Xây dựng mô hình quy hoạch chi tiết điểm dân cư bản Vàng Pheo xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư theo hướng nông thôn mới huyện phong thổ tỉnh lai châu (Trang 41)

Mường So huyện Phong Thổ

- Hiện trạng sử dụng đất điểm dân cư bản Vàng Pheo

- Thiết kế mô hình điểm dân cư theo tiêu chí nông thôn mới bản Vàng Pheo 3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu

- Nguồn số liệu thứ cấp: Thu thập tư liệu, số liệu có sẵn từ các cơ quan nhà nước, các sở, các phòng ban trong huyện, các thư viện, trung tâm nghiên cứu… Một số tài liệu cần thu thập: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của huyện và các xã, niên giám thống kê trong 5 năm gần đây của huyện, báo cáo quy hoạch sử dụng đất của huyện, tình hình phân bố dân cư, lao động trên địa bàn huyện, các văn bản pháp luật có liên quan đến tình hình sử dụng đất điểm dân cư.

- Nguồn số liệu sơ cấp: Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp điều tra trực tiếp tại các xã thông qua các cán bộ chủ chốt và người dân điều tra bổ sung từ thực địa, bao gồm các số liệu sau:

+ Tìm hiểu các thông tin về sự hình thành và phát triển các điểm dân cư, phong tục tập quán sinh sống của các dân tộc.

+ Quan sát thực địa chụp ảnh cảnh quan minh hoạ về thực trạng kiến trúc cảnh quan chung của các điểm dân cư: nhà ở, trường học, trạm y tế, giao thông, công trình cấp điện, cấp nước…

+Khảo sát khu vực điểm dân cư thiết kế mô hình quy hoạch chi tiết. 3.5.2. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu và tổng hợp

Sử dụng phần mềm Excel để xử lý nguồn số liệu thứ cấp từ đó dự báo dân số, tổng hợp kết quả dự báo nhu cầu cấp đất ở mới và tổng hợp các kết quả phân loại hệ thống điểm dân cư huyện Phong Thổ năm 2015, thống kê toàn bộ diện tích đất đai của huyện để mô tả đặc điểm của các điểm dân cư.

3.5.3. Phương pháp phân loại điểm dân cư

3.5.3.1. Phân cấp một số chỉ tiêu đánh giá điểm dân cư

Việc phân loại hệ thống điểm dân cư để thấy được đặc điểm, tính chất, quy mô của từng điểm dân cư. Từ đó, xác định được vai trò và vị trí của các điểm dân cư đó trong quá trình phát triển, sẽ làm căn cứ để đưa ra những định hướng cho phát triển hệ thống điểm dân cư trong tương lai một cách hợp lý.

Việc phân loại điểm dân cư căn cứ dựa trên các văn bản pháp quy và những đặc trưng của điểm dân cư địa phương để đánh giá, phân loại.

Các căn cứ pháp quy để lựa chọn chỉ tiêu phân loại điểm dân cư bao gồm: - Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) 4418 năm 1987 về hướng dẫn lập đồ án quy hoạch xây dựng huyện.

- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 về việc Ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới.

- Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20 tháng 02 năm 2013 về sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

Dựa trên các căn cứ pháp lý và điều kiện cụ thể của địa phương tôi chọn 4 chỉ tiêu để đánh giá phân loại các điểm dân cư huyện Phong Thổ như sau:

* Chỉ tiêu A: Đánh giá điểm dân cư theo vai trò, ý nghĩa của điểm dân cư với sự phân cấp mức độ là:

- A1 (3 điểm): Điểm dân cư có ý nghĩa lớn về hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của huyện và các trung tâm cụm xã.

- A2 (2 điểm): Điểm dân cư có ý nghĩa về kinh tế, văn hóa, xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của xã.

- A3 (1điểm): Các điểm dân cư còn lại.

* Chỉ tiêu B: Đánh giá điểm dân cư theo mật độ dân số và diện tích điểm dân cư với sự phân cấp mức độ là:

- B1(3điểm): Điểm dân cư có bình quân diện tích đất điểm dân cư theo nhân khẩu >=75m2.

- B2(2điểm): Điểm dân cư có bình quân diện tích đất điểm dân cư theo nhân khẩu từ 50-75m2.

- B3(1điểm): Điểm dân cư có bình quân diện tích đất điểm dân cư theo nhân khẩu <=50m2.

* Chỉ tiêu C: Đánh giá cơ sở hạ tầng của điểm dân cư theo hệ thống đường giao thông và hạ tầng thiết yếu như: hệ thống cấp điện, hệ thống cấp nước với sự phân cấp mức độ là:

cấp điện, cấp nước được đảm bảo. Trong đó: tỷ lệ đường trục chính được cứng hóa đạt chuẩn > 90%, đường ngõ xóm được cứng hóa >70% -100%, tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn đạt trên 95% và tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn quốc gia đạt trên 70%.

- C2 (2điểm): Điểm dân cư có điều kiện giao thông khá thuận tiện . Trong đó: tỷ lệ đường trục thôn, bản được cứng hóa đạt chuẩn từ 30%-90%, đường ngõ xóm được cứng hóa đạt từ 50% -70%, tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn đạt từ 90% -95% và tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn quốc gia đạt từ 50%-70%.

- C3 (1điểm): Điểm dân cư có điều kiện giao thông khó khăn. Trong đó: tỷ lệ đường trục thôn, bản được cứng hóa đạt chuẩn < 30% và đường ngõ xóm được cứng hóa < 50%, tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn đạt dưới 90% và tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn quốc gia đạt dưới 50%.

* Chỉ tiêu D: Đánh giá điểm dân cư theo tình trạng nhà ở của dân với sự phân cấp mức độ đó là:

- D1(3điểm): Điểm dân cư có tỷ lệ nhà ở kiên cố và bán kiên cố đạt >65% tổng số nóc nhà và không có nhà tạm dột nát.

- D2(2 điểm): Điểm dân cư có tỷ lệ nhà ở kiên cố và bán kiên cố đạt từ 50% - 65% tổng số nóc nhà và không có nhà tạm dột nát.

- D3(1 điểm): Điểm dân cư có tỷ lệ nhà ở kiên cố và bán kiên cố đạt <50% tổng số nóc nhà.

3.5.3.2. Tổng hợp điểm phân loại hệ thống điểm dân cư nông thôn

Căn cứ vào 4 chỉ tiêu trên tiến hành đánh giá và tổng hợp số điểm để phân loại điểm dân cư theo các thang điểm:

- Điểm dân cư loại I là điểm dân cư có số điểm đạt >9 điểm. - Điểm dân cư loại II là điểm dân cư có số điểm đạt từ 6 -9 điểm. - Điểm dân cư loại III là điểm dân cư có số điểm < = 6 điểm. 3.5.4. Phương pháp xây dựng bản đồ

Bản đồ hiện trạng điểm dân cư của huyện Phong Thổ năm 2015 được xây dựng bằng phần mềm Microstation dựa trên nền bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

được thể hiện trên nền bản đồ hiện trạng với tỷ lệ thích hợp. Sử dụng phần mềm MicroStation V8i (SELECTseries 3) để xây dựng bản đồ hiện trạng, bản đồ định hướng điểm dân cư.

Bản đồ quy hoạch chi tiết điểm dân cư bản Vàng Pheo xã Mường So huyện Phong Thổ bằng phần mềm Autocad, MicroStation V8i (SELECTseries 3).

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Phong Thổ có diện tích tự nhiên 102.924,9ha, được thành lập năm 2002 trên cơ sở chia tách huyện Phong Thổ (cũ) thành 2 huyện Phong Thổ và Tam đường; ngày 27/12/2006 Chính phủ ban hành Nghị định số 156/2006/NĐ- CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính các xã, huyện trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Huyện gồm 18 đơn vị hành chính cấp xã và thị trấn. Với vị trí tiếp giáp như sau (UBND huyện Phong Thổ, 2013a,b):

- Phía Bắc tiếp giáp huyện Kim Bình tỉnh Vân Nam Trung Quốc.

- Phía Đông giáp xã Y Tý, Sàng Ma Sáo, Trung Lèng Hồ huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai và giáp Trung Quốc.

- Phía Tây và Tây Nam tiếp giáp huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.

- Phía Nam giáp các xã Pa Tần, Phìn Hồ huyện Sìn Hồ, Xã Nậm Loỏng thành phố Lai Châu, các xã Sùng Phài, Thèn Sin, Tả Lèng huyện Tam Đường.

Với vị trí địa lý như trên Phong Thổ điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu phát triển kinh tế, trao đổi, tiếp thu khoa học kỹ thuật, đặc biệt là dịch vụ xuất nhập khẩu, du lịch, là cầu nối của tỉnh Lai Châu với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc qua cửa khẩu quốc tế Ma Lù Thàng.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Địa hình huyện Phong Thổ phổ biến là đồi, núi; địa hình thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam, xen kẽ là những thung lũng hẹp, được chia thành các vùng như sau:

- Địa hình núi cao: phía Bắc của huyện có độ dốc lớn, tầng đất mỏng

không có khả năng mở rộng đất nông nghiệp; tập trung ở đây hầu hết tài nguyên rừng của cả huyện do vậy biện pháp quan trọng hàng đầu là phải bảo vệ rừng đầu nguồn, bảo vệ tài nguyên.

- Địa hình vùng núi thấp: phía Nam và Tây Nam của huyện, hầu hết là đất

đồi núi, một số nơi nông dân khai thác dưới hình thức nương rẫy. Đất có khả năng sử dụng vào mục đích nông nghiệp, phương hướng chủ yếu là bảo vệ, trồng rừng phòng hộ, trồng cây lâu năm kết hợp với cây thảo quả.

- Địa hình bằng phẳng: Phân bố xen kẽ ở cac vùng trung tâm của thị trấn

và các xã bao gồm toàn bộ diện tích đất màu, bằng phẳng. Phần lớn đã được khai thác sử dụng vào mục đích nông nghiệp. Biện pháp hữu hiệu là tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, nhất là nguồn nước tưới để thâm canh tăng vụ, tăng hệ số sử dụng đất.

4.1.1.3. Khí hậu

Huyện Phong Thổ nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh và khô, mùa hè nóng ẩm và mưa nhiều. Phần lớn lãnh thổ có mưa từ tháng 4 đến tháng 10 với lượng mưa chiếm gần 90% tổng lượng mưa cả năm.

Nhiệt độ không khí trung bình năm là 25,840C. Nhiệt độ trung bình thấp nhất là 19,50C và trung bình cao nhất là 31,400C, tháng có nhiệt độ trung bình cao hơn 230C phổ biến từ tháng 8 đến tháng 11. Các tháng có nhiệt độ trên 200C phổ biến từ tháng 2 đến tháng 4 và chỉ xảy ra ở các vùng có độ cao dưới 500 m. Biên độ nhiệt ngày đêm trung bình năm 8,30C, tháng 3 có biên độ lớn nhất là 10,30C và tháng 7 có biên độ nhiệt ngày đêm nhỏ nhất là 6,40C. Do đặc điểm về địa hình do vậy chế độ nhiệt ở mỗi vùng có sự chênh lệch nhau khá lớn.

4.1.1.4. Thuỷ văn

Phong Thổ nằm trong lưu vực của sông Nậm Na bắt nguồn từ vùng núi cao chảy qua địa bàn huyện Phong Thổ (chảy qua các xã Ma Ly Pho, Hoang Thèn và thị trấn Phong Thổ độ dài khoảng 18 km, hướng chảy chính là hướng Tây Bắc - Đông Nam), ngoài ra trên địa bàn huyện còn có hệ thống các suối: Suối Nậm Cúm, Suối Nậm Lùm, Suối Nậm Pạt, Suối Nậm So.

4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên * Tài nguyên đất

Tài nguyên đất huyện Phong Thổ - tỉnh Lai Châu có 3 nhóm đất chính, thuộc 17 loại đất. Đặc điểm các loại đất và đề xuất hướng sử dụng với mỗi loại đất cụ thể như sau:

a. Nhóm đất đỏ vàng

Quá trình tích luỹ lại những sản phẩm đá phong hoá là quá trình chủ đạo hình thành nhóm đất này. Đất có thành phần cơ giới trung bình đến thịt nặng, kết cấu đất tương đối bền chặt, ít xảy ra tình trạng sạt lở. Đất có tầng dày, độ dốc cấp IV-VI Có thể bố trí các loại cây lâu năm và khoanh nuôi, trồng rừng, phần diện tích có độ dốc thấp hơn 250 có thể trồng các hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

b. Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi

Nhìn chung đây là loại đất tốt, rất thích hợp trồng cây dài ngày, một số diện tích ở địa hình bằng thoải có thể phát triển lương thực, hoa màu và cây công nghiệp. Với tầng đất khá dày, độ dốc cấp VI (>250), với độ dốc này nên bố trí khoanh nuôi bảo vệ và trồng rừng, thích hợp với một số cây công nghiệp dài ngày như cây ăn quả ôn đới, cây dược liệu. Đối với nơi có độ dốc > 250 nên bố trí khoanh nuôi bảo vệ và trồng rừng.

c. Nhóm đất dốc tụ

Phần lớn diện tích đất thung lũng dốc tụ được sử dụng trồng hai vụ lúa nước; Đất phân bố chủ yếu ở các xã Mường So, Ma Li Pho, Hoàng Thèn, Bản Lang, Sin Suối Hồ. Hướng sử dụng đối với vùng thấp có thể trồng hai vụ lúa nước, 1vụ lúa kết hợp 1 vụ màu, cần chú ý khử chua, để ải, nên bố trí trồng xen canh cây họ đậu để tăng cường cải tạo đất.

* Tài nguyên nước

huyện khá phong phú về mùa mưa với lượng dòng chảy chiếm khoảng 60-80% tổng lượng dòng chảy trong năm nhưng lại cạn kiệt và mùa khô với lượng dòng chảy chỉ chiếm khoảng 20% tổng lượng dòng chảy trong năm, dẫn đến tình trạng thiếu nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất.

Nước khoáng - nóng: Hiện tại huyện có một sốđiểm nước khoáng ở xã Ma Ly Chải và thị trấn Phong Thổ có thể khai thác phục vụ cho du lịch nghỉ dưỡng; ngoài ra, một số mạch nước nhỏ khác có chất lượng tốt, có thể sử dụng phục vụ sinh hoạt và phát triển sản xuất nông nghiệp. Trong tương lai cần được đầu tư, xây dựng để phục vụ cho mục đích sinh hoạt và tạo điểm tham quan du lịch.

* Tài nguyên rừng

Theo số liệu thống kê hiện trạng diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện là 41.911,9ha, trong đó:

- Rừng sản xuất là 8822,2ha chiếm 21,05% diện tích đất lâm nghiệp. - Rừng phòng hộ là 33089,7ha chiếm 78,95% diện tích đất lâm nghiệp. Rừng ở huyện Phong Thổ có vai trò hết sức quan trọng trong việc điều tiết nguồn nước, bảo vệ các công trình thủy điện, phòng chống lũ lụt cho khu vực hạ lưu. Những năm gần đây, được sự quan tâm, hỗ trợ của nhà nước nên diện tích rừng đã tăng đáng kể thông qua việc trồng mới và khoanh nuôi, bảo vệ rừng. * Tài nguyên khoáng sản

Theo bản đồ địa chất khoáng sản tỉnh Lai Châu trên địa bàn huyện Phong Thổ có nguồn tài nguyên khoáng sản tương đối lớn bao gồm: mỏ đất hiếm, mỏ Barít ở xã Nậm Xe, khảo sát mỏ có trữ lượng lớn, ngoài ra còn có các điểm quặng khác như: Đồng, Chì, Kẽm, Vàng, Molibden.

Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện khá phong phú, nếu được đầu tư khai thác sẽ góp phần thu hút đầu tư phát triển công nghiệp khai khoáng, phát triển thương mai - dịch vụ trên địa bàn huyện. Giải quyết việc làm cho người lao động, tăng thu ngân sách và đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội huyện Phong Thổ nói riêng và toàn tỉnh Lai Châu nói chung.

* Tài nguyên nhân văn

Phong Thổ là vùng đất có truyền thống cách mạng, nơi sinh sống lâu đời của các dân tộc chủ yếu như: Dao, H'Mông, Thái, Hà Nhì, Giáy. Phong tục tập quán: Là một huyện miền núi phía Tây Bắc, trải qua bao thế hệ sinh sống và phát

triển người dân huyện Phong Thổ vẫn giữ được bản sắc riêng của mình, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của cha ông để lại. Hàng năm người dân vẫn tổ chức các lễ hội truyền thống, văn hóa đặc sắc như: Kin Lẩu Khẩu Mẩu, Lễ hội Nàng Han, lễ hội Then Kin Pang của người Thái, lễ hội Gầu Tào của người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư theo hướng nông thôn mới huyện phong thổ tỉnh lai châu (Trang 41)