Thực trạng và xu thế phát triển hệ thống điểm dân cư tại Ấn Độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư theo hướng nông thôn mới huyện phong thổ tỉnh lai châu (Trang 26)

Ấn Độ là một quốc gia đất rộng người đông, đứng thứ 2 ở Châu Á (sau Trung Quốc). Theo các chuyên gia kinh tế, đặc điểm của đất nước Ấn Độ được khái quát là nền kinh tế chậm phát triển, tài nguyên phân bố không đồng đều, mất cân đối giữa các vùng, khác biệt lớn giữa thành thị và nông thôn, bình quân thu nhập đầu người rất thấp, tốc độ tăng dân số quá nhanh, nhiều người thất nghiệp, di dân từ nông thôn ra thành thi khá lớn.

Các chuyên gia phát triển nông thôn Ấn Độ cho rằng muốn đạt được mục tiêu xây dựng nông thôn mới cần có 3 hệ thống trung tâm nông thôn được phân cấp và hoạch định như sau: Hệ thống trung tâm thứ nhất gọi là làng trung tâm, có chức năng đảm bảo các dịch vụ cơ bản cho dân cư trong làng cũng như các khu vực xung quanh. Hệ thống trung tâm thứ hai được gọi là trung tâm dịch vụ, có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ ở mức trung bình. Hệ thống trung tâm thứ ba là trung tâm phát triển, đáp ứng các nhu cầu dịch vụ ở mức độ cao. Các trung tâm

trên không chỉ đơn thuần là nơi có hạ tầng kỹ thuật thích ứng mà còn là các điểm nút để tổ chức toàn bộ hoạt động phát triển cho từng vùng, từng địa phương.

Các kế hoạch 5 năm của Nhà nước Ấn Độ luôn chú ý tới việc xoá bỏ đói nghèo, cải thiện điều kiện vật chất và đời sống cho người nghèo, phát triển các trung tâm thị trường và dịch vụ cho các vùng nông thôn sâu trong nội địa, đồng thời chú ý nâng cấp giáo dục, đầu tư cho các nhu cầu về tinh thần. Sự cố gắng của Chính phủ Ấn Độ trên bình diện quốc gia đã phần nào làm cho bộ mặt nông thôn thay đổi. Tuy nhiên, kết quả phát triển nông thôn không được như mong muốn, sự phân hoá giàu nghèo ở nông thôn lại tăng lên, mục tiêu giảm chênh lệch giữa khu vực nông thôn - thành thị không đạt được (Vũ Thị Bình, 2007). 2.2.3. Thực trạng và xu thế phát triển hệ thống điểm dân cư tại Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Là một nước nông nghiệp lâu đời, có diện tích lớn nhưng dân số cũng đông nhất thế giới. đơn vị ở cơ sở của Trung Quốc là làng hành chính. Trong một số trường hợp làng hành chính trùng với làng truyền thống, nhưng thông thường thì làng truyền thống được chia thành hay hay nhiều làng hành chính. Trung Quốc có trên 800.000 làng hành chính, mỗi làng có từ 800 đến 900 dân. Có thời gian lao động nông thôn bị dư thừa khiến cho Trung Quốc phải khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, đây chính là con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. điều này tránh cho việc phát triển dân số quá đông tại các thành phố và khu công nghiệp. Người nông dân có thời cơ để làm giàu, nông thôn phát triển mạnh, mức sống của thành thị và nông thôn xích lại gần nhau. Các đô thị lớn của Trung Quốc có quá trình lịch sử lâu đời, chúng được gắn kết với các điểm dân cư nông thôn bằng hệ thống giao thông rất thuận lợi. Chúng được phân bố tương đối tập trung theo các dải hoặc lan toả đồng tâm cho phù hợp với đặc điểm địa lý tự nhiên nhiều dạng địa hình và rộng lớn của Trung Quốc (Nguyễn Thế Bá, 2004).

2.3. ĐẶC ĐIỂM VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐIỂM DÂN CƯ Ở VIỆT NAM 2.3.1. Xu hướng biến đổi cơ cấu dân số, lao động trong điểm dân cư nông thôn Khác với trước đây, dưới tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật, nền nông nghiệp của nước ta đang chuyển biến mạnh mẽ, theo xu hướng phá thế độc canh và phát triển ngày càng đa dạng, phong phú. Mặt khác, việc cơ giới hóa cũng từng bước được tăng cường nên đã xuất hiện tầng lớp dân cư bán nông

nghiệp và phi nông nghiệp ở nông thôn. Thêm vào đó, cũng như nhiều nước trên thế giới, chúng ta đang nỗ lực phấn đấu theo xu hướng đô thị hóa đất nước một cách có kiểm soát để từng bước giảm dần sự khác biệt giữa đô thị và nông thôn. Vì vậy sẽ từng bước xuất hiện ở nông thôn một số loại hình công nghiệp như công nghiệp chế biến nông sản, chế biến thức ăn gia súc, một số xí nghiệp chế biến gia công các hàng tiêu dùng với quy mô nhỏ... Các nhân tố này sẽ là cơ sở cho việc hình thành tầng lớp công nhân ở ngay tại địa bàn nông thôn.

Không những thế, cùng với sự tăng dần mức sống của người dân ở nông thôn, tác động của nền kinh tế thị trường cũng sẽ từng bước xóa bỏ phương thức sản xuất tự cấp tự túc, đẩy nhanh tỷ lệ lao động phi nông nghiệp. Vì vậy trong giai đoạn hiện nay cơ cấu dân số nông thôn đang có những biến đổi quan trọng. Người lao động ở nông thôn không chỉ hầu hết là nông dân sản xuất nông nghiệp như trước nữa mà sẽ có công nhân nông nghiệp, công nhân công nghiệp, các thành phần thương nghiệp, dịch vụ...

Đối với các điểm dân cư lâm nghiệp, tình hình cũng tương tự. Việc gia công chế biến lâm sản cũng từng bước được hình thành ở đây. Các xí nghiệp như thế cũng góp phần làm giảm áp lực ở các đô thị và làm xuất hiện tầng lớp công nhân công nghiệp ở các điểm dân cư này. Bằng những quan sát thực tế và những phân tích tương tự, chúng ta có thể thấy xu hướng hình thành tầng lớp công nhân công nghiệp tại các điểm dân cư ngư nghiệp, với sự hình thành của các xí nghiệp chế biến hoặc sơ chế thủy sản, các xí nghiệp sửa chữa tàu thuyền với quy mô thích hợp (Đỗ Đức Viêm, 1997).

2.3.2. Thực trạng kiến trúc cảnh quan điểm dân cư nông thôn

Hầu hết các công trình kiến trúc có giá trị tiêu biểu cho kiến trúc cổ Việt Nam đều nằm ở các làng xã. Đó là những ngôi đình làng, ngôi chùa và gần đây là những nhà thờ nằm sau luỹ tre làng, là trung tâm chứa đựng mọi sinh hoạt văn hoá của cộng đồng dân cư sống trong làng xã.

Đời sống ngày càng được cải thiện dẫn đến sự thay đổi trong bộ mặt nhà ở, đến trang trí nội thất của người dân vùng nông thôn. Tỷ lệ nhà ngói, nhà kiên cố rất cao, ước khoảng trên 80%, số hộ nông dân đã có nhà riêng lợp ngói, nơi có tỷ lệ cao có thể tới 95%, tại nông thôn hiện có các nhà mái bằng 2-3 tầng kiên cố, có kiến trúc gần gũi với thành thị.

Kiến trúc nông thôn các vùng có các dạng nhà hình ống, thường ở những trục đường chính, những khu đất giãn dân, những khu ven đô thị. Nhà ở có xu hướng chuyển dịch ra gần các trục đường chính thuận tiện cho giao thông và kinh doanh dịch vụ. Bố cục không gian nhà theo chiều dọc, ảnh hưởng nhiều phố thị. Loại nhà trên góp phần cải thiện điều kiện ở, phục vụ hoạt động kinh doanh dịch vụ của một bộ phận dân cư, song nó làm mất đi nét dân gian. Đây là một giải pháp tình thế phát sinh do quá trình phát triển không có kiểm soát của một bộ phận dân cư nông thôn để tiếp ứng với nền kinh tế thị trường.

* Các tiêu chí phân loại nhà:

- Nhà kiên cố: Gồm các loại nhà biệt thự, nhà xây nhiều tầng hoặc các căn hộ trong nhà xây nhiều tầng, nhà lắp ghép cấu kiện bê tông cốt thép nhiều tầng, nhà xây mái bằng.

- Nhà bán kiên cố: Gồm ngôi nhà có tường xây, ghép gỗ, khung gỗ và có mái lợp bằng ngói, tôn, tấm lợp... hoặc xây dựng bằng các vật liệu tương đương.

- Nhà khung gỗ lâu bền, mái lá: Gồm những ngôi nhà có khung chịu lực làm bằng gỗ có niên đại sử dụng trên 15 năm, mái lợp bằng tranh, tre, nứa, lá, giấy dầu...

- Nhà đơn sơ: các loại nhà ở không thuộc một trong hai nhóm trên.

Các công trình công cộng ở làng không chỉ là cổng làng, đường làng, giếng làng mà còn là nhà văn hoá, nhà uỷ ban, nhà trẻ, trường học, trạm xá… ngoài ra là các không gian, các quỹ vật thể khác như: làng, chợ làng và cây đa, bến nước…

Nhìn chung, các công trình kiến trúc công cộng trong làng xã thường không to lớn trừ một số công trình đặc bịêt (nhà thờ và một số đình chùa của những làng có điều kiện đặc biệt).

Ngày nay, cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và sự tăng trưởng dân số tuyệt đối tại khu vực nông thôn, kiến trúc nông thôn đã được phát triển với 4 nội dung chính:

+ Ngói hoá và kiên cố hoá nhà ở nông thôn bằng nguồn lực tự có của nhân dân thay thế dần dần nhà tranh vách đất.

+ Phát triển các công trình dịch vụ công cộng như trường học, nhà trẻ, đường làng ngõ xóm và các công trình tiện ích công cộng.

+ Cải tạo, trùng tu, nâng cấp các công trình di sản văn hoá, tôn giáo, tưởng niệm…

+ Xây dựng phát triển các thị tứ mới ở các vùng nông thôn giữ vai trò là trung tâm xã, tiểu vùng hoặc cụm xã, là đầu mối thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá ở khu vực nông thôn theo hướng: “ly nông bất ly hương” đã tạo ra một bộ mặt kiến trúc mới cho khu vực nông thôn.

Vào những năm cuối của thập kỷ 70, hưởng ứng Nghị quyết IV và sau này là Nghị quyết V của Ban chấp hành Trung ương Đảng, cùng với việc quy hoạch đồng bộ xây dựng địa bàn cấp huyện theo các lĩnh vực khác nhau như bố trí lại sản xuất, xây dựng công trình hạ tầng, các công trình phục vụ công cộng, nhà ở cũng được nghiên cứu theo hướng “ cải tạo mạng lưới dân cư trên địa bàn huyện, tổ chức đời sống ở nông thôn” công việc nghiên cứu về nhà ở lúc này chia làm hai loại:

+ Nhà ở tại huyện lỵ, thị trấn đưa ra một số mẫu “thiết kế giống các thành phố”.

+ Nhà ở tại các làng xã nông thôn thì chỉ chú trọng đến nhà ở nông thôn đơn thuần nông nghiệp.

Đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về nhà ở nông thôn cho nhiều vùng khác nhau nhưng trong đó có đồ án nhà ở cho vùng cói Thái Bình của nhóm tác giả Trần Trọng Chi: “Đồ án đã nghiên cứu giải quyết đồng bộ, có hệ thống việc tổ chức cuộc sống cộng đồng ở nông thôn vùng cói bắt đầu từ ngôi nhà ở, với giếng nước, nhà vệ sinh, sân vườn, chuồng chăn nuôi rồi đến các công trình văn hoá…”.

Sau Nghị quyết 10, nông dân được nhận khoán ruộng và hoàn toàn tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Tất cả những cơ sở vật chất phục vụ cho việc sản xuất theo hộ gia đình cho đến nay được phát huy hết tác dụng, nhà ở nông thôn lại phải nâng cấp cải tạo mở rộng để phù hợp với hướng sản xuất, nhà ở không gian kiểu mới - kiểu phi nông nghịêp.

Thực tiễn trong vài năm gần đây, nhà ở nông thôn đã được xây dựng và phát triển mạnh mẽ kể cả về số lượng và chất lượng, nhiều làng xã phát triển kinh tế nhiều thành phần, thu nhập cao đã xây dựng nhiều nhà ở 2-3 tầng. Nhiều nhà kiểu biệt thự đầy đủ tiện nghi, không gian sinh hoạt ngăn nắp hợp lý trên toàn bộ khuôn viên đất ở đã tạo những nét mới làm thay đổi bộ mặt kiến trúc làng quê truyền thống.

2.3.3. Mối quan hệ giữa đô thị hóa với phát triển điểm dân cư nông thôn nước ta trong giai đoạn hiện nay nước ta trong giai đoạn hiện nay

Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, nước ta đã có nhiều thay đổi lớn đặc biệt là sự phát triển mạnh về kinh tế, việc gia nhập các tổ chức quốc tế: WTO, ASEAN... đã và đang tạo tiền đề sức mạnh cho phát triển nền kinh tế nước nhà. Nhờ chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới Việt Nam đã và đang tiếp thu những khoa học kỹ thuật hiện đại, ngoài ra với một nền chính trị ổn định Việt Nam đang là địa bàn thích hợp cho các nhà đầu tư nước ngoài. Chính vì những lý do đó mà quá trình CNH - HĐH trên lãnh thổ Việt Nam đang diễn ra rất mạnh mẽ đã tác động và làm cho quá trình đô thị hóa nông thôn diễn ra rất nhanh.

Quá trình đô thị hóa đã và đang tác động mạnh mẽ làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và ảnh hưởng tới việc sắp xếp lại mạng lưới các điểm dân cư trên cả nước, điều đó được thể hiện trên các mặt:

- Phát triển mở rộng, nâng cấp các thành phố, thị xã, thị trấn theo quy hoạch nhằm phát huy tiềm năng của mạng lưới đô thị hiện có, khống chế dân số các thành phố lớn, tạo yếu tố tích cực thúc đẩy sự phát triển của các đô thị vừa và nhỏ (các thị xã, thị trấn, thị tứ).

- Tạo điều kiện đẩy nhanh sự phát triển của các thi trấn huyện lỵ và các thị tứ. Đây là đầu mối quan trọng nối tiếp giữa đô thị và nông thôn.

- Trong điều kiện kinh tế, thị trường hiện nay, có thể đô thị hóa ngay trong từng làng xã trên cả hai mặt cơ bản chuyển lao động nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng từng bước cơ sở hạ tầng, xây dựng phát triển vầ hoàn thiện điểm dân cư, cải thiện đời sống nông thôn tiến tới tương đương cuộc sống ở đô thị (Đỗ Đức Viêm, 1997).

2.3.4. Những quy định về quản lý, quy hoạch xây dựng và phát triển điểm dân cư dân cư

Trong quá trình phát triển, các điểm dân cư (đô thị và nông thôn) ở nước ta phần lớn được hình thành và phát triển một cách tự phát gây tình trạng xây dựng lộn xộn, manh mún, không thống nhất, không đồng bộ, sử dụng đất không hiệu quả làm khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước đối với đất điểm dân cư đồng thời cũng gây khó khăn cho việc tu sửa cải tạo và xây dựng mới. Chính vì vậy, hiện nay Nhà nước ta đã ban hành một số văn bản về quy định và quản lý trong quy hoạch và phát triển điểm dân cư.

2.3.4.1. Những quy định về quản lý đất đai

Quản lý đất đai theo quy hoạch đã được ghi cụ thể trong Luật Đất đai hiện hành. Trong phạm vi điểm dân cư nông thôn bao gồm các loại đất phân theo các mục đích sử dụng như: đất ở; đất nông nghiệp (đất vườn, ao thả cá trong khuôn viên của hộ gia đình và có thể có một số đất nông nghiệp khác nằm xen kẽ trong dân cư, do UBND xã quản lý sử dụng); đất lâm nghiệp (nếu có); đất chuyên dùng; đất phi nông nghiệp; đất chưa sử dụng (nếu có).

Theo quy định của Luật Đất đai, Nhà nước thống nhất quản lý các loại đất và giao cho hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức sử dụng theo đúng mục đích và có hiệu quả.

2.3.4.2. Những quy định về quản lý quy hoạch xây dựng

Quy hoạch xây dựng cho khu vực nông thôn là công việc được triển khai thực hiện đối với từng điểm dân cư nông thôn kể cả điểm dân cư nông thôn là trung tâm xã, thị tứ, trung tâm cụm liên xã. Công tác quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn bao gồm quy hoạch xây dựng các điểm dân cư nông thôn mới và quy hoạch cải tạo xây dựng phát triển các điểm dân cư nông thôn hiện có.

Phương án quy hoạch xây dựng và phát triển một điểm dân cư nông thôn mới, hoặc quy hoạch cải tạo xây dựng một điểm dân cư nông thôn hiện có, sau khi đã được phê duyệt sẽ trở thành căn cứ để triển khai công tác xây dựng. Đồng thời nó cũng là cơ sở pháp lý cùng với hệ thống pháp luật và chính sách của Nhà nước làm căn cứ để quản lý công tác cải tạo, xây dựng và kiểm soát quá trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư theo hướng nông thôn mới huyện phong thổ tỉnh lai châu (Trang 26)