Nội dung hoạt động cho vay giải quyết việc làm của Ngân hàng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay giải quyết việc làm của phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện lăk, tỉnh đăk lăk (Trang 29 - 31)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.4. Nội dung hoạt động cho vay giải quyết việc làm của Ngân hàng

hàng Chính sách xã hội

a. Hoạch định chính sách cho vay giải quyết việc làm

Chính sách cho vay giải quyết việc làm của NHCSXH do Chính phủ hoạch định, bao gồm những nội dung như sau:

-Mục tiêu

-Đối tượng và điều kiện vay vốn - Mức cho vay

- Lãi suất cho vay - Thời hạn cho vay

-Phương thức cho vay - Quy trình cho vay - Tổ chức giải ngân - Thu nợ, thu lãi

- Kiểm tra, giám sát vốn vay - Xử lý nợ có vấn đề

v.v…..

b. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động cho vay giải quyết việc làm

Bộ máy quản lý hoạt động cho vay giải quyết việc làm theo 1 trong 2 mô hình: mô hình tập trung và mô hình chuyên môn hóa.

Nguyên tắc mô hình quản lý chuyên môn hóa đòi hỏi tổ chức bộ máy quản lý phải đảm bảo phân công, phân cấp nhiều phân hệ trong hệ thống theo

yêu cầu các nhóm chuyên môn ngành với đội ngũ nhân lực được đào tạo tương ứng và có đủ quyền hạn để thực hiện được nguyên tắc này. Theo nguyên tắc này thì tổ chức bộ máy quản lý phải xác định rõ phạm vi, chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận trong hệ thống và phải đảm bảo sự cân đối, loại trừ những chức năng, nhiệm vụ chồng chéo, trùng lặp, thiếu người chịu trách nhiệm rõ ràng. Mặt khác số lượng các cấp quản lý phải hợp lý để phù hợp với thực tế.

Thông qua mô hình quản lý chuyên môn hóa thì công việc sẽ được chia nhỏ và sẽ tạo thành những công việc đơn giản, mang tính độc lập tương đối để giao cho từng người nhằm nâng cao năng suất lao động. Chuyên môn hóa cho phép tổ chức sử dụng lao động một cách có hiệu quả. Tổ chức có thể giảm được chi phí đào tạo vì có thể dễ dàng và nhanh chóng tìm được và đào tạo được người lao động thực hiện những nhiệm vụ cụ thể lặp đi lặp lại. Mặt khác, hiệu quả và năng suất lao động có thể nâng cao do họ thành thạo tay nghề khi thực hiện chuyên sâu một hoặc một số loại công việc.

Hạn chế của mô hình chuyên môn hóa là các nhiệm vụ bị chia cắt thành những công việc nhỏ, tách rời nhau và mỗi người chỉ chịu trách nhiệm về một khâu thì họ sẽ cảm thấy công việc của mình nhàm chán. Mặt khác, ở một mức độ nào đó chuyên môn hóa ảnh hưởng đến năng suất lao động, sự thỏa mãn công việc và tốc độ luân chuyển lao động. Đến mức độ chuyên môn hóa quá cao, khi đó có tác động từ phía kinh tế của con người vượt quá những lợi ích kinh tế do chuyên môn hóa mang lại thì dẫn đến năng suất lao động của người lao động sẽ giảm xuống ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của tổ chức. Thiếu sự phối hợp giữa các phòng ban chức năng, dẫn đến sự chuyên môn hóa quá mức, hạn chế cách nhìn của cán bộ quản lý. Hạn chế phát triển cán bộ quản lý chung, đùn đẩy trách nhiệm và đổ lỗi cho cấp lãnh đạo cao nhất. Tiềm tàng các mâu thuẫn nội bộ, có khi thông tin từ các bộ phận không khớp nhau, hoặc

nhiều bộ phận cùng làm một việc và bị thừa, trùng lặp.

Mô hình tập trung có ưu điểm là không có sự chồng chéo, mỗi quyết định đều là duy nhất, hoạt động xuyên suốt và ít trở ngại, bảo đảm quyền lực thống nhất không bị phân tán. Tuy vậy, mô hình có nhược điểm là không chuyên môn hóa các bước công việc trong hoạt động cho vay, tốn kém rất nhiều để có thể xây dựng được cả hệ thống lớn.

c.Nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm

Nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm của Ngân hàng chính sách xã hội chủ yếu là từ nguồn ngân sách Nhà nước và nguồn vốn tự huy động.

d. Thực hiện tổ chức triển khai cho vay – thu nợ chương trình cho vay giải quyết việc làm

-Công tác thông tin tuyên truyền.

-Công tác phối hợp giữa Ngân hàng với cơ quan chính quyền, hội đoàn thể.

- Kiện toàn, phát triển mạng lưới. - Công tác cho vay.

- Công tác kiểm tra nợ, thu nợ, thu lãi. - Công tác xử lý nợ có vấn đề.

- Kiểm soát nội bộ.

- Đánh giá tình hình triển khai cho vay

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay giải quyết việc làm của phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện lăk, tỉnh đăk lăk (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)