Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Thừa Thiên

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển với việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa huế (Trang 41 - 107)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu:

2.1.1.Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Thừa Thiên

Thiên Huế và thành phố Huế

a. Nhân tố vị trí địa lý

Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm ở duyên hải miền trung Việt Nam bao gồm phần đất liền và phần lãnh hải thuộc thềm lục địa biển Đông. Phần đất liền Thừa Thiên Huế có tọa độ địa lý nhƣ sau: Điểm cực Bắc: 16044'30'' vĩ Bắc và 107023'48'' kinh Đông tại thôn Giáp Tây, xã Điền Hƣơng, huyện Phong Điền. Điểm cực Nam: 15059'30'' vĩ Bắc và 107041'52'' kinh Đông ở đỉnh núi cực nam, xã Thƣợng Nhật, huyện Nam Đông.Điểm cực Tây: 16022'45'' vĩ Bắc và 107000'56'' kinh Đông tại bản Paré, xã Hồng Thủy, huyện A Lƣới.Điểm cực Đông: 16013'18'' vĩ Bắc và 108012'57'' kinh Đông tại bờ phía Đông đảo Sơn Chà, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc.

Phần đất liền, Thừa Thiên Huế có diện tích 503.320,53ha (theo niên giám thống kê năm 2012), kéo dài theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam, nơi dài nhất 120 km (dọc bờ biển), nơi ngắn nhất 44 km (phần phía Tây); mở rộng chiều ngang theo hƣớng Đông Bắc - Tây Nam với nơi rộng nhất dọc tuyến cắt từ xã Quảng Công (Quảng Điền), thị trấn Tứ Hạ (Hƣơng Trà) đến xã Sơn Thủy - Ba Lé (A Lƣới) 65km và nơi hẹp nhất là khối đất cực Nam chỉ khoảng 2-3km.

Trên thềm lục địa biển Đông ở về phía Đông Bắc cách mũi cửa Khém nơi gần nhất khoảng 600m có đảo Sơn Chà. Tuy diện tích đảo không lớn (khoảng 160ha), nhƣng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ an ninh quốc phòng đối với nƣớc ta nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế

nói riêng.

Thừa Thiên Huế nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc-Nam, trục hành lang Đông - Tây nối Thái Lan - Lào - Việt Nam theo đƣờng 9. Thừa Thiên Huế ở vào vị trí trung độ của cả nƣớc, nằm giữa thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm lớn của hai vùng kinh tế phát triển nhất nƣớc ta. Thừa Thiên Huế cách Hà Nội 660 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 1.080 km.

Bờ biển của tỉnh dài 120 km, có cảng Thuận An và vịnh Chân Mây với độ sâu 18 - 20m đủ điều kiện xây dựng cảng nƣớc sâu với công suất lớn, có cảng hàng không Phú Bài nằm trên đƣờng quốc lộ 1A và đƣờng sắt xuyên Việt chạy dọc theo tỉnh.

Thừa Thiên Huế nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cho nên thời tiết diễn ra theo chu kỳ 4 mùa, mùa xuân mát mẽ, ấm áp; mùa hè nóng bức; mùa thu dịu và mùa đông gió rét. Nhiệt độ trung bình cả năm 25°C. Số giờ nắng cả năm là 2000 giờ. Mùa du lịch đẹp nhất từ tháng 11 năm trƣớc đến tháng 4 năm sau.

Thừa Thiên Huế có hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai trải dài 68 km thuộc địa phận năm huyện: Phong Điền, Quảng Điền, Hƣơng Trà, Phú Vang, và Phú Lộc với diện tích 22.000 ha.

Tổng chiều dài sông suối và sông đào trên địa bàn tỉnh đạt tới 1.055km, tổng diện tích lƣu vực tới 4.195km2. Mật độ sông suối dao động trong khoảng 0,3-1km/km2, có nơi tới 1,5-2,5 km/km2. Trên lãnh thổ Thừa Thiên Huế từ Bắc vào Nam gặp các sông chính sau: Sông Ô Lâu, hệ thống Sông Hƣơng, sông Nong, sông Truồi, sông Cầu Hai, sông Bù Lu.Trong đó sông Hƣơng là con sông lớn nhất, có hai nguồn chính và đều bắt nguồn từ dãy núi Trƣờng Sơn. Dòng chính của Tả Trạch dài khoảng 67 km, bắt nguồn từ dãy Trƣờng Sơn Đông, ven khu v ực vƣờn quốc gia Bạch Mã chảy theo hƣớng tây bắc với

55 thác nƣớc hùng vĩ, qua thị trấn Nam Đông rồi sau đó hợp lƣu với dòng Hữu Trạch tại ngã ba Bằng Lãng (khoảng 3 km về phía bắc khu vực lăng Minh Mạng). Hữu Trạch dài khoảng 60 km là nhánh phụ, chảy theo hƣớng bắc, qua 14 thác nguy hiểm và vƣợt qua phà Tuần để tới ngã ba Bằng Lãng, nơi hai dòng này gặp nhau và tạo nên sông Hƣơng.Từ Bằng Lãng đến cửa sông Thuận An, sông Hƣơng dài 33 km và chảy rất chậm (bởi vì mực nƣớc sông không cao hơn mấy so với mực nƣớc biển).

Tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có 9 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: thành phố Huế, thị xã Hƣơng Thủy, thị xã Hƣơng Trà và 06 huyện (Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc, A Lƣới, Nam Đông).

b. Những nhân tố kinh tế - chính trị - xã hội

Với diện tích hơn 5.000 km2, dân số 1,1 triệu ngƣời, Thừa Thiên Huế là vùng đất văn hiến, có bề dày lịch sử, nền văn hóa đặc sắc; có Cố đô Huế là Thành phố Festival đặc trƣng của Việt Nam; là tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) miền Trung. Thừa Thiên Huế nằm trên trục giao thông quốc lộ 1A, tuyến đƣờng sắt xuyên Việt chạy dọc theo tỉnh, có cảng biển nƣớc sâu Chân Mây, cảng Thuận An; có sân bay quốc tế Phú Bài; có 02 cửa khẩu với nƣớc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Thừa Thiên Huế đƣợc xác định là cực phát triển kinh tế quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, là cửa ngõ của tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây nối Myanma, Thái Lan, Lào với biển Đông. Với những điều kiện thiên nhiên, con ngƣời cùng những bƣớc phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, Thừa Thiên Huế hội tụ đầy đủ những điều kiện để sớm trở thành Thành phố trực thuộc Trung ƣơng.

Thừa Thiên Huế là tỉnh trọng điểm nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) miền Trung, nằm trên trục giao thông quan trọng Bắc - Nam và trục hành lang kinh tế Đông - Tây, nối cảng Chân Mây với Nam Lào và Đông Bắc Campuchia, Đông Bắc Thái Lan và cả Tiểu vùng sông Mê Kông, đồng thời

lại là một trong những cửa ngõ chính thông ra biển Đông, có cảng hàng không quốc tế Phú Bài.

Với bờ biển dài 128 km và 22.000 ha đầm phá, có cảng Thuận An và cảng nƣớc sâu Chân Mây hội đủ điều kiện để tiếp nhận các tàu trọng tải đến 50.000 DWT phục vụ giao lƣu hàng hoá, tiếp chuyển hàng hoá quá cảnh của Lào, Campuchia và miền Trung Thái Lan, phục vụ du lịch quốc tế đƣờng biển. Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ cho phép thành lập với mô hình Khu kinh tế tổng hợp, sẽ trở thành trung tâm kinh tế và giao thƣơng quốc tế lớn của khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả khu vực tiểu vùng Mê Kông. Với vị trí thuận lợi đó, Thừa Thiên Huế có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế hàng hoá, mở rộng giao lƣu kinh tế với các địa phƣơng trong nƣớc và Thế giới.

Thừa Thiên Huế là một trung tâm văn hóa, du lịch và dịch vụ, thành phố Festival của Việt Nam. Quần thể di tích Cố đô Huế và Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là hai Di sản Văn hoá vật thể và phi vật thể của thế giới; vịnh Lăng Cô là một trong những vịnh đẹp nhất thế giới.

Nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng nhƣ: sông Hƣơng, núi Ngự, cầu Trƣờng Tiền, Bạch Mã, Hải Vân, Cảnh Dƣơng, Thuận An, Tam Giang - Cầu Hai, có nhiều đền đài, lăng tẩm, chùa chiền nổi tiếng... tạo cho Thừa Thiên Huế vị thế là một trung tâm du lịch lớn của cả nƣớc, thực hiện sự liên kết về du lịch với các tuyến du lịch của Hành lang kinh tế Đông Tây, với các điểm du lịch của cả vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nƣớc.

Thừa Thiên Huế là một trung tâm giáo dục đào tạo lớn của cả nƣớc và khu vực với 08 trƣờng đại học, nhiều trƣờng cao đẳng, viện nghiên cứu; là trung tâm y tế chuyên sâu lớn thứ 3 của cả nƣớc, trung tâm khám chữa bệnh phục vụ cho nhu cầu phát triển của cả vùng, với Bệnh viện Trung ƣơng Huế có lịch sử 115 năm hình thành và phát triển. Đây là lợi thế để xây dựng, phát

triển thành phố Huế thành cực phát triển kinh tế, văn hoá xã hội quan trọng của miền Trung.

Đặc biệt, Bộ Chính trị đã có kết luận số 48-KL/TW ngày 25/5/2009 về xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020; Quyết định số 86/2009/QĐ-TTg ngày 17/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thừa Thiên

Huế đến năm 2020; đều khẳng định rõ: “Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành

Thành phố trực thuộc Trung ƣơng trong vài năm tới, là trung tâm của khu vực miền Trung và một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nƣớc về văn hóa, du lịch; khoa học - công nghệ, y tế chuyên sâu và giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lƣợng cao. Phấn đấu đến năm 2020 Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học - công nghệ, y tế, đào tạo lớn của cả nƣớc và khu vực các nƣớc Đông Nam Châu Á; có đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng đƣợc cải thiện”.

Trong giai đoạn (2008 – 2012), nền kinh tế của tỉnh đạt đƣợc những thành tựu quan trọng: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế (GDP) ƣớc đạt 11,19%, trong đó chiếm tỷ trọng trong GDP: dịch vụ chiếm 45,9% (tăng 11% so với kế họach), công nghiệp – xây dựng chiếm 37,6% (tăng 14,4%), nông nghiệp chiếm 16,5% (tăng 2,5%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội đạt gần 7.500 tỷ đồng, tăng 25,2%; thu ngân sách đạt trên 2.500 tỷ đồng, tăng 31%; GDP bình quân đầu ngƣời đạt 1.003 USD. Chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế của tỉnh từng bƣớc đƣợc cải thiện; cơ sở vật chất hạ tầng đƣợc tăng cƣờng đầu tƣ; quá trình đô thị hoá nhanh tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển bền vững, lâu dài. Thừa Thiên Huế có các chỉ số xếp hạng cao: xếp thứ 10/64 tỉnh thành về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - PCI; xếp thứ 4/64 tỉnh thành về

Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông - ICT.Tính đến nay, Thừa Thiên Huế có 66 dự án có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài với tổng vốn đăng ký 2.455,5 triệu USD, trong đó 17/66 dự án đang xây dựng; có 26/66 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn đầu tƣ thực hiện đạt khoảng 360 triệu USD, bằng 14,7% vốn đăng ký. Doanh thu cả năm đạt khoảng 250 triệu USD (tăng 25% so với năm 2008), nộp ngân sách đạt hơn 850 tỷ đồng (tăng 3% so với năm 2008).

2.1.2. Hệ thống Di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Huế hiện nay

Theo thống kê đến năm 2012, tại Thừa Thiên Huế hiện có số di tích cấp Quốc gia là 85, số di tích cấp Tỉnh là 57 [10], [35], [44], [48], [70]

a. Quần thể di tích Cố đô Huế

Hệ thống di sản văn hóa Huế bao gồm di sản vật thể và di sản phi vật thể. Trong đó, tiêu biểu của di sản vật thể là Quần thể di tích Cố đô Huế: Hệ thống di tích kiến trúc nghệ thuật thành quách, cung điện, lăng tẩm... của vƣơng triều Nguyễn và những di tích kiến trúc đô thị - những di sản vật thể của một cố đô duy nhất còn lại ở Việt Nam. Ngoài ra, di sản văn hóa phi vật thể ở Huế khá đa dạng về loại hình nghệ thuật, thể loại, nhạc điệu và nổi bật nhất là Nhã nhạc cung đình Huế (Nhã nhạc Âm nhạc cung đình Việt Nam). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Di sản văn hóa vật thể

- Kinh thành Huế

Kinh thành Huế đƣợc vua Gia Long và đại thần Nguyễn Văn Yến tiến hành khảo sát thực địa vào hai năm 1803 và 1804. Đến mùa hè năm 1805, công trình xây dựng kinh thành bắt đầu đƣợc khởi công xây dựng với địa bàn nằm trên khu vực hai chi lƣu của sông Hƣơng là Kim Long và Bạch Yến. Quá trình xây dựng kéo dài không liên tục cho đến tận năm 1823 mới cơ bản hoàn thành dƣới triều vua Minh Mạng với sức lao động của hàng vạn lính và dân từ khắp các tỉnh,

thành trong cả nƣớc. Kinh thành Huế trải rộng trên một khu đất lớn với diện tích hơn 500ha và tổng chu vi 10 km. Trung tâm của Kinh Thành là khu Đại Nội gồm Hoàng Thành và Tử Cấm Thành với hàng trăm công trình kiến trúc, trong đó có hàng chục cung điện vàng son lộng lẫy là nơi dành riêng cho vua và hoàng gia. Tại đây, mỗi công trình có một chức năng riêng biệt, một kiểu thức xây cất và trang trí độc đáo đƣợc bố trí thành một quần thể đa dạng nhƣng rất cân đối hài hòa. Hệ thống công trình kinh thành đƣợc liên tục bổ sung tu bổ xây dựng thêm công trình mới 1836, 1839, 1842, 1844, 1846, 1848... Kinh thành Huế bao gồm hệ thống 12 cửa thành, 10 cửa đƣờng bộ và 2 cửa đƣờng thủy. Mặt Nam, mặt trƣớc có 4 cửa: Chính Nam, Quảng Đức, Thể Nhơn và Đông Nam. Mặt Bắc, mặt sau có 2 cửa: Chính Bắc và Tây Bắc. Mặt Đông, mặt tả có 2 cửa đƣờng bộ và 1 cửa đƣờng thủy: Chính Đông, Đông Bắc và Đông Thành Thủy Quan; ngoài ra còn có cửa Trấn Bình là cửa phụ nối thông từ Kinh Thành qua Trấn Bình Đài (tức đồn Mang Cá Nhỏ). Mặt Tây, mặt hữu có 2 cửa đƣờng bộ và 1 cửa đƣờng thủy: Chính Tây, Tây Nam và Tây Thành Thủy Quan.

- Lăng tẩm Huế

Lăng tẩm ở Huế là những nơi dùng để an táng các vị vua, chúa của những triều đại đã chọn Huế là trung tâm quyền lực. Hệ thống lăng tẩm của Huế bao gồm: Lăng của các Chúa Nguyễn, Lăng mộ thời Tây Sơn và Lăng mộ thời Nhà Nguyễn.

Các lăng tẩm Huế đều ở trên gò đồi, nhƣng vẫn bám sát sông Hƣơng, tiện cho đám rƣớc xƣa mà cả du khách đi bằng đƣờng thủy hay đi bộ đều đƣợc. Khác với cung điện trong Hoàng thành không có bóng thông, trùm lên các lăng mộ là đại ngàn thông nhô thẳng , vƣơn cao, quanh năm xanh tốt và rì rào nhƣ dẫn đƣờng cho sự siêu thoát, nhƣ gợi nhớ tƣởng niệm, nhƣ chuyện trò về nguồn. Trên toàn cảnh từng khu lăng tẩm ở Huế có quy mô lớn, song tách ra từng kiến trúc riêng thì vẫn là nhà cửa có cấu trúc quen thuộc của

vùng Bình - Trị - Thiên.

Hiện nay, những công trình nhƣ: Tổng thể lăng Gia Long, Minh Lâu, điện Sùng Ân, Hữu Tùng Tự, Bi Đình, Hiển Đức Môn (Lăng Minh Mạng), điện Hòa Khiêm, Minh Khiêm Đƣờng, Ôn Khiêm Điện, Bửu thành và Bửu đỉnh Khiêm Lăng (lăng Tự Đức), Thiên Định cung, Bi đình (lăng Khải Định) đã và đang đƣợc trùng tu, tôn tạo. Đặc biệt là lăng Gia Long, lăng Đồng Khánh, lăng Thiệu Trị và lăng Tự Đức cũng đang đƣợc triển khai trùng tu nhiều hạng mục sau khi các dự án trùng tu đƣợc phê duyệt. Hệ thống điện chiếu sáng ở các lăng tẩm đã đƣợc nâng cấp để phục vụ cho khách du lịch và các lễ hội.

Những di sản vật thể khác

Về các cổ vật của Quần thể di tích Cố đô Huế, phần lớn đƣợc lƣu giữ tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế (trƣớc đây gọi là Bảo tàng Khải Định), trong đó có nhiều hiện vật ở các lăng Thiệu Trị, lăng Tự Đức, lăng Dục Đức, lăng Khải Định, điện Huệ Nam, Thế Miếu... Ngoài các hiện vật có kích thƣớc nhỏ đƣợc trƣng bày trong 26 tủ kính, còn có các hiện vật có kích thƣớc lớn, đƣợc đặt trên các bục kệ, giá đỡ hay treo móc trên hệ thống cột và đố bản của ngôi điện hay đƣợc đặt trực tiếp trên sàn chính điện, gồm các sƣu tập nhƣ: đồ gỗ sơn son thiếp vàng và khảm cẩn thời Nguyễn; đồ đồng Việt Nam thời Nguyễn và đồ đồng của Pháp; nhạc khí dùng trong các cuộc tế lễ; trấn phong thời Nguyễn; tranh gƣơng... [69, tr. 403 - 404].

Quần thể Di tích Cố đô Huế còn là sự kết hợp hài hòa giữa công trình kiến trúc và môi trƣờng thiên nhiên dựa trên triết lý Đông phƣơng và truyền thống Việt Nam; do đó việc bảo tồn, tôn tạo cảnh quan môi trƣờng là hết sức quan trọng. Trƣớc năm 1975, một thời gian dài chiến tranh tàn phá đến những

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển với việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa huế (Trang 41 - 107)