Xây dựng chiến lƣợc nhằm quảng bá di sản văn hóa Huế vớ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển với việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa huế (Trang 107 - 109)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu:

3.2.5.Xây dựng chiến lƣợc nhằm quảng bá di sản văn hóa Huế vớ

quốc tế thông qua các kỳ Festival Huế

+ Festival Huế được xem là động lực quan trọng để đẩy nhanh tiến trình

hội nhập và phát triển của một vùng đất giàu truyền thống văn hóa, giàu tiềm năng về kinh tế du lịch.Việc tổ chức thành công 8 kỳ Festival Huế đã nâng cao vị thế của vùng đất giàu truyền thống và tiềm năng, tạo tiền đề xây dựng Huế trở thành thành phố Festival của Việt Nam. Ý nghĩa của nó được thể hiện

trên các phương diện: Festival Huế đã góp phần khẳng định vị trí về chính trị,

văn hóa và du lịch, góp phần tích cực mở rộng quan hệ ngoại giao và hợp tác quốc tế, là động lực phát triển toàn diện kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế. Từng bƣớc tiếp thu công nghệ và tích lũy kinh nghiệm tổ chức festival, xây dựng cơ sở vật chất, tạo tiền đề vững chắc để xây dựng Huế trở thành thành phố Festival của Việt Nam. Festival Huế là động lực quan trọng để đẩy nhanh tiến trình hội nhập và phát triển của một vùng đất giàu truyền thống văn hóa, giàu tiềm năng về kinh tế du lịch.Tạo sự phát triển đồng bộ giữa kinh tế và văn hóa. Khẳng định chủ trƣơng xây dựng Huế trở thành thành phố Festival Việt Nam là một chủ trƣơng đúng, hợp lòng dân, đƣợc bạn bè trong nƣớc và quốc tế ủng hộ

+ Trong thời kỳ hội nhập và phát triển hiện nay, với nổ lực của toàn Đảng, toàn dân ta, hình ảnh đất nƣớc, con ngƣời Việt Nam giàu bản sắc đang dần trở nên gần gũi với bạn bè quốc tế. Festival Huế với bản chất là ngoại giao về văn hóa, thông qua các kỳ Festival, Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng có thể giới thiệu với quốc tế về những tài nguyên di sản của mình, về bản sắc vùng miền một cách sống động, hiệu quả nhất. Huế đang

chứa đựng một hệ thống di sản văn hóa đa dạng, phong phú và có giá trị bậc nhất hiện nay, tiêu biểu có Quần thể di tích cố đô Huế - di sản văn hóa vật thể nhân loại; Nhã nhạc cung đình Huế - Kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại, di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam đƣợc công nhận. Sự song hành của hai di sản thế giới tạo nên một chỉnh thể văn hóa, mở ra một cơ hội mới cho sự hội nhập của mình, trong đó những giá trị văn hóa luôn trở thành động lực để phát triển. Quần thể di tích cố đô Huế đã trở thành điểm nhấn quan trọng và là hạt nhân gắn kết với nhiều nội dung trong kuoon khổ hoạt động các kỳ Festival...Đến nay, với nỗ lực của mình, Thừa Thiên Huế đã tổ chức đƣợc 08 kỳ Festival, 05 kỳ Festival nghề truyền thống và đã để lại nhiều dấu ấn đậm nét văn hóa tốt đẹp trong lòng nhân dân cả nƣớc cũng nhƣ bạn bè quốc tế. Thông qua các kỳ Festival, Huế có cơ hội quảng bá, giới thiệu những giá trị văn hóa Huế, các lễ hội quy mô gắn kết với không gian văn hóa Huế. Festival là nơi hội tụ nhiều yếu tố đa sắc tộc với cả nét đặc trƣng và hiện đại: Sự tham gia của các đoàn nghệ thuật trong nƣớc đến từ nhiều vùng miền khác nhau không những đã thể hiện một phức hệ văn hóa tinh thần đa dạng và phong phú của Việt Nam mà còn tiếp thị với cộng đồng quốc tế bức chân dung văn hóa Việt Nam trong bƣớc đƣờng hội nhập và phát triển. Thông qua các phƣơng tiện thông tin truyền thông tại các kỳ Festival, hình ảnh văn hóa Việt Nam có cơ hội đƣợc quảng bá, đó chính là sự quảng bá đất nƣớc đến cộng đồng quốc tế [52, tr. 69].

Trong chiến lƣợc phát triển của tỉnh, Thừa Thiên Huế xác định tập trung xây dựng là thành phố Festival, trung tâm văn hóa du lịch của cả nƣớc, để làm đƣợc điều này Chính quyền tỉnh cần có kế hoạch để xây dựng thành phố Huế là thành phố Festival tầm cỡ quốc gia, quốc tế gắn với đặc trƣng văn hóa Huế, văn hóa Việt Nam, xây dựng không gian văn hóa Festival gắn với bảo tồn trừng tu văn hóa vật thể, cảnh quan môi trƣờng tự nhiên, xã hội trên đại bàn

thành phố Huế và các vùng phụ cận.Bên cạnh đó là có chủ trƣơng tiến hành khôi phục và từng bƣớc phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống Huế, trƣớc mắt tập trung phát triển các nghề ở địa bàn thành phố Huế nhƣ Đúc đồng, làm nón, sơn mài, sơn son thếp vàng, cùng một số nghề khác ở phụ cận nhƣ gốm Phƣớc Tích, mộc mỹ nghệ Mỹ Xuyên, hoa giấy Thanh Tiên, tranh dân gian làng Sình, làng Chuồn…Festival Huế là ngày hội lớn của các sắc màu văn hóa Việt Nam, các giá trị văn hóa Việt Nam đƣợc tỏa sáng cùng văn hóa của nhiều châu lục. Việc xây dựng thành phố Festival, thông qua các kỳ Festival sẽ mỡ ra một con đƣờng mới trong giao lƣu văn hóa, góp phần khẳng định diện mạo văn hóa và quảng bá hình ảnh đất nƣớc trong tiến trình hội nhập và phát triển.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển với việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa huế (Trang 107 - 109)