- Ta biết máu từ tim ra sẽ chảy vào trong các mao mạch nên
1. Hiện tượng dính ướt và không dính ướt
ƯỚT
HIỆN TƯỢNG MAO DẪN
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hiểu được hiện tượng dính ướt và không dính ướt; hiểu được nguyên nhân của các hiện tượng này.
- Hiểu được hiện tượng mao dẫn và nguyên nhân của nó. 2. Kỹ năng
- Giải thích được hiện tượng mao dẫn đơn giản thường gặp trong thực tế.
- Biết sử dụng công thức tính độ chênh lệch mực chất lỏng ở hiện tượng mao dẫn để giải một số bài tập trong một số trường hợp.
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Một số thí nghiệm hiện tượng dính ướt và không dính ướt.
- Một số ống mao dẫn có đường kính khác nhau và hai tấm thủy tinh. 2. Học sinh
- Xem bài và chuẩn bị các câu hỏi trong SGK.
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1 (………phút) : KIỂM TRA BÀI CŨ
- Cấu trúc và chuyển động nhiệt của chất lỏng như thế nào? - Hiện tượng căng mặt ngoài là gì?
- Nêu các đặc điểm của lực căng mặt ngoài.
Hoạt động 2 (………phút) : HIỆN TƯỢNG DÍNH ƯỚT và KHÔNG DÍNH ƯỚT. Hoạt động của GV Hoạt động dự kiến của
HS
Nội dung chính của bài
- Nêu câu hỏi.
- Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Làm thí nghiệm
+ Đổ nhẹ vải giọt nước và thuỷ ngân lên tấm thủy tinh.
+ Quan sát hiện tượng. + So sánh kết quả và rút ra nhận xét.
1. Hiện tượng dính ướt và không dính ướt dính ướt
a) Quan sát (SGK)
- Nhỏ giọt nước lên tấm thủy tinh sạch thì nước chảy lan ra → nước dính ướt thủy tinh.
- Nhỏ giọt thủy ngân lên tấm thủy tinh sạch thì thuỷ ngân thu về dạng hình cầu hơi dẹp → thủy ngân không dính ướt thủy tinh.
Nhận xét : Tùy thuộc vào bản chất của chất lỏng và chất rắn mà có thể xảy ra hiện tượng dính ướt hay không dính ướt.
- Gợi ý để HS giải thích : hiện tượng dính ướt và không dính ướt là do sự khác nhau về tương tác giữa các phân tử chất rắn với các phân tử chất lỏng. - Hướng dẫn và quan sát hiện tượng - Đọc SGK và giải thích hiện tượng. - Tìm hiểu ứng dụng của hiện tượng này. - Nhận xét mặt thoáng chất lỏng sát thành bình và đưa ra ý kiến giải thích.
- Khi lực tương tác giữa các phân tử chất rắn với các phân tử chất lỏng
mạnh hơn lực hút giữa các phân tử chất lỏng với nhau thì có hiện tượng dính ướt.
- Khi lực tương tác giữa các phân tử chất rắn với các phân tử chất lỏng yếu
hơn lực hút giữa các phân tử chất lỏng với nhau thì có hiện tượng không dính ướt.
c) Ứng dụng của hiện tượng dính ướt - Loại bẩn quặng. d) Dạng mặt chất lỏng ở chỗ tiếp giáp với thành bình - Khi chất lỏng dính ướt thành bình thì lực hút giữa các phân tử chất rắn và chất lỏng kéo mép chất lỏng lên, làm cho mặt chất lỏng ở chỗ sát thành bình là một mặt lõm.
- Khi chất lỏng không dính ướt thành bình thì lực hút giữa các phân tử chất lỏng kéo mép chất lỏng hạ xuống, làm cho mặt chất lỏng ở chỗ sát thành bình là một mặt lồi.
Hoạt động 3 (………phút) : HIỆN TƯỢNG MAO DẪN Hoạt động của GV Hoạt động dự kiến của
HS
Nội dung chính của bài
- Hướng dẫn và quan sát HS làm thí nghiệm.
- Nhận xét kết quả - Nhận xét câu trả lời
- Làm thí nghiệm về hiện tượng mao dẫn. (như hình 54.3).
- Quan sát hiện tượng và nhận xét mực chất lỏng bên trong và bên ngoài ống.(trả lời câu hỏi C2)
- Hình thành kiến thức: Thế nào là hiện tượng mao dẫn?
- tìm hiểu công thức