Giải pháp kiểm sốt rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc đăk lăk (Trang 60 - 67)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.3. Giải pháp kiểm sốt rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh

doanh chi nhánh đang thực hiện

Hiện nay chi nhánh sử dụng nhiều biện pháp kiểm soát RRTD trong công tác cho vay cũng như trong cho vay hộ kinh doanh. Các biện pháp đưa ra để phục vụ mục tiêu cụ thể trong cơng tác kiểm sốt RRTD trong cho vay. Tuy nhiên, việc phân định chỉ có tính chất tương đối, có những giải pháp phục vụ cho một hoặc nhiều mục tiêu khác nhau.

Hiện tại chi nhánh đang sử dụng một số các cơng cụ, chính sách kiểm sốt RRTD như sau:

a. Sử dụng các biện pháp né tránh rủi ro tín dụng

Một là, từ chối cho vay

51

cho khách hàng (cả khách hàng cá nhân và hộ kinh doanh) để đánh giá cụ thể từng khách hàng vay. Qua đó, chi nhánh từ chối cho vay đối với các hộ kinh doanh không đủ tiêu chuẩn vay vốn thông qua chính sách khách hàng của BIDV.

Căn cứ vào kết quả đo lường rủi ro cho từng khách hàng là hộ kinh doanh từ hệ thống định hạng tín dụng nội bộ, khách hàng sẽ được xếp hạng theo các mức tương ứng và được áp dụng chính sách cho vay và tài sản đảm bảo khác nhau.

Việc xếp hạng tín dụng nội bộ cho khách hàng hộ kinh doanh tại chi nhánh là do cán bộ quan hệ khách hàng thực hiện. Tuy nhiên, việc xếp hạng tín dụng nội bộ tại chi nhánh có thực hiện chỉ mang tính chất tương đối, cán bộ quan hệ khách hàng nhiều khi cho vay không đánh giá khách hàng dựa vào hệ thống định hạng tín dụng mà chỉ dựa vào đánh giá chủ quan của cá nhân nên nhiều khi dẫn đến rủi ro trong cho vay. Thông tin về hộ kinh doanh chủ yếu do khách hàng tự cung cấp nên tính khách quan khơng cao. Từ đó ảnh hưởng đến quyết định cấp tín dụng cho hộ kinh doanh, có thể từ bỏ những hộ kinh doanh tốt và lựa chọn hộ kinh doanh không tốt dẫn đến rủi ro cho chi nhánh.

Vì vậy để giảm thiểu được rủi ro thì chi nhánh cần có các biện pháp để khi đánh giá khách hàng cán bộ quan hệ khách hàng phải dựa trên hệ thống định hạng tín dụng chứ khơng dựa vào đánh giá chủ quan của mình.

Hiện tại chi nhánh chưa đưa ra tiêu chuẩn sàng lọc đối với khách hàng là hộ kinh doanh mới, hộ kinh doanh chưa đủ điều kiện định hạng mà chỉ sử dụng các biện pháp ngăn ngừa và giảm thiểu RRTD.

Hai là, chi nhánh hạn chế cho vay lĩnh vực kinh doanh có độ rủi ro cao

Hiện tại chi nhánh ưu tiên cho vay khách hàng hộ kinh doanh truyền thống, hộ kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, chế biến nông sản.

52

Đối với những hộ kinh doanh này chi nhánh cho vay ở mức lãi suất thấp hơn các hộ kinh doanh không phải là khách hàng truyền thống, hộ kinh doanh kinh doanh lĩnh vực khác. Những hộ kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản sẽ bị giới hạn cho vay, xác định giới hạn tín dụng và áp dụng lãi suất cao hơn.

Việc đưa ra các chính sách ưu đãi cho vay trên là do giám đốc chi nhánh quyết định.

b. Sử dụng biện pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng trong cho vay

Hiện tại chi nhánh đang sử dụng một số biện pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng sau:

Thứ nhất, sử dụng tài sản đảm bảo nợ vay

Về số tiền cho vay hộ kinh doanh tối đa trên giá trị tài sản đảm bảo, tài sản đảm bảo là động sản, bất động sản, tài sản hình thành từ nguồn vốn vay,…cho vay tối đa 80% giá trị tài sản; đối với tiền gửi, giấy tờ có giá do BIDV phát hành, cho vay tối đa 100% giá trị tài sản đảm bảo.

Về định giá tài sản đảm bảo, hiện nay chi nhánh thực hiện đánh giá tài sản đảm bảo theo giá trị thị trường và giá trị sổ sách. Việc định giá tại chi nhánh do cán bộ quan hệ khách hàng thực hiện. Việc định giá theo giá thị trường khơng có một khung hay văn bản hướng dẫn nào cụ thể nên giá trị tài sản đảm bảo đánh giá không đồng nhất, chỉ dựa trên sự đánh giá chủ quan của cán bộ khi thu thập nguồn thông tin chưa chính xác, khơng phải là giá giao dịch thực tế. Vì vậy, cơng tác định giá tài sản đảm bảo chưa đạt hiệu quả, tài sản chưa được định giá đúng giá trị có thể dẫn dến rủi ro trong cho vay.

Về công tác kiểm tra định giá lại tài sản đảm bảo, chi nhánh tổ chức định giá lại tài sản đảm bảo 12 tháng/ lần, do đó chưa phù hợp với tình hình thị trường bất động sản như hiện nay, giá trị tài sản đảm bảo sẽ không được đánh giá kịp thời và sẽ chênh lệch so với giá trị thị trường. Việc kiểm tra định giá lại tài sản đảm bảo tại chi nhánh do tổ định giá phụ trách. Tổ định giá do giám

53

đốc chi nhánh thành lập và tự giải tán sau khi hồn thành cơng việc. Chi nhánh chưa có tổ định giá chuyên trách riêng biệt, chỉ thành lập trong thời gian ngắn như vậy sẽ khơng kiểm tra sát sao và chính xác được việc định giá lại tài sản đảm bảo có đúng hay khơng. Chi nhánh cần có một tổ phụ trách riêng công tác này.

- Thứ hai, tổ chức công tác cho vay nhằm hạn chế RRTD

Hiện nay đối với cho vay hộ kinh doanh chi nhánh đang thực hiện quy trình cấp tín dụng số 4599 /QĐ-NHBL2 ngày 02/11/2012. Quy trình này đã tách bạch các khâu khởi tạo, thẩm định đánh giá phê duyệt và quản trị tác nghiệp nhằm kiểm tra giám sát quá trình vay vốn của hộ kinh doanh. Theo quy trình này, các phịng nghiệp vụ độc lập, khách quan trong việc cấp tín dụng đối với khách hàng, qua đó góp phần hạn chế rủi ro tín dụng.

+ Phịng quan hệ khách hàng: Thực hiện các công việc tiếp thị, phát triển khách hàng, phát triển các sản phẩm bán lẻ. Đồng thời là bộ phận khởi tạo tín dụng, đề xuất và thiết lập quan hệ tín dụng đối với khách hàng.

+ Phịng quản lý rủi ro tín dụng: Đối với các khoản vay phải qua thẩm định rủi ro thì phịng quản lý rủi ro tiếp nhận hồ sơ từ bộ phận quan hệ khách hàng, tiến hành thẩm định, phân tích, đánh giá khách hàng và đề xuất cấp thẩm quyền phê duyệt.

+ Phịng quản trị tín dụng: Trực tiếp thực hiện tác nghiệp các nghiệp vụ liên quan đến giải ngân, thu nợ và kiểm tra giải ngân theo quy định; đối chiếu số liệu trên hệ thống và lưu trữ hồ sơ theo quy định.

Nhìn chung, việc tách bạch các khâu trong quy trình cho vay giúp cho việc cấp tín dụng được khách quan hơn. Nhưng đây là quy trình cho vay chung cho nhiều đối tượng, chưa có một quy trình cụ thể nào áp dụng riêng đối với cho vay hộ kinh doanh nên việc kiểm soát rủi ro cũng có phần nào bị hạn chế.

54

Thứ ba, kiểm tra và giám sát các khoản vay

Công tác kiểm tra và giám sát khoản vay của chi nhánh đã thực hiện nhưng hiệu quả chưa cao. Chi nhánh khơng có bộ phận riêng biệt là công tác kiểm tra giám sát khoản vay một cách khách quan mà chỉ do cán bộ quan hệ khách hàng theo dõi trong suốt thời gian vay nên không kịp thời phát hiện rủi ro nếu xảy ra. Cán bộ quan hệ khách hàng thực hiện bằng cách đôn đốc khách hàng trong việc trả nợ đúng hạn chứ chưa kiểm tra xem khách hàng sử dụng khoản vay có đúng mục đích hay hiệu quả hay khơng. Do đó, cán bộ quan hệ khách hàng sẽ không phát hiện kịp thời các dấu hiệu rủi ro có thể xảy ra. Cơng tác kiểm sốt rủi ro tại chi nhánh chủ yếu xử lý khi dấu hiệu rủi ro đã xuất hiện như khách hàng không trả nợ đúng hạn,…Như vậy việc kiểm sốt khơng sát sao sau khi cho vay cũng làm cho việc kiểm soát rủi ro bị hạn chế.

Số lượng cán bộ quan hệ khách hàng ít, địa bàn rộng lớn cũng ảnh hưởng đến việc kiểm tra giám sát khoản vay. Hơn nữa, cán bộ quan hệ khách hàng phải phụ trách nhiều khâu trong quá trình cho vay cũng làm ảnh hưởng đến việc kiểm soát khoản vay cũng như kiểm sốt rủi ro tín dụng trong cho vay.

Thứ tư, sử dụng các biện pháp tài chính

Chi nhánh sử dụng các biện pháp tài chính như lãi suất quá hạn, phí cơ cấu nợ được thỏa thuận khi kí kết hợp đồng tín dụng khi hộ kinh doanh khơng thực hiện đúng các cam kết tín dụng như đã ký trong hợp đồng tín dụng. Mức phí hiện tại chi nhánh áp dụng tương đối thấp nên tính răn đe buộc các hộ kinh doanh phải trả nợ đúng hạn là chưa cao. Chi nhánh cần nâng mức phí phạt lên cao hơn nữa đối với các hộ kinh doanh không trả nợ đúng hạn.

Thứ năm, thực hiện thu nợ trước hạn

Chi nhánh áp dụng biện pháp thu nợ trước hạn bằng cách thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng nếu hộ kinh doanh nào vi phạm nghiêm trọng các cam kết cho vay như sử dụng sai mục đích, cung cấp thông tin sai sự thật về

55

việc sử dụng vốn vay và tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh của mình đe dọa đến khả năng trả nợ ngân hàng.

Ngoài ra, việc thu nợ trước hạn cũng được chi nhánh áp dụng đối với các hộ kinh doanh có tình hình kinh doanh có dấu hiệu rủi ro. Việc thu nợ trước hạn đối với các hộ kinh doanh này cần được chi nhánh xem xét kĩ vì nhiều khi do ảnh hưởng chung của nề kinh tế mà tình hình kinh doanh chỉ bị ảnh hưởng tạm thời.

c. Sử dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro trong cho vay

- Lập quỹ dự phòng rủi ro

Theo quy định tại hệ thống định hạng tín dụng nội bộ, chi nhánh chấm điểm khách hàng hộ kinh doanh thực hiện 5 lần trong năm vào tháng cuối cùng của mỗi quý và tháng 12 (31/03, 30/06, 30/09, 31/11, 31/12). Căn cứ vào xếp hạng, các khoản nợ của hộ kinh doanh sẽ được phân loại vào các nhóm nợ tương ứng.

Việc trích dự phịng rủi ro được thực hiện theo quý vào các ngày 15 tháng đầu tiên của quý. Riêng quý 4 hàng năm trích vào ngày ngày 15/12.

Chi nhánh trích dự phịng rủi ro cụ thể theo công thức sau: R=max {0,(A-C} x r

Trong đó : R: số tiền dự phịng cụ thể phải trích A: Giá trị của khoản nợ

C; Giá trị của tài sản đảm bảo r: Tỉ lệ trích lập dự phịng cụ thể

Tỉ lệ trích dự phịng cụ thể (r) theo nhóm nợ của từng khoản vay cụ thể . Nhóm 1: 0%, nhóm 2: 5%, nhóm 3: 20%, nhóm 4: 50%, nhóm 5: 100%. Việc phân loại nợ tại chi nhánh do cán bộ quan hệ khách hàng thực hiện vào cuối mỗi quý. Hằng quý dựa vào kết quả phân loại nợ chi nhánh sẽ trích

56

lập rủi ro. Việc phân loại nợ do cán bộ thực hiện thủ công lại dồn vào một số ngày cuối quý nên độ chính xác khi phân loại các nhóm nợ là chưa cao.

Nhìn chung, việc trích dự phịng RRTD tại chi nhánh thực hiện đúng quy định. Tuy nhiên, việc phân loại nợ tại chi nhánh vẫn chưa chính xác do cán bộ quan hệ phân nhóm nợ chưa chính xác dẫn đến việc trích lập dự phịng chưa thật chính xác.

- Áp dụng mức lãi suất cho vay theo mức độ rủi ro tín dụng: Tùy vào

mức độ rủi ro về ngành nghề hoạt động và uy tín của hộ kinh doanh mà chi nhánh có các quy định, mức lãi suất áp dụng cụ thể. Đối với hộ kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nơng sản sẽ được cấp tín dụng với lãi suất thấp hơn.

d. Thực hiện các biện pháp chuyển giao rủi ro

- Yêu cầu khách hàng vay vốn mua bảo hiểm: Đa số các khoản vay của

HKD tại chi nhánh đều được yêu cầu mua bảo hiểm cho khoản vay, bảo hiểm cho tài sản thế chấp nhằm hạn chế bớt rủi ro có thể xảy ra. Đặc biệt đối với các khoản vay tín chấp khơng có tài sản đảm bảo như vay thấu chi thì chi nhánh bắt buộc khách hàng phải mua bảo hiểm để đảm bảo nguồn trả nợ khi có rủi ro xảy ra. Tuy nhiên, hiện nay chi nhánh chưa yêu cầu mua bảo hiểm đối với hộ kinh doanh có các tài sản đảm bảo vay nợ như vật tư, hàng hóa, tài sản hình thành từ vốn vay… Như vậy, chi nhánh chưa áp dụng triệt để biện pháp này, chưa kiên quyết trong việc yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm để giảm thiểu rủi ro đối với các tài sản này.

-Yêu cầu bảo lãnh của bên thứ ba: Khi tài sản đảm bảo của hộ kinh

doanh vay vốn không đủ để đảm bảo cho nợ vay, hoặc uy tín của khách hàng không đáp ứng được yêu cầu của Chi nhánh trong cho vay tín chấp, chi nhánh yêu cầu khách hàng có bảo lãnh của một tổ chức, cá nhân khác để đảm bảo

57

cho nợ vay của mình. Hiện nay, chi nhánh cho vay thanh toán trước tiền mua vật tư hàng hóa mà khơng u cầu bên hưởng thụ phải bảo lãnh ứng trước.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc đăk lăk (Trang 60 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)