyên vật liệu mua vào không tốt dẫn đến phế liệu hoặc sản phẩm hỏng nhiều cũng làm cho lƣợng tiêu hao nhiều.

- Biến động về giá: là chênh lệch giữa giá nguyên vật liệu thực tế với

giá nguyên vật liệu dự toán. Nếu tính trên một đơn vị sản phẩm thì nó phản ánh giá cả của một đơn vị nguyên vật liệu đã thay đổi nhƣ thế nào so với dự toán. Ảnh hƣởng về giá đến biến động NVLTT = Đơn giá nguyên vật liệu thực tế - Đơn giá nguyên vật liệu dự toán x Lƣợng NVLTT thực tế sử dụng Ảnh hƣởng biến động về giá nếu là âm, chứng tỏ giá vật liệu thực tế thấp hơn dự toán.Tình hình này đƣợc đánh giá tốt nếu chất lƣợng vật liệu đƣợc đảm bảo. Ngƣợc lại, ảnh hƣởng dƣơng thể hiện giá vật liệu tăng so với dự toán và sẽ làm tăng chi phí sản xuất của DN. Xét trên phƣơng diện các trung tâm trách nhiệm thì biến động về giá gắn liền với trách nhiệm của bộ phận cung ứng vật liệu. Khi kiểm soát biến động về giá, cần quan tâm đến các nguyên nhân do biến động của giá vật liệu trên thị trƣờng, chi phí thu mua, chất lƣợng nguyên vật liệu và cả phƣơng pháp tính giá nguyên vật liệu.

- Đối với chi phí nhân công trực tiếp:

+ Nhân tố lượng: là chênh lệch giữa số giờ lao động trực tiếp thực tế

với dự toán để sản xuất ra lƣợng sản phẩm nhất định. Nhân tố này phản ánh sự thay đổi về số giờ công để sản xuất sản phẩm ảnh hƣởng đến chi phí NCTT. Ảnh hƣởng của nhân tố lƣợng thể hiện nhƣ sau:

40

Ảnh hƣởng của giờ công lao động đến chi phí NCTT =

Giờ công lao động thực tế -

Giờ công lao động theo dự

toán

x Đơn giá nhân công dự toán Nhân tố giờ công lao động do nhiều nguyên nhân: có thể là trình độ và năng lực của ngƣời lao động thay đổi, do điều kiện trang bị máy móc thiết bị, chính sách lƣơng của DN.

+ Nhân tố giá: là chênh lệch giữa giá giờ công lao động thực tế với dự toán. Nhân tố này phản ánh sự thay đổi về giá của giờ công lao động ảnh hƣởng đến chi phí NCTT.

Ảnh hƣởng của giá nhân công đến chi

phí NCTT

=

Đơn giá nhân công thực tế -

Đơn giá nhân công dự toán x

Giờ công lao động thực tế Biến động do giá thƣờng do các nguyên nhân gắn liền với việc trả công lao động nhƣ chế độ lƣơng, tình hình thị trƣờng cung cầu lao động, chính sách của nhà nƣớc vv... Nhân tố giá tăng hay giảm đƣợc đánh giá là tốt hay không tốt phải căn cứ vào chất lƣợng công nhân tức trình độ và năng lực làm việc của công nhân. Nếu giá giảm so với dự toán nhƣng chất lƣợng vẫn đảm bảo thì sự biến động đó là tốt và ngƣợc lại .

Đối với chi phí SXC: * Đối với biến phí SXC

Ảnh hƣởng của nhân tố lƣợng (mức độ hoạt động) đến biến động của biến phí SXC đƣợc xác định: Ảnh hƣởng của lƣợng đến biến phí SXC Mức độ hoạt động thực tế Mức độ hoạt động dự toán

Đơn giá biến phí SXC dự

toán

= - x

Ảnh hƣởng của nhân tố lƣợng có thể do các nguyên nhân, nhƣ tình hình thay đổi sản xuất theo nhu cầu sản xuất kinh doanh của DN, điều kiện trang thiết bị không phù hợp phải giảm sản lƣợng sản xuất hoặc dẫn đến năng suất máy móc thiết bị giảm vv.

41

Ảnh hƣởng của nhân tố giá đến biến phí SXC thƣờng do sự thay đổi của các mức chi phí đƣợc xem là biến phí SXC. Các mức này thay đổi thƣờng do nhiều nguyên nhân nhƣ: đơn giá mua vật tƣ gián tiếp cũng nhƣ các chi phí thu mua thay đổi, sự biến động giá cả chung của thị trƣờng, nhà nƣớc thay đổi mức lƣơng,… Nếu biến phí SXC đƣợc xây dựng chung cho nhiều yếu tố chi phí theo mức hoạt động thì ảnh hƣởng của nhân tố giá đƣợc xác định:

Ảnh hƣởng của giá đến biến phí

SXC

=

Đơn giá biến phí SXC thực

tế

- Đơn giá biến phí SXC dự toán x

Mức độ hoạt động

thực tế Nếu kết quả tính toán là âm có thể dẫn đến một kết luận tốt liên quan đến công tác quản lý chi phí và giảm giá thành sản phẩm. Ngƣợc lại, kết quả dƣơng là ảnh hƣởng không tốt, phải kiểm tra các bộ phận có liên quan nhƣ bộ phận thu mua, cung ứng, bộ phận quản lý, .v.v.

* Đối với định phí SXC

Định phí sản xuất chung là các khoản chi phí phục vụ và quản lý sản xuất, thƣờng không thay đổi theo sự biến thiên của mức độ hoạt động trong phạm vi phù hợp. Chẳng hạn: tiền lƣơng bộ phận quản lý phân xƣởng trả theo thời gian, chi phí bảo hiểm, tiền thuê mặt bằng, khấu hao tài sản cố định vv... là những chi phí không thay đổi theo qui mô sản xuất trong phạm vi hoạt động. Biến động định phí sản xuất chung thƣờng liên quan đến việc thay đổi cấu trúc sản xuất của DN hoặc do hiệu quả sử dụng năng lực sản xuất của DN ...

Kiểm soát định phí SXC nhằm đánh giá việc sử dụng năng lực TSCĐ. Biến động định phí SXC = Định phí SXC thực tế - Định phí SXC dự toán

Khi phân tích định phí SXC, cần xem xét định phí tùy ý hay định phí bắt buộc cũng nhƣ định phí kiểm soát đƣợc và định phí không kiểm soát đƣợc để xác định nguyên nhân, trách nhiệm cụ thể các bộ phận.

42

Việc sử dụng kém hiệu quả năng lực sản xuất xảy ra khi DN sản xuất thấp hơn dự toán hoặc thấp hơn năng lực bình thƣờng dẫn đến biến động không tốt.Ngƣợc lại, việc sử dụng hiệu quả năng lực sản xuất, sản xuất vƣợt trội so với dự toán (các điều kiện khác không đổi) sẽ làm tiết kiệm đƣợc định phí SXC.

Kết quả phân tích sẽ cung cấp thông tin cho nhà quản trị biết đƣợc nguyên nhân của các biến động trên. Từ đó có những biện pháp đúng đắn, kịp thời chấn chỉnh hoặc phát huy các biến động theo chiều hƣớng có lợi cho DN.

1.5.2. Đối với trung tâm chi phí tùy ý

Ở trung tâm chi phí tùy ý, đầu ra không thể đo lƣờng đƣợc. Do đặc thù công việc của trung tâm này là sản phẩm đầu ra không thể lƣợng hóa đƣợc về mặt giá trị, không thể xác định đƣợc mối quan hệ giữa đầu vào với kết quả đầu ra. Do đó, khi đánh giá trách nhiệm quản trị cũng nhƣ đo lƣờng kết quả hoạt động phải dựa trên hai chỉ tiêu cơ bản sau:

- Các trung tâm này có hoàn thành đƣợc các nhiệm vụ đƣợc giao? - Chi phí thực tế phát sinh có vƣợt quá chi phí dự toán không? Khi đánh giá cần phân biệt:

Đối với công việc thƣờng xuyên (phải lập dự toán): Nội dung đánh giá trung tâm chi phí này là:

Tỷ lệ % chi phí thực tế so với dự toán =

Chi phí thực tế

X 100%

Chi phí dự toán

Chênh lệch chi phí = Chi phí thực tế - Chi phí dự toán

Đối với các công việc bất thƣờng (không có dự toán): Phải xác định đƣợc công việc cụ thể và thực hiện kiểm soát qua các công cụ kiểm soát nội bộ.

Ví dụ: Công việc cụ thể là sửa chữa máy in, máy phô tô tại phòng kế toán. Yêu cầu chi phí sửa chữa máy móc phải chính xác, tiết kiệm, tránh lãng

43

phí về thời gian và tiền của. DN có thể sử dụng các công cụ kiểm soát nội bộ nhƣ:

Phải có sự ký duyệt của lãnh đạo DN.

Trƣớc khi thuê sửa chữa bên ngoài phải so sánh bảng báo giá để chi phí thấp nhấtvà đảm bảo đƣợc chất lƣợng sửa chữa.

Đánh giá mức độ hài lòng của ngƣời sử dụng sau khi sửa chữa xong

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong DN sản xuất, trung tâm chi phí là tiền đề cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Để đánh giá đúng đƣợc trách nhiệm với tƣ cách là trung tâm chi phí trong sản xuất, trƣớc hết cần phải thực hiện kế toán chi phí, tính giá thành ở các đơn vị trực thuộc đƣợc chính xác.

Trong chƣơng 1 của luận văn, tác giả đã đi sâu tìm hiểu vấn đề cơ bản về kế toán chi phí phục vụ đánh giá trách nhiệm trong DN sản xuất với những nội dung cơ bản sau:

- Khái quát chi phí trong DN sản xuất

- Phân cấp quản lý và sự hình thành các trung tâm chi phí - Lập dự toán và báo cáo cho các trung tâm chi phí

- Tính giá thànhtheo các trung tâm chi phí - Đánh giá trách nhiệm các trung tâm chi phí.

Những vấn đề cơ bản trên sẽ là cơ sở cho việc đánh giá thực trạng và hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí phục vụ đánh giá trách nhiệm các đơn vị trực thuộc ở Công ty Cổ phần quản lý và xây dựng đƣờng bộ 26.

44

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ PHỤC VỤ ĐÁNH GIÁ TRÁCH NHIỆM Ở CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ VÀ XÂY

DỰNG ĐƢỜNG BỘ 26

2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ VÀ XÂY DỰNG ĐƢỜNG BỘ 26 VÀ XÂY DỰNG ĐƢỜNG BỘ 26

2.1.1. Đặc điểm hoạt động của Công ty Cổ phần quản lý và xây dựng đƣờng bộ 26 đƣờng bộ 26

Công ty Cổ phần quản lý & xây dựng đƣờng bộ 26 là công ty đƣợc cổ phần hóa từ Công ty quản lý & sửa chữa đƣờng bộ 26 thuộc Khu quản lý đƣờng bộ 5 theo Quyết định số: 813/QĐ-BGTVT, ngày 29 tháng 03 năm 2005 của Bộ Giao thông vận tải; Quyết định số: 4044/QĐ-BGTVT ngày 25/11/2005 của Bộ Giao thông vận tải về việc phê duyệt phƣơng án và chuyển Công ty quản lý và sửa chữa đƣờng bộ 26 thành Công ty Cổ phần quản lý & xây dựng đƣờng bộ 26.

Công ty chính thức chuyển sang hoạt động theocông ty cổ phần từ ngày 5/07/2006.

Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là: -Quản lý, bảo trì cơ sở hạ tầng đƣờng bộ;

-Tổ chức thu phí đƣờng bộ;

-Đầu tƣ, xây dựng các công trình: dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, điện, thủy điện;

-Khai thác, sản xuất, mua bán vật liệu xây dựng; -Sản xuất cung ứng gạch không nung;

-Sản xuất bê tông đúc sẵn, bê tông nhựa;

-Sửa chữa xe máy, thiết bị thi công. Gia công cầu thép và các sản phẩm cơ khí.

45

-Tƣ vấn thiết kế, tƣ vấn giám sát, kiểm định chất lƣợng công trình, thí nghiệm vật liệu xây dựng, tƣ vấn quản lý điều hành dự án;

-Cho thuê xe máy thiết bị, mặt bằng; -Kinh doanh bất động sản;

-Kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng;

-Đầu tƣ, kinh doanh các ngành nghề và dịch vụ khác.

Mục tiêu hoạt động của Công ty là: Kinh doanh thu lợi nhuận, tạo việc làm, nâng cao đời sống cho ngƣời lao động. Tăng lợi tức cho cổ đông. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nƣớc. Phát triển Công ty ngày càng lớn mạnh.

2.1.2. Tổ chức quản lý ở Công ty Cổ phần quản lý và xây dựng đƣờng bộ 26 bộ 26

a. Cơ cấu tổ chức quản lý ở Công ty

Cơ cấu tổ chức quản lý ở Công ty đƣợc khái quát qua sở đồ 2.1

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

Ghi chú: Quan hệ trực tuyến: Quan hệ chức năng: Đội quản lý và sửa chữa máy PGĐ KỸ THUẬT BAN KIỂM SOÁT ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

GIÁM ĐỐC

Phòng Tổ chức – Hành chính PGĐ TỔ CHỨC

Phòng Kinh tế - Tài chính Phòng Kỹ thuật - Thi công

Hạt quản lý quốc lộ Krông Pak Hạt quản lý quốc lộ EaKar Hạt quản lý quốc lộ M’drak Đội sản xuất đá, mỏ đá 52 Đội sản xuất đá, mỏ đá 39 Đội quản lý và sửa chữa xe, máy

46

b. Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận của đơn vị, bộ phận

- Đại hội đồng cổ đông: Có quyền hạn cao nhất trong Công ty, có quyền quyết định điều lệ công ty, nội quy, quy chế và mọi vấn đề liên quan đến Công ty.

- Hội đồng quản trị: Là cơ quan do Đại hội cổ đông bầu ra và đƣợc Đại hội cổ đông ủy quyền quản lý toàn bộ tài sản và các hoạt động kinh doanh của Công ty trong phạm vi chức năng quyền hạn của mình. Những vấn đề ngoài chức năng, quyền hạn phải trình Đại hội cổ đông quyết định.Có quyền quyết định đến chiến lƣợc, giải pháp phát triển của Công ty, quyết định cơ cấu tổ chức, quản lý nội bộ và biên chế Công ty.

- Ban kiểm soát: Do Đại hội cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động tài chính, nhân sự, kinh doanh, việc chấp hành Điều lệ của Công ty, việc chấp hành các nghị quyết, quyết định của Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị và các chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc đối với Công.

- Ban giám đốc: Gồm một giám đốc và hai phó giám đốc.

+ Giám đốc: Lãnh đạo chung mọi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ nêu trong Điều lệ Công ty; Trực tiếp chỉ đạo, điều hành các công việc, các vấn đề mang tính chiến lƣợc trên tất cả các lĩnh vực công tác; Chủ trì xây dựng kế hoạch hằng năm và kế hoạch dài hạn của Công ty; Chủ trì việc xây dựng mối quan hệ với các tổ chức và cá nhân có liên quan đến mọi hoạt động của Công ty; Trực tiếp phụ trách các lĩnh vực công tác: tổ chức, cán bộ, lao động, tài chính kế toán, kế hoạch đầu tƣ, đấu thầu, thanh tra, kiểm tra, khiếu nại, tố cáo, thi đua, khen thƣởng, kỷ luật.

+ Phó giám đốc tổ chức: Là phó giám đốc thƣờng trực, thay mặt Giám đốc điều hành, quản lý hoạt động của Công ty khi đƣợc Giám đốc ủy quyền; Trực tiếp chỉ đạo các mặt công tác nội chính, hoạt động của các đoàn thể,

47

công tác sản xuất vật liệu xây dựng (tổ chức sản xuất, kiểm tra nghiệm thu, ký quyết toán hàng quý), công tác quản lý bảo trì Quốc lộ 26, công tác thi đua khen thƣởng, kỷ luật Công ty; Theo dõi chế độ ngƣời lao động, công tác an ninh, chính trị, an toàn lao động, y tế, vệ sinh môi trƣờng.

+ Phó giám đốc kỹ thuật: Trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực công tác: thi công các công trình trung, đại tu; xây dựng cơ bản; công tác kỹ thuật, chất

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện kế toán chi phí phục vụ đánh giá trách nhiệm các đơn vị trực thuộc ở công ty cổ phần quản lý và xây dựng đường bộ 26 (Trang 51)