Biện pháp về nội dung bồi dưỡng

Một phần của tài liệu tổ chức chỉ đạo bồi dưỡng giáo viên tiểu học (Trang 26 - 28)

4.1. Bồi dưỡng về tư tưởng chính trị:Đây là việc làm quan trọng nhằm nâng

cao nhận thức về thế giới quan, nhân sinh quan cho giáo viên và tạo sự nhạy bén,

sự mẫn cảm và khả năng thích ứng về mặt xã hội trong công cuộc đổi mới hiện nay.

Việc bồi dưỡng nhận thức, phẩm chất và nhân cách cho giáo viên được tiến

hành cụ thể, thiết thực, bằng nhiều hình thức, đảm bảo đúng đường lối của Đảng, Nhà nước và của ngành. Đây là điểm mẫu chốt đầu tiên để giáo viên hiểu đúng và thấu suốt trong quá trình bồi dưỡng.

4.2. Xác định mục đích và đối tượng bồi dưỡng

Mục đích bồi dưỡng: Giúp giáo viên nắm được hệ thống những quan điểm

chỉ đạo việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa, nắm vững mục tiêu, nội dung,

kế hoạch dạy học những quan điểm mới và khó trong nội dung sách mới, đồng thời

nắm vững phương hướng và cách thức đổi mới phương pháp dạy học theo hướng

phát huy tính tích cực của học sinh.

Đối tượng bồi dưỡng: Việc bồi dưỡng nhằm vào đối tượng quan trọng nhất là

đội ngũ giáo viên trực tiếp đứng lớp - lực lượng chủ yếu thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới.

4.3. Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trực tiếp đứng lớp - yếu tố quyết định thực

hiện tốt nhiệm vụ dạy học theo chương trình Tiểu học mới

Việc thực hiện giảng dạy chương trình mới, thực hiện đổi mới phương pháp

dạy học ở Tiểu học là một vấn đề hết sức bức xúc, đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của các

thầy gáo cô giáo. Để làm tốt nhiệm vụ này cần làm một số công việc sau:

- Tăng cường trang bị các tài liệu hướng dẫn cụ thể, định hướng cụ thể, chi

tiết để giáo viên đứng lớp có cơ sở giảng dạy.

- Lấy ý kiến phản ánh của giáo viên đứng lớp về những vấn đề mà sau khi soạn bài, giảng bài, dự giờ thăm lớp, trao đổi gặp phải (mặt mạnh và mặt yếu), trên

cơ sở đó có biện pháp giải đáp, chỉ đạo, uốn nắn kịp thời.

- Tổ chức rút kinh nghiệm toàn diện ngay trong từng tháng, học kì, năm học, ở từng khối lớp để kịp thời phát huy những điểm mạnh đã đạt được đồng thời khắc

phục những điểm còn yếu kém.

- Tổ chức tuyển các bài viết, bài giảng cụ thể của các giáo viên giỏi, giúp giáo viên đứng lớp học tập và thực hiện.

4.4. Bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn

- BGH nhà trườngcăn cứ từ thực tế đội ngũ giáo viên của trường mình để có

nội dung, chương trình và hình thức phù hợp, tối ưu nhất đối với từng loại đối tượng.

- Tập trung bồi dưỡng kiến thức ở tất cả các phân môn, bồi dưỡng về phương pháp công tác Đội và sao Nhi đồng trong nhà trường, đặc điểm tâm lí học sinh Tiểu

học trong thời đại mới hiện nay.

4.5. Bồi dưỡng năng lực sư phạm

- Bồi dưỡng năng lực chuẩn đoán nhu cầu và đặc điểm đối tượng học sinh

trong quá trình giảng dạy và giáo dục.

- Bồi dưỡng năng lực đánh giá

- Bồi dưỡng năng lực đáp ứng

- Bồi dưỡng năng lực thiết lập mối quan hệ thuận lợi với học sinh

- Bồi dưỡng năng lực thiết kế và triển khai hoạt động

- Bồi dưỡng năng lực tổ chức, phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và

ngoài nhà trường.

4.6. Bồi dưỡng hệ thống kĩnăng sư phạm

Kĩ năng là tổng hợp các thao tác tư duy, cử chỉ phối hợp hài hoà, hợp lí nhằm đảm bảo cho hoạt động đạt kết quả ,giúp giáo viên có công cụ sắc bén để rèn nghề. NGH nhà trường cần bồi dưỡng cho giáo viên một số hệ thống kĩ năng sư phạm như sau:

- Bồi dưỡng những kĩ năng triển khai hoạt động dạy học và giáo dục.

- Bồi dưỡng những kĩ năng hoạt động xã hội. Đặc biệt chú ý bồi dưỡng để

hình thành kĩ năng tự học cho giáo viên Tiểu học. Đó là các kĩ năng sau:

- Kĩ năngso sánh đối chiếu và bổ sung những thành tựu mới của khoa học.

- Kĩ năng lựa chọn những vấn đề, cách đọc và ghi chép tài liệu.

4.7. Bồi dưỡng phương pháp giảng dạy mới

Đây là biện pháp quan trọng quyết định phần lớn đến chất lượng giáo dục.

Tổ chức một cách đồng bộ việc triển khai dạy học theo đổi mới phương pháp ở tất

cả các phân môn, với các dấu hiệu cơ bản của nó như sau: Qua giờ dạy, giáo viên phải đảm bảo việc phát huy cao nhất tiềm năng người.

+ Bồi dưỡng:

Với học sinh thì giáo viên là người thiết kế, người tổ chứcvà hướng dẫn học

sinh tiếp cận được những kiến thức mới.

Yếu tố cốt lõi nhất của bồi dưỡng phương pháp dạy học mới chính là phát

huy cao độ tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, nghĩa là người giáo viên không chỉ gợi mở, hướng dẫn cho học sinh phát hiện ra vấn đề mà còn cung cấp

cho học sinh phương pháp, con đường, cách thức để học sinh tự tiếp cận, tự tìm ra chân lí, có bản lĩnh trước hiện thực cuộc sống đa dạng và phong phú như hiện nay.

4.8. Bồi dưỡng công tác chủ nhiệm

Đây là một nội dung rất cần thiết và quan trọng đối với mỗi giáo viên chủ

nhiệm ở trường Tiểu học. BGH nhà trường đặc biệt quan tâm đến năng lực tổ chức

các hoạt động tập thể, năng lực thuyết phục và cảm hoá học sinh, khả năng hoà nhập với thế giới tâm hồn trẻ, khả năng tiếp cận với các đối tượng đặc biệt. Nhà

trường đã tiến hành tổ chức các hội thảo, thi “Giáo viên chủ nhiệm giỏi” để phát

huy những sáng kiến kinh nghiệm trong giáo dục.

Một phần của tài liệu tổ chức chỉ đạo bồi dưỡng giáo viên tiểu học (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)