Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên Tiểu học

Một phần của tài liệu tổ chức chỉ đạo bồi dưỡng giáo viên tiểu học (Trang 25 - 26)

Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là một quá trình liên tục trải suốt cuộc đời nghề

nghiệp của mỗi người trong mọi lĩnh vực nhằm hoàn thiện nhân cách và nâng cao trình độ nghề nghiệp để sao cho họ có thể duy trì được động lực và lòng nhiệt tình, cập nhật hoá những kiến thức và kĩnăng nghề nghiệp.

Khi lập kế hoạch phải căn cứ vào các văn bản pháp quy của Bộ quy định về

tỉ lệ giáo viên, căn cứ vào những quy định hướng dẫn của địa phương, căn cứ vào nội dung, kế hoạch đào tạo và thực trạng của trường phải tiến hành phân tích tình hình, điều tra đội ngũ giáo viên từng thời kì về hoàn cảnh, trình độ và chất lượng

giảng dạy cụ thể các môn học để điều chỉnh kịp thời nội dung bồi dưỡng. Xây dựng màng lưới tổ trưởng, tổ phó, phân công giáo viên đứng lớp phù hợp với năng lực và khả năng chuyên môn. Nhằm hỗ trợ bồi dưỡng lẫn nhau trong đội ngũ giáo viên.

3.1. Xây dựng kế hoạch dài hạn (bồi dưỡng nâng Chuẩn)

- Phân loại giáo viên để xác định nhu cầu bồi dưỡng cho từng loại đối tượng.

- Xác định rõ ràng năm học tới (hoặc kế hoạch 2 hay 3 năm tới) sẽ bồi dưỡng

nâng cao trình độ bao nhiêu người? lên trình độ nào? cách thức xử lí công việc

trong thời gian có đối tượng được đi nâng cao trình độ ra sao?

3.2. Kế hoạch ngắn hạn

Hàng năm, hàng kì, qua việc kiểm tra đánh giá, xếp loại từng giáo viên, kết

hợp với nhu cầu thực tế đội ngũ giáo viên mà BGH xây dựng một kế hoạch bồi dưỡng cụ thể như:

Bồi dưỡng cập nhật những kiến thức khoa học - kĩ thuật mới, kết hợp với

thực hành.

Bồi dưỡng khắc phục những điểm còn yếu của đội ngũ giáo viên như kiến

thức về chuyên môn, về phương pháp giảng dạy mới, kĩ năng tổ chức hoạt động

giáo dục... thông qua các hình thức tổ chức, chuyên đề, báo cáo kinh nghiệm, hội

Có chế độ khen thưởng kịp thời về vật chất và tinh thần đối với tập thể (tổ,

khối)và cá nhân đạt kết quả cao trong quá trình bồi dưỡng.

Coi trọng mặt bằng lao động khi có số giáo viên được cử đi bồi dưỡng (dài, ngắn hạn)để có những biện pháp bổ sung giáo viên nhằm đảm bảo chất lượng dạy

và học.

Có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên một cách phù hợp gắn với chương

trình tiểu học mới, bồi dưỡng nâng chuẩn bằng nhiều hình thức (tại chức, chuyên tu, từ xa).

Qua khảo sát thăm dò ý kiến tại Hội nghị Hiệu trưởng của huyện Yên Lạc - Vĩnh Phúc. Kết quả 100% đều cho rằng việc lập kế hoạch bồi dưỡng giáo viên là việc làm cần thiết đối với người quản lí.

Một phần của tài liệu tổ chức chỉ đạo bồi dưỡng giáo viên tiểu học (Trang 25 - 26)