công nghiệp tỉnh Bắc Giang
Đối với chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp thông thường phát sinh từ các doanh nghiệp trong KCN được thực hiện tương đối tốt. Các doanh nghiệp trong các KCN đều thực hiện thu gom, ký hợp đồng thuê các các doanh nghiệp có chức năng thu gom, vận chuyển đem đi xử lý theo đúng quy định (Sở TN&MT tỉnh Bắc Giang, (2018)).
Đối với phế liệu: Các doanh nghiệp thực hiện thu gom và ký hợp đồng bán cho các đơn vị tái chế chất thải.
Đối với chất thải nguy hại: Các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thực hiện đăng ký chủ nguồn thải với Sở Tài nguyên và Môi trường, thuê đơn vị có chức năng vận chuyển, đem đi xử lý theo quy định. Tuy nhiên, bên cạnh những doanh nghiệp thực hiện tốt việc thu gom, phân loại, quản lý chất thải nguy hại, Còn một số doanh nghiệp trong các KCN thực hiện chưa tốt việc phân loại, thu gom, quản lý chất thải nguy hại, đặc biệt là các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp Trung Quốc, tình trạng không phân định, phân loại chất thải nguy hại thu gom và xử lý cùng với chất thải công nghiệp thông thường, không dán nhãn cảnh báo, bố trí các thiết bị chuyên dụng lưu giữ chất thải nguy hại, để lẫn các loại chất thải nguy hại với nhau, không báo cáo định kỳ công tác quản lý chất thải nguy hại (Sở TN&MT tỉnh Bắc Giang (2018)) như: Công ty TNHH WonJin Vina: Chưa bố trí đầy đủ vật dụng lưu chứa chất
thải nguy hại đối với một số loại chất thải nguy hại đã đăng ký trong sổ đăng
ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại (Bóng đèn huỳnh quang thải, hộp mực in thải có chứa thành phần nguy hại, bản mạch điện tử,...); không thu gom chất thải theo quy định (găng tay, giẻ lau dính dầu mỡ để lẫn với các loại phoi kim loại nhiễm thành phần chất thải nguy hại trong khu vực lưu chứa chất thải rắn sản xuất); Công ty TNHH Vina Cell Technology: Chưa bố trí đầy đủ vật dụng lưu chứa và dán nhãn CTNH đối với một số loại CTNH đã đăng ký trong sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, chưa thực hiện phân loại CTNH với chất thải rắn thông thường (còn để lẫn bìa carton, giấy, bao bì nilon, palet gỗ trong kho chứa chất thải nguy hại); chưa phân loại triệt để CTNH với nhau (găng tay dính dầu mỡ còn để lẫn với vỏ thùng chứa hóa chất); không thực hiện kê khai chứng từ CTNH theo quy định (Các chứng từ CTNH không do công ty lập mà do đơn vị vận chuyển xử lý lập, sau đó chuyển lại 3 niên cho công ty lưu giữ); Công ty TNHH New Wing Interconnect Technology (Bắc Giang): Chưa bố trí đầy đủ vật dụng lưu chứa CTNH đối với một số loại CTNH đã đăng ký trong sổ đăng ký chủ nguồn thải (Bóng đèn huỳnh quang thải, than hoạt tính đã qua sử dụng); không thực hiện thu gom rác thải y tế chứa thành phần huy hại theo quy định; không thực hiện kê khai chứng từ CTNH theo quy định tại Thông tư số 36/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường); Công ty TNHH Hoa Hạ: Để lẫn từ 02 đến dưới 05 chất thải nguy hại ở dạng sản phẩm thải bỏ đơn chiếc vào các kho bao bì, thiết bị lưu chứa chất thải nguy hại khác (tại thời điểm kiểm tra ngày 19/4/2018: Công ty để lẫn vỏ bao dứa dính dầu, giẻ lau dính dầu vào thiết bị lưu giữ bóng đèn huỳnh quang thải), không phân định, phân loại chất thải nguy hại để quản lý theo quy định (Tại thời điểm kiểm tra ngày 19/4/2018: Công ty để phoi sắt dính dầu cùng với các phế liệu nhựa, sắt, gỗ trong kho chứa chất thải công nghiệp thông thường chưa được phân loại, lưu giữ quản lý theo quy định); Công ty TNHH SungJin Việt Nam chưa thực hiện thu gom các bìa các tông nhiễm dung môi và sơn (vecni) vào khu lưu giữ chất thải nguy hại theo quy định, hiện đang lưu giữ tại kho chứa chất thải rắn thông thường....
PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỊA ĐÝỂM NGHÝÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện tại KCN Vân Trung và KCN Đình Trám tỉnh Bắc Giang.
3.2. THỜI GIAN NGHÝÊN CỨU
Đề tài được thực hiện từ tháng 8/2018 đến tháng 8/2019. Số liệu điều tra được thực hiện trong năm 2018.
3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.3.1. Thực trạng hoạt động của 2 KCN Vân Trung và Đình Trám
3.3.2. Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường của 2 KCN Vân Trung và Đình Trám Đình Trám
- Công tác quản lý môi trường của 2 KCN (Cơ cấu tổ chức quản lý, nhân sự, quy trình quản lý xử lý nước thải, chất thải rắn).
- Hiện trạng áp dụng các công cụ quản lý môi trường của các cơ quan quản lý nhà nước.
3.3.3. Đánh giá hiện trạng môi trường của 2 khu công nghiệp
- Đánh giá hiện trạng môi trường KCN Vân Trung - Đánh giá hiện trạng môi trường KCN Đình Trám
3.3.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại 2 khu công nghiệp
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại KCN Vân Trung.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại KCN Đình Trám.
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp
* Thu thập thông tin từ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang gồm:
+ Các báo cáo về tình hình hoạt động của KCN Vân Trung, KCN Đình Trám. + Số liệu về hiện trạng môi trường KCN (các thông số quan trắc môi trường nước, không khí)
+ Tình hình phát triển của KCN và các biện pháp xử lý cũng như cải thiện môi trường của 2 KCN: KCN Vân Trung và KCN Đình Trám.
- Tham khảo các luận văn Thạc sĩ, các bài báo, tạp chí khoa học, các báo
cáo hiện trạng môi trường quốc gia...
3.4.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn
- Phỏng vấn cán bộ phụ trách môi trường KCN Vân Trung của Công ty TNHH FuGiang và cán bộ phụ trách môi trường của KCN Đình Trám của Công ty cổ phần phát triển hạ tầng KCN tỉnh Bắc Giang: Hỏi về hoạt động thu gom, xử lý nước thải; chất thải rắn của KCN, số lượng doanh nghiệp trong KCN,...
3.4.3. Phương pháp so sánh với quy chuẩn, quy định
- Đối với nước thải: QCVN 40:2011/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp: Quy chuẩn này quy định giá trị nồng độ tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn tiếp nhận.
- Đối với nước mặt: Quy chuẩn QCVN 08-MT: 2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
- Đối với không khí xung quanh: QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh; QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh.
- Đối với khí thải: QCVN 19:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ; QCVN 20:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất hữu cơ.
- Đối với CTR: Theo Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu: Thành phần, khối lượng CTR, tỷ lệ thu gom,…
- Đối với CTNH: Theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại: Có bao nhiêu
công ty phát sinh ra CTNH, có bao nhiêu công ty đã đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại,…
- Cơ chế, chính sách quản lý môi trường: Luật BVMT, các Nghị định, các Thông tư,...
3.4.4. Phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia
Tham vấn ý kiến của các chuyên gia là lãnh đạo Chi cục Bảo vệ môi trường trong công tác bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp Vân Trung và KCN Đình Trám.
3.4.5. Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng số liệu đã thu thập được, ứng dụng đánh giá thông qua các sơ đồ, bảng biểu để phản ánh kết quả đạt được.
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA 2 KHU CÔNG NGHIỆP VÂN TRUNG VÀ ĐÌNH TRÁM TRUNG VÀ ĐÌNH TRÁM
* Vị trí địa lý của hai khu công nghiệp: 2 Khu công nghiệp Vân Trung và Đình Trám đều nằm tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang (trong đó KCN Vân Trung một phần thuộc huyện Yên Dũng), nằm sát với đường Quốc lộ 1A mới và gần Quốc lộ 1A cũ với vị trí giao thông rất thuận lợi: Cách thành phố Bắc Giang khoảng 10km; cách thủ đô Hà Nội khoảng 40km; cách sân bay quốc tế Nội Bài khoảng 40km; cách cảng Hải phòng khoảng 110km; cách cửa khẩu Hữu Nghị Quan (Lạng Sơn) khoảng 120km. Trong đó:
- Khu công nghiệp Vân Trung nằm trên địa bàn các xã Vân Trung, Tăng Tiến, Hoàng Ninh thuộc huyện Việt Yên và xã Nội Hoàng huyện Yên Dũng.
- Khu công nghiệp Đình Trám nằm trên địa bàn 2 xã Hồng Thái và Hoàng Ninh thuộc huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
Hình 4.1. Sơ đồ vị trí KCN Vân Trung và KCN Đình Trám
* Đặc điểm của 2 khu công nghiệp
Bảng 4.1. Đặc điểm của KCN Vân Trung và KCN Đình Trám
STT Nội dung KCN Vân Trung KCN Đình Trám
1 Lịch sử hình thành và phát triển
Khu công nghiệp Vân Trung do Công ty TNHH FuGiang làm chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng được thành lập từ năm 2007
KCN Đình Trám được thành lập từ năm 2002 do Công ty phát triển hạ tầng KCN tỉnh Bắc Giang (nay là Công ty cổ phần phát triển hạ tầng KCN tỉnh Bắc Giang) làm chủ đầu tư với diện tích 98,105 ha. Năm 2011 sáp nhập với CCN Đồng Vàng (Quyết định số 1253/QĐ-UBND ngày 9/9/2011 của UBND tỉnh Bắc Giang quyết định sáp nhập Cụm công nghiệp ô tô Đồng Vàng vào Khu công nghiệp Đình Trám) nâng tổng diện tích KCN Đình Trám lên thành 127,351 ha 2 Quy mô hoạt động: Diện tích lấp đầy, số doanh nghiệp đang hoạt động, tổng số công nhân hiện đang làm việc trong KCN, lượng nước thải phát sinh tại KCN
KCN Vân Trung với diện tích 254,09 ha, hoàn thiện xây dựng hạ tầng giai đoạn 1 với diện tích là 150 ha và đi vào hoạt động chính thức từ năm 2014. Tính đến thời điểm quý III năm 2018, KCN Vân Trung có 59 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp giai đoạn 01 khoảng 80%, với tổng số lao động thường xuyên và không thường xuyên đang làm việc trong KCN ước tính khoảng trên 25.000 người. Tổng lượng nước thải phát sinh từ các doanh nghiệp trong KCN 4.995,6 m3/ngày đêm.
Khu công nghiệp Đình Trám với tổng diện tích 127,351 ha. Đến hết năm 2015 thu hút được 103 doanh nghiệp với tỷ lệ lấp đầy 100% diện tích đất công nghiệp theo quy hoạch, với số lao động thường xuyên và không thường xuyên đang làm việc tại KCN ước tính khoảng trên 31.000 người. Tổng lượng nước thải phát sinh từ các doanh nghiệp trong KCN 1.685,6 m3/ngày đêm. Tổng lượng nước thải phát sinh từ các doanh nghiệp trong KCN 1.685,6 m3/ngày đêm.
Nguồn: Công ty cổ phần phát triển hạ tầng KCN tỉnh Bắc Giang (2018); Công ty TNHH FuGiang (2018)
Từ bảng 4.1 cho ta thấy KCN Đình Trám do Công ty cổ phần phát triển hạ tầng KCN tỉnh Bắc Giang làm chủ đầu tư, đây là KCN đầu tiên tại tỉnh Bắc Giang nên khi xây dựng hạ tầng khu công nghiệp chủ đầu tư chưa có kinh nghiệm nên cơ
sở hạ tầng không đồng bộ (chưa xây dựng hệ thống đấu nối, thu gom nước thải từ khu Đồng Vàng sang trạm xử lý nước thải tập trung của KCN Đình Trám). Trong khi, KCN Vân Trung do Công ty TNHH FuGiang làm chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng được thành lập từ năm 2007 (sau KCN Đình Trám), đây là Công ty liên doanh giữa Công ty TNHH Một thành viên Công trình Kim Xương Trí (pháp nhân thành lập tại Việt Nam của Tập đoàn Khoa học Kỹ thuật Hồng Hải – Đài Loan) và Công ty Rowi Investment Private Limited (Singapore) đã có kinh nghiệm đầu tư, xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp nên khu công nghiệp được quy hoạch, xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường.
Bảng 4.2. Các loại hình sản xuất chính của 2 KCN
TT Loại hình sản xuất KCN Vân Trung KCN Đình Trám Số lượng (Doanh nghiệp) Tỷ lệ (%) số doanh nghiệp trong KCN Số lượng (Doanh nghiệp) Tỷ lệ (%) số doanh nghiệp trong KCN
1 Sản xuất, gia công linh kiện điện, điện tử 23 38,9 40 38,83 2 Sản xuất các sản phẩm nhựa, bao bì, giấy, băng dính 11 18,6 11 10,68 3 Sản xuất các vật liệu cơ khí 6 10,17 22 21,36 4 Sản xuất gia công hóa chất cơ bản, sơn, mạ 5 8,47 0 0 5 Sản xuất pin năng lượng mặt trời 3 5,08 0 0 6 Sản xuất hàng may mặc, 1 1,69 6 5,83 7 Sản xuất nguyên, vật liệu ngành may 1 1,69 0 0 8 Chế biến thực phẩm, dược phẩm, thức ăn
chăn nuôi 0 0 4 3,88
9 Chế biến gỗ 0 0 2 1,94
10
Các ngành dịch vụ (Dịch vụ tổng hợp, Bưu điện, ngân hàng, cho thuê nhà xưởng, văn phòng, xây dựng nhà xưởng,…)
2 3,39 9 8,74
11 Loại hình sản xuất khác 7 11,8 9 8,74
Tổng 59 100 103 100
Nguồn: Công ty TNHH FuGiang (2018); Công ty cổ phần phát triển hạ tầng KCN tỉnh Bắc Giang (2017).
Từ bảng 4.2 cho thấy loại hình sản xuất chính của KCN Vân Trung và KCN Đình Trám là sản xuất, gia công linh kiện điện, điện tử trong đó số lượng các doanh nghiệp sản xuất loại hình này chiếm 38,9% tổng số các doanh nghiệp trong KCN Vân Trung; chiếm 38,83% tổng số doanh nghiệp tại KCN Đình
Trám. Tại KCN Vân Trung loại hình sản xuất chiếm trên 10% tổng số lượng doanh nghiệp trong KCN còn có loại hình sản xuất các sản phẩm nhựa, bao bì, giấy, băng dính (chiếm 18,6%). Tại KCN Đình Trám loại hình sản xuất chiếm trên 10% tổng số lượng doanh nghiệp trong KCN còn có loại hình sản xuất các vật liệu cơ khí (chiếm 21,36%) sản xuất các sản phẩm nhựa, bao bì, giấy (chiếm 10,68%).
4.2. HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA 2 KHU CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHIỆP
4.2.1. Bộ máy tổ chức quản lý môi trường khu công nghiệp
Hệ thống quản lý môi trường KCN Vân Trung và KCN Đình Trám được tổ chức theo đúng quy định của pháp luật gồm: HĐND tỉnh, UBND cấp tỉnh, Thanh tra tỉnh, Công an tỉnh; một số ban ngành khác; Sở TN&MT tỉnh; BQL các KCN tỉnh; UBND huyện Việt Yên; Công ty Phát triển hạ tầng KCN; các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong khu công nghiệp. Chức năng và nhiệm vụ cụ thể:
* Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, HĐND tỉnh: Là cơ quan lập pháp tại địa phương và giám sát việc thực hiện của UBND tỉnh.
* UBND tỉnh: Là cơ quan ban hành các văn bản hướng dẫn pháp luật về bảo vệ môi trường tại địa phương. UBND tỉnh ra các quyết định thành lập, mở rộng, sáp nhập các khu, cụm công nghiệp hoặc thu hồi quyền sử dụng đất tại các KCN sử dụng đất không đúng mục đích hoặc sử dụng đất không hiệu quả. Ban hành và giám sát thực hiện Quy chế phối hợp giữa BQL với các cơ quan thuộc UBND cấp tỉnh; hướng dẫn, giao nhiệm vụ hoặc ủy quyền cho BQL thực hiện một số nhiệm vụ quản lý Nhà nước về các lĩnh vực xây dựng, BVMT, Tổ chức, kiểm tra, thanh tra và giám sát việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hình thành và phát triển KCN,....
* Sở TN&MT tỉnh Bắc Giang
- Tổ chức đánh giá hiện trạng môi trường theo định kỳ; điều tra, xác định khu vực môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng và định kỳ báo cáo UBND tỉnh, Bộ TN&MT theo quy định của pháp luật; kiểm tra việc thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường của các cơ sở đó.