8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của Ngân hàng Chính sách xã hội
a. Khái niệm và sự cần thiết phải thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội
Tại điều 1; điều 4 chương I Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác nêu rõ: “Thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện tín dụng ưu đãi với người nghèo và các đối tượng chính sách khác...; Sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống; góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo, ổn định xã hội... Hoạt động của NHCSXH không vì mục đích lợi nhuận”.
b. Đặc điểm của Ngân hàng Chính sách xã hội
- Hoạt động của Ngân hàng NHCSXH không vì mục đích lợi nhuận, được Nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán; tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không phần trăm); không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi; được miễn thuế và
các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước.
- Ngân hàng NHCSXH được thực hiện các nghiệp vụ: huy động vốn, cho vay, thanh toán, ngân quỹ và được nhận vốn uỷ thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho các chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
- Ngân hàng NHCSXH là một trong những công cụ đòn bẩy kinh tế của Nhà nước nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận cận nghèo và các đối tượng chính sách có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện chính sách phát triển kinh tế gắn liền với xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội.