Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư theo hướng nông thôn mới huyện phong thổ tỉnh lai châu (Trang 45)

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Phong Thổ có diện tích tự nhiên 102.924,9ha, được thành lập năm 2002 trên cơ sở chia tách huyện Phong Thổ (cũ) thành 2 huyện Phong Thổ và Tam đường; ngày 27/12/2006 Chính phủ ban hành Nghị định số 156/2006/NĐ- CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính các xã, huyện trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Huyện gồm 18 đơn vị hành chính cấp xã và thị trấn. Với vị trí tiếp giáp như sau (UBND huyện Phong Thổ, 2013a,b):

- Phía Bắc tiếp giáp huyện Kim Bình tỉnh Vân Nam Trung Quốc.

- Phía Đông giáp xã Y Tý, Sàng Ma Sáo, Trung Lèng Hồ huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai và giáp Trung Quốc.

- Phía Tây và Tây Nam tiếp giáp huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.

- Phía Nam giáp các xã Pa Tần, Phìn Hồ huyện Sìn Hồ, Xã Nậm Loỏng thành phố Lai Châu, các xã Sùng Phài, Thèn Sin, Tả Lèng huyện Tam Đường.

Với vị trí địa lý như trên Phong Thổ điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu phát triển kinh tế, trao đổi, tiếp thu khoa học kỹ thuật, đặc biệt là dịch vụ xuất nhập khẩu, du lịch, là cầu nối của tỉnh Lai Châu với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc qua cửa khẩu quốc tế Ma Lù Thàng.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Địa hình huyện Phong Thổ phổ biến là đồi, núi; địa hình thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam, xen kẽ là những thung lũng hẹp, được chia thành các vùng như sau:

- Địa hình núi cao: phía Bắc của huyện có độ dốc lớn, tầng đất mỏng

không có khả năng mở rộng đất nông nghiệp; tập trung ở đây hầu hết tài nguyên rừng của cả huyện do vậy biện pháp quan trọng hàng đầu là phải bảo vệ rừng đầu nguồn, bảo vệ tài nguyên.

- Địa hình vùng núi thấp: phía Nam và Tây Nam của huyện, hầu hết là đất

đồi núi, một số nơi nông dân khai thác dưới hình thức nương rẫy. Đất có khả năng sử dụng vào mục đích nông nghiệp, phương hướng chủ yếu là bảo vệ, trồng rừng phòng hộ, trồng cây lâu năm kết hợp với cây thảo quả.

- Địa hình bằng phẳng: Phân bố xen kẽ ở cac vùng trung tâm của thị trấn

và các xã bao gồm toàn bộ diện tích đất màu, bằng phẳng. Phần lớn đã được khai thác sử dụng vào mục đích nông nghiệp. Biện pháp hữu hiệu là tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, nhất là nguồn nước tưới để thâm canh tăng vụ, tăng hệ số sử dụng đất.

4.1.1.3. Khí hậu

Huyện Phong Thổ nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh và khô, mùa hè nóng ẩm và mưa nhiều. Phần lớn lãnh thổ có mưa từ tháng 4 đến tháng 10 với lượng mưa chiếm gần 90% tổng lượng mưa cả năm.

Nhiệt độ không khí trung bình năm là 25,840C. Nhiệt độ trung bình thấp nhất là 19,50C và trung bình cao nhất là 31,400C, tháng có nhiệt độ trung bình cao hơn 230C phổ biến từ tháng 8 đến tháng 11. Các tháng có nhiệt độ trên 200C phổ biến từ tháng 2 đến tháng 4 và chỉ xảy ra ở các vùng có độ cao dưới 500 m. Biên độ nhiệt ngày đêm trung bình năm 8,30C, tháng 3 có biên độ lớn nhất là 10,30C và tháng 7 có biên độ nhiệt ngày đêm nhỏ nhất là 6,40C. Do đặc điểm về địa hình do vậy chế độ nhiệt ở mỗi vùng có sự chênh lệch nhau khá lớn.

4.1.1.4. Thuỷ văn

Phong Thổ nằm trong lưu vực của sông Nậm Na bắt nguồn từ vùng núi cao chảy qua địa bàn huyện Phong Thổ (chảy qua các xã Ma Ly Pho, Hoang Thèn và thị trấn Phong Thổ độ dài khoảng 18 km, hướng chảy chính là hướng Tây Bắc - Đông Nam), ngoài ra trên địa bàn huyện còn có hệ thống các suối: Suối Nậm Cúm, Suối Nậm Lùm, Suối Nậm Pạt, Suối Nậm So.

4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên * Tài nguyên đất

Tài nguyên đất huyện Phong Thổ - tỉnh Lai Châu có 3 nhóm đất chính, thuộc 17 loại đất. Đặc điểm các loại đất và đề xuất hướng sử dụng với mỗi loại đất cụ thể như sau:

a. Nhóm đất đỏ vàng

Quá trình tích luỹ lại những sản phẩm đá phong hoá là quá trình chủ đạo hình thành nhóm đất này. Đất có thành phần cơ giới trung bình đến thịt nặng, kết cấu đất tương đối bền chặt, ít xảy ra tình trạng sạt lở. Đất có tầng dày, độ dốc cấp IV-VI Có thể bố trí các loại cây lâu năm và khoanh nuôi, trồng rừng, phần diện tích có độ dốc thấp hơn 250 có thể trồng các hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

b. Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi

Nhìn chung đây là loại đất tốt, rất thích hợp trồng cây dài ngày, một số diện tích ở địa hình bằng thoải có thể phát triển lương thực, hoa màu và cây công nghiệp. Với tầng đất khá dày, độ dốc cấp VI (>250), với độ dốc này nên bố trí khoanh nuôi bảo vệ và trồng rừng, thích hợp với một số cây công nghiệp dài ngày như cây ăn quả ôn đới, cây dược liệu. Đối với nơi có độ dốc > 250 nên bố trí khoanh nuôi bảo vệ và trồng rừng.

c. Nhóm đất dốc tụ

Phần lớn diện tích đất thung lũng dốc tụ được sử dụng trồng hai vụ lúa nước; Đất phân bố chủ yếu ở các xã Mường So, Ma Li Pho, Hoàng Thèn, Bản Lang, Sin Suối Hồ. Hướng sử dụng đối với vùng thấp có thể trồng hai vụ lúa nước, 1vụ lúa kết hợp 1 vụ màu, cần chú ý khử chua, để ải, nên bố trí trồng xen canh cây họ đậu để tăng cường cải tạo đất.

* Tài nguyên nước

huyện khá phong phú về mùa mưa với lượng dòng chảy chiếm khoảng 60-80% tổng lượng dòng chảy trong năm nhưng lại cạn kiệt và mùa khô với lượng dòng chảy chỉ chiếm khoảng 20% tổng lượng dòng chảy trong năm, dẫn đến tình trạng thiếu nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất.

Nước khoáng - nóng: Hiện tại huyện có một sốđiểm nước khoáng ở xã Ma Ly Chải và thị trấn Phong Thổ có thể khai thác phục vụ cho du lịch nghỉ dưỡng; ngoài ra, một số mạch nước nhỏ khác có chất lượng tốt, có thể sử dụng phục vụ sinh hoạt và phát triển sản xuất nông nghiệp. Trong tương lai cần được đầu tư, xây dựng để phục vụ cho mục đích sinh hoạt và tạo điểm tham quan du lịch.

* Tài nguyên rừng

Theo số liệu thống kê hiện trạng diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện là 41.911,9ha, trong đó:

- Rừng sản xuất là 8822,2ha chiếm 21,05% diện tích đất lâm nghiệp. - Rừng phòng hộ là 33089,7ha chiếm 78,95% diện tích đất lâm nghiệp. Rừng ở huyện Phong Thổ có vai trò hết sức quan trọng trong việc điều tiết nguồn nước, bảo vệ các công trình thủy điện, phòng chống lũ lụt cho khu vực hạ lưu. Những năm gần đây, được sự quan tâm, hỗ trợ của nhà nước nên diện tích rừng đã tăng đáng kể thông qua việc trồng mới và khoanh nuôi, bảo vệ rừng. * Tài nguyên khoáng sản

Theo bản đồ địa chất khoáng sản tỉnh Lai Châu trên địa bàn huyện Phong Thổ có nguồn tài nguyên khoáng sản tương đối lớn bao gồm: mỏ đất hiếm, mỏ Barít ở xã Nậm Xe, khảo sát mỏ có trữ lượng lớn, ngoài ra còn có các điểm quặng khác như: Đồng, Chì, Kẽm, Vàng, Molibden.

Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện khá phong phú, nếu được đầu tư khai thác sẽ góp phần thu hút đầu tư phát triển công nghiệp khai khoáng, phát triển thương mai - dịch vụ trên địa bàn huyện. Giải quyết việc làm cho người lao động, tăng thu ngân sách và đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội huyện Phong Thổ nói riêng và toàn tỉnh Lai Châu nói chung.

* Tài nguyên nhân văn

Phong Thổ là vùng đất có truyền thống cách mạng, nơi sinh sống lâu đời của các dân tộc chủ yếu như: Dao, H'Mông, Thái, Hà Nhì, Giáy. Phong tục tập quán: Là một huyện miền núi phía Tây Bắc, trải qua bao thế hệ sinh sống và phát

triển người dân huyện Phong Thổ vẫn giữ được bản sắc riêng của mình, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của cha ông để lại. Hàng năm người dân vẫn tổ chức các lễ hội truyền thống, văn hóa đặc sắc như: Kin Lẩu Khẩu Mẩu, Lễ hội Nàng Han, lễ hội Then Kin Pang của người Thái, lễ hội Gầu Tào của người H'Mông... cùng các trò chơi dân gian, các phong tục cơ bản vẫn được lưu giữ cho đến ngày nay. Hiện tại, người dân thường sống ở các vùng thung lũng, gần suối, có tập quán canh tác lúa nước, sinh sống thành các bản ở gần nhau, ít du canh du cư là người Thái, Kinh; Dân tộc H'Mông, Dao sống trên rẻo cao, tập trung chủ yếu ở 8 xã phía Bắc của huyện và xã Sin Suối Hồ, tập quán canh tác nương rẫy...còn lại Hà Nhì, Giáy và các dân tộc khác phân bố đều trên địa bàn huyện. 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế a. Tăng trưởng kinh tế

Trong những năm qua kinh tế huyện Phong Thổ đã có những bước chuyển biến tích cực. Cơ cấu kinh tế năm 2015:

+ Nông, lâm, thủy sản chiếm 31,00%.

+ Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản chiếm 35,2 %. + Dịch vụ - thương mại, du lịch chiếm 33,80 %.

- Tổng giá trị sản xuất đạt 1.712,723 tỷ đồng.

- Bình quân giá trị sản xuất đầu người/năm là 22 triệu đồng/người/năm. b. Chuyển dịch kinh tế

Trong giai đoạn 2005-2015, cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến khá nhanh. Sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp từ 5,23% vào năm 2005 lên 35,2 % năm 2015: nhiều sản phẩm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp mới có giá trị kinh tế cao được mở ra và phát triển khá nhanh như chế biến nông sản, khai thác khoáng sản,… và các ngành dịch vụ mới nhanh chóng xuất hiện và phát triển mạnh như: dịch vụ vận tải, du lịch, xuất nhập khẩu…Tỷ trọng ngành nông nghiệp - thủy sản có xu hướng giảm từ 68,47% năm 2005 xuống còn 31,00%, cơ cấu ngành nông nghiệp thay đổi theo hướng tập trung phát triển các cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như: Cao su, Chè, Cà Phê….

Biểu đồ 4.2. Cơ cấu kinh tế huyện Phong Thổ giai đoạn 2005-2015 4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

a. Khu vực kinh tế nông nghiệp

Năm 2015, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp là 530.944,10 triệu đồng, tăng 162.024,10 triệu đồng so với năm 2010; trong đó ngành sản xuất nông nghiệp 484.181,94 triệu đồng, tăng 147.755,24 triệu đồng so với năm 2010; Ngành lâm nghiệp 44.529,98 triệu đồng tăng 13.588,98 triệu đồng so với năm 2010; ngành nuôi trồng thủy sản 2.232,18 triệu, tăng 618,18 triệu đồng so với năm 2010 chi tiết bảng 4.1:

Bảng 4.1. Giá trị sản xuất kinh tế ngành nông nghiệp giai đoạn 2010-2015 Đơn vị: triệu đồng

TT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2015

1 Ngành nông nghiệp 368.918,70 530.944,10 1.1 Ngành sản xuất nông nghiệp 336.426,70 484.181,94 Trồng trọt 257.038,00 369.926,52 Chăn nuôi 74.504,70 107.226,42 Dịch vụ 4.884,00 7.029,00 1.2 Ngành lâm nghiệp 30.941,00 44.529,98 Trồng và nuôi rừng 6.984,00 10.051,30 Khai thác gỗ và lâm sản 18.207,00 26.203,33 Dịch vụ và lâm nghiệp khác 5.750,00 8.275,34 1.3 Ngành nuôi trồng và thủy sản 1.551,00 2.232,18 Nuôi trồng 1.168,20 1.681,26 Khai thác 301,40 433,77 Dịch vụ 81,40 117,15

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Phong Thổ (2016)

* Ngành trồng trọt

- Năng suất cây trồng: Năng suất hầu hết các loại cây trồng đều tăng lên do tích cực áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới về giống, kỹ thuật thâm canh: lúa tăng 2 %/năm, ngô tăng 3,26 %/năm, cây màu các loại tăng 2,16 %/năm, lạc tăng 3,52 %/năm, đậu tương tăng 2,38%/năm, giá trị sản xuất ngành trồng trọt năm 2015 đạt 257.038 triệu đồng, tăng 209.850,48 triệu đồng so với năm 2010.

Tổng diện tích cây lương thực có hạt năm 2015 là 8.329,00ha; tổng sản lượng lương thực cây có hạt đạt 30.634 tấn.

Cây ăn quả: Diện tích 459,6ha. Trong đó: trồng mới 6ha, diện tích cho sản phẩm 213,7ha; sản lượng đạt 1.830 tấn.

Một số cây công nghiệp ngắn ngày: Diện tích Sắn 705 ha, năng xuất 90 tạ/ha, sản lượng 6.345 tấn. Lạc, diện tích gieo trồng 359,4 ha, năng suất 8,6 tạ/ha, sản lượng đạt 310,5 tấn. Đậu tương 271,4 ha, năng xuất 10 tạ/ha, sản lượng 271,4 tấn. Cây bông diện tích 176,4ha, năng xuất 4,3 tạ/ha, sản lượng 75,9 tấn.

Cây công nghiệp dài ngày: Cây thảo quả, diện tích 883,6 ha, trong đó diện tích cho thu hoạch là 524,8 ha, năng suất đạt 1,8 tạ/ha, sản lượng đạt 94,5 tấn. Cây cao su, tổng diện tích đã trồng 1.196ha.

* Ngành chăn nuôi:

Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 2015 trên địa bàn huyện 74.505,70 triệu đồng, tăng 58.152,28 triệu so với năm 2010. Đến nay nhiều loại giống gia súc, gia cầm có chất lượng cao được đưa vào chăn nuôi như bò lai sind, lợn lai (Landrace, yorshire...), các loại gia cầm nuôi lấy thịt (gà, ngan, vịt).... đã xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi trang trại theo phương thức công nghiệp, cho khối lượng hàng hóa lớn, giá trị sản xuất tăng bình quân 4,93%/năm.

Bảng 4.2. Tình hình phát triển ngành chăn nuôi huyện Phong Thổ năm 2015

TT Vật nuôi ĐVT Năm 2010 Năm 2015

Tổng đàn gia súc Con 36.993 58.308 1 Tổng đàn trâu Con 13.095 19.666 2 Tổng đàn bò Con 657 1158 3 Tổng đàn lợn Con 23.241 37.484 4 Tổng đàn ngựa Con 797 1.753 5 Tổng đàn dê Con 1.319 2.419 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Phong Thổ (2016)

* Ngành thuỷ sản

Giá trị sản xuất thủy sản của huyện năm 2015 đạt 1,21 tỷ đồng, tăng 1,91 %/năm. Với lợi thế có hệ thống sông suối phong phú, ngành nuôi trồng thủy sản của huyện ngày càng phát triển, sản lượng thủy sản nuôi trồng thủy sản tăng nhanh trong những năm gần đây, diện tích tăng bình quân 1-3 ha/năm.

b. Khu vực kinh tế công nghiệp

Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2015 đạt 115,44 tỷ đồng, trong đó ngành công nghiệp khai thác đạt 35,43 tỷ đồng , tăng 33,73 tỷ đồng so với năm 2010; ngành công nghiệp chế biến 80,01 tỷ đồng, tăng 74,72 tỷ so với năm 2010.

Các sản phẩm chủ yếu là sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác mỏ; chế biến nông lâm sản; phân phối điện, khí đốt, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống như: sản xuất vải khổ hẹp, bông vải sợi, đồ gỗ...Công nghiệp ngoài quốc doanh và các liên doanh là chủ yếu chiếm 86,9% giá trị sản xuất ngành công nghiệp trên địa bàn, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.

c. Khu vực kinh tế dịch vụ

Trên địa bàn huyện giá trị sản xuất của khu vực kinh tế dịch vụ - thương mại tăng nhanh qua các năm. Năm 2015 đạt 578,90 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 12,3%/năm; trong đó hàng hoá phục vụ cho nhu cầu sản xuất và xây dựng chiếm 65%, nhóm hàng hoá phục vụ cho nhu cầu đời sống của nhân dân chiếm 35%. Các hoạt động dịch vụ ở trên địa bàn huyện được phát triển mạnh, năm 2015 có 570 cơ sở tham gia vào ngành thương mại dịch vụ. Bên cạnh việc cung ứng vật tư phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện một bộ phận lao động dịch vụ đã hướng vào phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống của thị trường thị xã Lai Châu và các vùng lân cận.

4.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập a. Dân số

Năm 2015, dân số của huyện Phong Thổ là 76.558 người. Trong đó nữ 37.194 người chiếm 48,58%, dân số trong tuổi lao động 41.291 người chiếm 53,93%, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,81%. Tình hình biến động dân số từ năm 2010 đến năm 2015 của huyện Phong Thổ thể hiện qua bảng 4.3:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư theo hướng nông thôn mới huyện phong thổ tỉnh lai châu (Trang 45)