Ƣu tiên, tạo điều kiện để đào tạo lực lƣợng nghệ sĩ kế cận trong

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển với việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa huế (Trang 109 - 111)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu:

3.2.6.Ƣu tiên, tạo điều kiện để đào tạo lực lƣợng nghệ sĩ kế cận trong

trong bảo tồn, lƣu truyền âm nhạc truyền thống Huế, trong đó đặc biệt quan tâm đến Nhã nhạc cung đình Huế

Thừa Thiên Huế có một di sản về âm nhạc truyền thống đa dạng, độc đáo nhất cả nƣớc, trong đó có Nhã nhạc cung đình Huế - Kiệt tác Văn hóa Phi vật thể và Truyền khẩu của nhân loại, tuy nhiên, hiện nay đang dần mai một, thất truyền. Trƣớc nguy cơ đó, tỉnh cần có chủ trƣơng, chính sách đào tạo lực lƣợng nghệ sĩ kế cận nhằm lƣu truyền hệ thống âm nhạc Huế.

Từ những nhận thức giá trị của các thế hệ nghệ nhân để có những chính sách tốt trong việc đãi ngộ các nghệ nhân – những “di sản sống” bằng các chế độ ƣu đãi đặc biệt để nghệ nhân luôn có tinh thần và hứng khởi khi truyền lại nghề nghiệp cho các thế hệ nhạc công trẻ để họ tiếp tục là ngƣời nắm giữ các bí quyết biểu diễn các loại hình âm nhạc truyền thống, nhất là Nhac nhạc cung đình Huế. Bên cạnh đó, chúng ta cần nêu cau tinh thần học tập, truyền đạt kinh nghiệp từ thế hệ trƣớc cho thế hệ sau, định hƣớng trong các Nhà hát nghệ thuật tại Huế trong việc phân công những ngƣời hoạt động lâu năm

hƣớng dẫn cho những ngƣời mới vào nghề, đây là phƣơng pháp nhanh và hiệu quả nhất giúp thế hệ kế cận nắm bắt đƣợc nội dung, tính chất, cách thức biểu diễn, âm vực, sử dụng nhạc cụ trong các nghệ thuật truyền thống, âm nhạc cung đình – Nhã nhạc Huế... qua đó vừa đáp ứng yêu cầu công việc vừa có khả năng lƣu truyền, gìn giữ hiệu quả.

Tiếp tục duy trì và mở rộng các hệ đào tạo các loại hình nghệ thuật từ dân gian đến cung đình Huế. Các hệ trung cấp ca Huế, trung cấp nhạc cụ truyền thống đàn tranh, đàn nguyệt, đàn bầu... cần quan tâm đào tạo các cao hơn, với những chuyên ngành mới nhƣ Múa cung đình Huế, Tuồng Huế. Ngoài dự án đào tạo tại chỗ, cần mở rộng liên kết đào tạo trong bậc đại học, trong đó trên cơ sở kết quả phối hợp với Nhật Bản (Japan Foundation) tiến hành tuyển sinh, đào tạo các lớp đại học Nhã nhạc tiếp theo với sự giảng dạy của các nhà nghiên cứu chuyên ngành, giáo sƣ có uy tín hàng đầu trong và ngoài nƣớc. Từ đó, có thể tạo ra đƣợc nguồn nhân lực về nhạc công dồi dào, góp phần củng cố và phát triển cho các thế hệ nhạc công về sau.

Để đảm bảo tính kế thừa và lƣu truyền, tỉnh cần có sự chỉ đạo và tạo điều kiện tốt nhất để công tác giáo dục đào tạo nghệ thuật Huế đƣợc tiến hành thuận lợi và thống nhất. Đa dạng các hình thức đào tạo, nội dung đảm bảo tính cốt lõi những giá trị âm nhạc truyền thống vốn có từ thế hệ trƣớc để lại. Đào tạo thông qua các chƣơng trình tập huấn, thông qua đó để xây dựng một nền tảng vững chắc về nghiên cứu, sƣu tầm và truyền dạy những kỹ năng âm nhạc, diễn xuất, múa cho thế hệ trẻ; nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của di sản ở cấp đại phƣơng, quốc gia và quốc tế; thiết lập hệ thống danh mục những ngƣời biểu diễn, tƣ liệu và thông tin về nghệ thuật truyền thống Huế, nhất là Nhã nhac cung đình, từ đó xây dựng cơ sở pháp lý, nâng cao năng lực để địa phƣơng có thể thực hiện tốt công tác bảo tồn, định hƣớng nghiên cứu khoa học nhằm quản lý tổng hợp di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Đối với

Nhã nhạc Huế, cần quan tâm đào tạo nhạc công trẻ và tập huấn nâng cao kỹ năng biểu diễn là một trong những hoạt động nhằm xây dựng những nền tảng vững chắc cho nghiên cứu, tƣ liệu hóa và truyền dạy cho thế hệ trẻ.

Tập trung lãnh đạo công tác đào tạo thông qua việc bảo tồn và lƣu giữ tài liệu, đây là nhiệm vụ khoa học quan trọng, lâu dài và bền bỉ, là cơ sở nền móng có tính chân xác cho việc hỗ trợ đào tạo cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Thông qua các nguồn tài liệu về kỹ năng diễn tấu, chức năng bài bản, diễn xƣớng, tài liệu nghe nhìn... là cơ sở đào tạo mang tính chân xác, bảo lƣu các giá trị diễn xƣớng một cách trung thực, nguyên vẹn nhất những giá trị đã có từ bao đời nay [10], [35], [48], [70]

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển với việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa huế (Trang 109 - 111)