Các tiêu chí phản ánh kết quả hoạt động cho vay giải quyết việc

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay giải quyết việc làm của phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện lăk, tỉnh đăk lăk (Trang 31 - 110)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.5. Các tiêu chí phản ánh kết quả hoạt động cho vay giải quyết việc

việc làm của NHCSXH

- Dư nợ cho vay giải quyết việc làm.

Dư nợ cho vay là một chỉ tiêu phản ánh quy mô cho vay theo thời điểm vì thế nó cập nhật một cách chính xác quy mô cho vay của Ngân hàng tại thời điểm hiện tại.

Dư nợ tín dụng cho vay GQVL Tỷ trọng dư nợ tín dụng

cho vay GQVL = Tổng dư nợ tín dụng x 100%

Chỉ tiêu này phản ánh qui mô tín dụng đối với cho vay GQVL. Chỉ tiêu này phản ánh việc chủ trương của Nhà nước thực thi có tập trung vào việc cho vay đối với giải quyết việc làm.

- Tỷ lệ nợ quá hạn

Dư nợ quá hạn cho vay GQVL Tỷ lệ nợ quá hạn =

Tổng dư nợ tín dụng cho vay GQVL x 100% Đây là chỉ tiêu cơ bản, quan trọng nhất để đo lường, đánh giá chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Những Ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn thấp được đánh giá chất lượng tín dụng tốt, hiệu quả tín dụng cao và ngược lại.

Tỷ lệ nợ quá hạn cao đồng nghĩa với việc nhiều khoản vay bị khách hàng sử dụng sai mục đích, nhiều khoản nợ đến hạn nhưng vì nhiều lý do không thu hồi được. Nợ quá hạn tăng sẽ làm suy giảm khả năng tài chính của Ngân hàng, đến khả năng hoàn trả vốn cho các nguồn vốn huy động phải hoàn trả và đặc biệt ảnh hưởng đến khả năng cấp tín dụng ở các chu kỳ tiếp theo. Đồng thời, nợ quá hạn phản ánh tính hiệu quả trong việc sử dụng vốn vay của người vay.

- Tỷ lệ xóa nợ ròng/tổng dư nợ: Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu nợ từ các khoản nợ đã chuyển ra ngoại bảng và đang được các Ngân hàng sử dụng biện pháp mạnh để thu hồi.

Xóa nợ

ròng =

dư nợ các khoản vay đã xóa nợ vì rủi ro -

giá trị các khoản thu bù đắp thiệt hại

- Chất lượng dịch vụ: thể hiện qua phong cách giao dịch có lịch sự chuyên nghiệp và có niềm nở với khách hàng hay không. Thủ tục và quy trình vay vốn đơn giản hay không, thời gian giao dịch nhanh hay chậm. Địa điểm giao dịch có thuận lợi không. Thời gian xử lý hồ sơ nhanh hay chậm. Khi

khách hàng nhận tiền vay có chờ quá lâu hay không. Nhân viên có sẵn sàng giải thích những vướng mắc của khách hàng hay không.

- Luỹ kế số lượt hộ gia đình được vay vốn GQVL

Chỉ tiêu luỹ kế số lượt hộ gia đình được vay vốn GQVL được tính luỹ kế từ hộ vay đầu tiên đến hết kỳ cần báo cáo kết quả.

Tổng số lượt hộ được vay vốn =

Luỹ kế số lượt hộ được vay đến cuối

kỳ trước

+

Luỹ kế số lượt hộ được vay trong

kỳ báo cáo

Chỉ tiêu này phản ánh được số lượng các hộ gia đình được nhận vốn vay từ chương trình cho vay giải quyết việc làm để đưa vào thực hiện các phương án sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động.

- Số lao động mới được thu hút thêm từ việc vay vốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh

Số lao động mới được thu hút thêm từ việc vay vốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của hoạt động cho vay giải quyết việc làm. Hoạt động này đem lại hiệu quả hay không được nhận thấy rõ ràng qua số lượng việc làm tạo ra nhiều hay ít, có đạt được mục tiêu đề ra hay không.

Chỉ tiêu số lao động mới được thu hút thêm từ việc vay vốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh phản ánh hiệu quả của công tác tín dụng chính sách cho vay giải quyết việc làm, đáp ứng được mục tiêu cao nhất của tín dụng chính sách đối với cho vay giải quyết việc làm. Thông qua vốn vay Ngân hàng, các cơ sở sản xuất đã được tiếp cận với tín dụng, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, thu hút thêm lao động, tạo ra công ăn việc làm cho những người thất nghiệp. Đồng thời đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả để có khả năng trả nợ gốc và lãi Ngân hàng.

cho thấy số vốn Ngân hàng cho vay giải quyết việc làm đã được các cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ gia đình sử dụng và phát huy hiệu quả, kinh doanh có lãi và tạo được việc làm. Số này càng cao chứng tỏ vốn Ngân hàng được sử dụng đúng mục đích, phát huy hiệu quả, điều đó phản ánh chất lượng tín dụng chính sách đối với cho vay giải quyết việc làm càng được nâng cao. Ngược lại, số này thấp cho thấy vốn Ngân hàng đã được sử dụng sai mục đích hoặc phương án sản xuất, kinh doanh kém hiệu quả, điều này phản ánh chất lượng tín dụng chính sách đối với cho vay giải quyết việc làm thấp.

- Thu nhập bình quân 1 lao động có việc làm nhờ vay vốn.

1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay giải quyết việc làm của NHCSXH

a. Nhân tố bên ngoài

*Môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội

+ Điều kiện tự nhiên: những hộ sống ở vùng đồng bằng, nơi có cơ sở hạ tầng tốt, trình độ dân trí cao, khí hậu ôn hòa, đất đai rộng thì vốn cho vay giải quyết việc làm dễ có điều kiện phát huy hiệu quả cao và ngược lại, những nơi cơ sở hạ tầng thấp kém, giao thông đi lại khó khăn, đất đai ít, cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt thì vốn tín dụng phát huy hiệu quả không cao.

+ Điều kiện xã hội: do tập quán canh tác ở một số nơi vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa còn lạc hậu, các hộ vay thường có số con đông, sức lao động ít, trình độ học vấn của chủ hộ và các thành viên trong gia đình thấp nên sử dụng vốn kém hiệu quả. Một số hộ vay do nhận thức còn hạn chế, xem nguồn vốn cho vay là vốn cấp phát, cho không của Nhà nước nên sử dụng chủ yếu vào sinh hoạt trong gia đình, không đầu tư vào sản xuất kinh doanh, vốn sử dụng không có hiệu quả dẫn đến không trả nợ cho ngân hàng.

+ Điều kiện kinh tế: vốn tự có của hộ vay hầu như là không có nên vốn sản xuất kinh doanh chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng cũng là yếu tố giảm

hiệu quả vốn vay. Điều kiện y tế, giáo dục, thị trường cũng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả cho vay. Những nơi có trạm y tế, có đội ngũ y bác sỹ đầy đủ thì nơi đó việc chăm sóc sức khỏe cho người dân được đảm bảo, người dân có sức khỏe tốt đồng nghĩa với sức lao động tốt, có điều kiện sản xuất kinh doanh tốt, sử dụng vốn có hiệu quả. Giáo dục có ý nghĩa quyết định đến việc sử dụng vốn tín dụng có hiệu quả. Nếu nơi nào có tỷ lệ người được học cao, thì nơi đó dễ có điều kiện tiếp thu khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, nơi đó con người có ý thức tốt hơn, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, chấp hành pháp luật Nhà nước và thực hiện việc trả nợ cho ngân hàng. Thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng là yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay giải quyết việc làm.

*Chính sách Nhà nước

Sự can thiệp hay điều tiết của Nhà nước đối với nền kinh tế là một nhân tố quan trọng đối với sự ổn định và phát triển kinh tế. Để Nhà nước có chính sách hỗ trợ vốn cho các vùng nghèo kịp thời, có chính sách hướng dẫn hộ đầu tư vốn vào lĩnh vực nào trong từng thời kỳ, xử lý rủi ro kịp thời thì vốn vay dễ có điều kiện phát huy hiệu quả cao. Sản phẩm làm ra nếu có thị trường tiêu thụ tốt thì dễ tiêu thụ có lợi nhuận và hiệu quả đồng vốn cao và ngược lại. Nếu Nhà nước có các chính sách đúng, kịp thời hỗ trợ người dân trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thì góp phần làm cho việc sử dụng vốn có hiệu quả.

Do tính đặc thù của chương trình cho vay, nguồn vốn cho vay, mức cho vay, lãi suất cho vay, phương thức cho vay, thời hạn cho vay của chương trình đều do Chính phủ quyết định theo từng thời kỳ nên bất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách của Chính phủ sẽ tác động không nhỏ đến hoạt động, kết quả cho vay như lượng khách hàng vay vốn, mức vay vốn, doanh số cho vay…

*Những yếu tố thuộc bản thân hộ vay

Hộ vay thường thiếu tri thức, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh hạn chế, sản phẩm sản xuất ra chi phí cao, chất

lượng và khả năng cạnh tranh kém khó vượt qua các rủi ro trong sản xuất và đời sống. Không có vốn tự có dẫn đến dễ bị động về vốn sản xuất. Nếu hộ vay có ý thức sử dụng vốn đúng mục đích gặp thuận lợi trong sản xuất thì có hiệu quả. Tại một số vùng đặc biệt khó khăn vẫn còn tư tưởng ỷ lại, trông chờ sự giúp đỡ của Nhà nước, ý thức kém nên sử dụng vốn sai mục đích, không chấp hành trả nợ gốc và lãi đúng hạn.

b. Nhân tố bên trongNH - Nguồn vốn

Nguồn vốn ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cho vay giải quyết việc làm. Nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm của Ngân hàng chính sách chủ yếu là từ nguồn ngân sách Nhà nước và nguồn vốn tự huy động. Trong việc nâng cao chất lượng cho vay, nguồn vốn đóng vai trò quan trọng. Ngân hàng có nguồn vốn dồi dào sẽ tạo điều kiện cho việc tăng cho vay. Khả năng huy động vốn của Ngân hàng ảnh hưởng gián tiếp đến hiệu quả hoạt động cho vay giải quyết việc làm hay có thể nói chính nguồn vốn huy động được sẽ ảnh hưởng đến nguồn vốn mà Ngân hàng có thể quyết định cho khách hàng vay. Do đó, nếu có một chiến lược huy động tốt, tận dụng lợi thế là một tổ chức tín dụng do Chính phủ thành lập và xây dựng một chiến lược cho vay giải quyết việc làm hiệu quả trên cơ sở củng cố các dịch vụ tiện ích thì Ngân hàng chính sách có khả năng cạnh tranh huy động trên thị trường tài chính. Từ đó dẫn đến sự mở rộng khả năng cho vay nói chung và cho vay giải quyết việc làm nói riêng.

-Mạng lưới

Hiệu quả cho vay giải quyết việc làm càng tăng khi mà số lượng người lao động tìm đến càng lớn với niềm tin vốn vay Ngân hàng sẽ giúp mình thoát khỏi cảnh thất nghiệp. Tuy nhiên người ta thường có xu hướng thích làm việc với các Ngân hàng có trụ sở làm việc ổn định, có mạng lưới giao dịch rộng

khắp... Nó thể hiện sự thịnh vượng và nền tài chính bền vững của một Ngân hàng cũng như góp phần giúp cho người dân đưa ra sự lựa chọn của mình về Ngân hàng mà mình sẽ tiến hành giao dịch.

- Nhân sự

Hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng cần đề cao năng lực làm việc của con người. Xét riêng trong hoạt động cho vay giải quyết việc làm thì quyết định của cán bộ tín dụng đóng vai trò quan trọng và làm cơ sở để xét duyệt cho vay. Nếu chỉ xét đơn thuần về mặt bản chất, quyết định có đúng đắn và hợp lý hay không là phụ thuộc vào trình độ, năng lực của cán bộ tín dụng. Một trong những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay giải quyết việc làm là bảo toàn và phát triển vốn nghĩa là vốn cho vay giải quyết việc làm phải khả thi để đảm bảo khả năng trả nợ gốc và lãi vay dù là nhỏ. Cán bộ tín dụng đánh giá hiệu quả của dự án trên nguyên tắc phân định trách nhiệm giữa các cơ quan trong khâu thẩm định về mục tiêu, đối tượng cho vay, điều kiện cho vay và mục đích sử dụng tiền vay. Vì thế, hiệu quả cho vay phụ thuộc rất lớn vào khả năng phân tích, đánh giá các chỉ tiêu cả định tính lẫn định lượng của dự án.

- Công nghệ

Cho đến ngày nay, công nghệ tồn tại một cách tất yếu và cần thiết trong đời sống xã hội, xâm nhập vào mọi lĩnh vực kinh tế và các hoạt động của Ngân hàng nói chung và cho vay giải quyết việc làm nói riêng. Ngày nay các hoạt động của Ngân hàng hầu như phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ và nó đóng một vai trò tích cực trong việc nâng cao khả năng tiếp cận với khách hàng. Công nghệ đảm bảo cho quá trình giao dịch được thực hiện an toàn, nhanh chóng không để xảy ra tình trạng mất cơ hội kinh doanh của các dự án vay vốn. Cho vay giải quyết việc làm là một vấn đề quan trọng mang tầm cỡ quốc gia vì xét một cách vĩ mô nó ảnh hưởng to lớn đến tốc độ phát triển của

đất nước, tỷ lệ thất nghiệp, còn trên góc độ vi mô thì vốn đến chậm tay chủ dự án thì làm lỡ cơ hội kinh doanh, mất hợp đồng…Chính vì thế, người ta cần đến sự có mặt của công nghệ để đạt được những tiện ích trong khi giao dịch, vay vốn và trả nợ. Hơn nữa khi nền kinh tế ngày càng phát triển, các nhu cầu và hoạt động có liên quan ngày càng phức tạp thì đòi hỏi công nghệ cao hơn nữa.

- Sự phối hợp giữa Ngân hàng với các Ban ngành và cơ quan chính quyền

Cho vay chính sách nói chung và cho vay giải quyết việc làm nói riêng không thể đảm bảo tính hiệu quả nếu như không có sự phối hợp và xây dựng mối quan hệ tốt giữa Ngân hàng với các Ban ngành và cơ quan chính quyền. Ngân hàng là đơn vị chịu trách nhiệm cho vay và quản lý món vay nhưng hiệu quả cho vay giải quyết việc làm của Ngân hàng phụ thuộc khá nhiều vào các Ban ngành và cơ quan chính quyền. Có sự giúp đỡ của họ thì vốn ưu đãi mới dễ dàng đến được người vay vốn bởi vì không ai nắm bắt được tình hình đời sống kinh tế của người dân trong một khu vực rõ hơn là cấp chính quyền địa phương mà người dân đang tham gia sinh hoạt cộng đồng. Bên cạnh đó Ngân hàng thường xuyên có sự phối kết hợp với các Sở ban ngành liên quan trong công tác cho vay giải quyết việc làm.

1.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ ĐÚC KẾT KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM VỀ CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM

1.3.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia về cho vay ưu đãi

- Tại Bangladesh

Bangladesh là một nước nông nghiệp lạc hậu, 80% dân số sinh sống ở nông thôn, dân trí thấp, nhiều người mù chữ, tỷ lệ thất nghiệp cao, thiên tai thường xuyên xảy ra do đó đời sống của đa số người dân rất thiếu thốn.

vụ người nghèo ở Bangladesh. Vốn ban đầu chỉ có 28 USD của Giáo sư - TS Yumus sáng lập. Hệ thống Ngân hàng GB gồm: Ngân hàng TW, Văn phòng đại diện tại các bang hoặc vùng, hơn 1.000 chi nhánh khu vực ở nông thôn, dưới chi nhánh là mỗi làng có Trung tâm tín dụng do thành viên vay vốn tự xây dựng và tự quản lý, một thành viên làm Trưởng trung tâm tín dụng, mỗi Trung tâm tín dụng có ít nhất 10 tổ tín dụng. Mỗi tổ tín dụng có 5 thành viên, một thành viên làm tổ trưởng. Người vay muốn được vay tiền Ngân hàng Grameen phải là thành viên của Ngân hàng Grameen và sinh hoạt trong một tổ tín dụng, các thành viên trong nhóm được yêu cầu tuân thủ các nguyên tắc của ngân hàng về tính kỷ luật, đoàn kết và giúp đỡ các thành viên khác trong nhóm khi gặp khó khăn. Hàng tuần, các trung tâm tín dụng họp với các thành

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay giải quyết việc làm của phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện lăk, tỉnh đăk lăk (Trang 31 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)