7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.3. Các tiêu chí phản ánh kết quả công tác quản trị rủi ro tín dụng trong
trong cho vay của NHTM
Để đánh giá kết quả công tác rủi ro tín dụng ngân hàng thường dựa vào các tiêu chí sau:
a. Tỷ lệ nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu: Thể hiện ở các khoản dư nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 trên cân đối nội bảng/Tổng dư nợ.
Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của NHNN, nợ xấu của tổ chức tín dụng bao gồm các nhóm nợ như sau:
- Nhóm nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3): Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn và có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi. Bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.
- Nhóm nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4): Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là khả năng tổn thất cao. Bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.
- Nhóm nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5): Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn. Bao gồm: Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ
xử lý; các khoản nợđã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.
Theo quy định hiện nay, tỷ lệ này không được vượt quá 5%.
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là một chỉ tiêu phản ánh khá chuẩn xác mức độ rủi ro tín dụng hiện tại của một ngân hàng, vì nó tập trung chú ý các khoản nợ đã có biểu hiện rủi ro tín dụng ở mức cao. Chỉ tiêu này càng cao cho thấy nguy cơ tổn thất trong hoạt động tín dụng của ngân hàng càng lớn. Tuy nhiên chỉ tiêu này có nhược điểm là nó bao gồm cả ba nhóm nợ có mức độ rủi ro tín dụng khác nhau. Do đó, cần kết hợp với việc xem xét biến động trong cơ cấu nhóm nợ để thấy cụ thể hơn mức độ rủi ro tín dụng.
b. Biến động trong cơ cấu nhóm nợ
Chỉ tiêu tỷ lệ dư nợ từ nhóm 2 - nhóm 5 đánh giá toàn bộ các biểu hiện khác nhau của rủi ro tín dụng nhưng do tính chất không đồng nhất về mức rủi ro của các nhóm nợ nên chưa đánh giá chuẩn xác được mức độ rủi ro tín dụng tổng thể của ngân hàng, vì vậy cần phân tích thêm về cơ cấu các nhóm nợ.
Nếu tỷ trọng các nhóm nợ có mức rủi ro thấp tăng với cùng một tỷ lệ dư nợ từ nhóm 2 - nhóm 5 như nhau thì có thể đánh giá mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng giảm, kết quả hạn chế rủi ro tín dụng tốt hơn và ngược lại. c. Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro Tỷ lệ trích lập dự phòng thể hiện ở số trích lập dự phòng trên tổng dư nợ cho vay. Số trích lập dự phòng phản ánh mức độ rủi ro tín dụng chung do tỷ lệ trích lập dự phòng dựa trên việc phân loại nợ theo mức độ rủi ro. Nếu chỉ tiêu này giảm cho thấy ngân hàng đã hạn chế một cách hiệu quả rủi ro cho vay và giảm bớt khả năng gánh chịu tổn thất do rủi ro này gây ra.
Dự phòng rủi ro bao gồm: Dự phòng rủi ro chung và dự phòng rủi ro cụ thể.
- Dự phòng rủi ro chung được xác định bằng 0.75% tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.
- Dự phòng rủi ro cụ thể (R) là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ theo quy định Điều 6, Điều 7 Quyết định 493 để dự phòng cho những tổn thất tín dụng, được xác định theo công thức sau:
R = max [0, (A - C) x r. Trong đó: R: Số tiền dự phòng cụ thể phải trích A: Giá trị của khoản nợ
C: Giá trị khấu hao tài sản đảm bảo
r: Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể (Nợ nhóm 1: r = 0%, nợ nhóm 2: r = 5%, nợ nhóm 3: r = 20%, nợ nhóm 4: r = 50%, nợ nhóm 5: r = 100%)
Giá trị khấu hao tài sản đảm bảo (C) = Giá trị thẩm định x (nhân) Tỷ lệ chấp thuận theo tính pháp lý x (nhân) tỷ lệ chấp nhận theo loại tài sản x (nhân) tỷ lệ chấp nhận theo khả năng phát mại.
d. Tỷ lệ xóa nợ ròng so với tổng dư nợ
Tỷ lệ xóa nợ ròng: Thể hiện các khoản xóa nợ ròng trên tổng dư nợ. Trong đó: Xóa nợ ròng = Dư nợ xóa trong bảng - số tiền đã thu hồi
Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi nợ từ các khoản nợ đã chuyển ra ngoại bảng và đang được ngân hàng sử dụng các biện pháp để thu hồi. Nếu chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ ngân hàng đang gặp rủi ro tín dụng vì có quá nhiều các khoản nợ ngoại bảng mà ngân hàng không thể thu hồi và ngược lại.
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay của NHTM
a. Nhân tố bên trong ngân hàng
Có thể nói, nhân tố từ phía ngân hàng thương mại vẫn là nhân tố quan trọng nhất, quyết định đến kết quả quản trị rủi ro tín dụng. Việc hạn chế rủi ro tín dụng đạt kết quả tốt khi kỹ năng về nhận biết rủi ro tín dụng thành
thạo, khi các phương pháp đánh giá rủi ro được chuẩn hóa, khi trình độ của đội ngũ cán bộ được nâng cao, khi cơ cấu tổ chức hợp lý, khi chính sách tín dụng rõ ràng. Ngược lại, những nhân tố trên không tốt sẽ tạo nhiều lỗ hổng cho rủi ro nảy sinh và việc hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng cũng không hiệu quả. Nhìn chung có nhiều nhân tố thuộc về ngân hàng ảnh hưởng đến kết quả quản trị rủi ro tín dụng như:
Chính sách tín dụng của ngân hàng
Chính sách tín dụng là một hệ thống các biện pháp nhằm đạt được các mục tiêu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, đồng thời đảm bảo giới hạn rủi ro trong hoạt động tín dụng ở mức cho phép. Chính sách tín dụng bao gồm: Quy mô cấp tín dụng tối đa, các giới hạn tín dụng, các loại hình mà ngân hàng có thể lựa chọn để cấp tín dụng, lĩnh vực cấp tín dụng, kỳ hạn cấp tín dụng, chính sách đảm bảo tín dụng, cách thức xác định giá cả tín dụng (lãi suất)…tất cả các yếu tố đó có tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến việc mở rộng cho vay của Ngân hàng.
Chính sách tín dụng phù hợp sẽ xác định những giới hạn áp dụng cho các hợp đồng tín dụng đồng thời cũng thiết lập môi trường nhằm giảm bớt rủi ro trong hoạt động tín dụng. Chính sách tín dụng được đưa ra nhằm bảo đảm rằng mỗi quyết định tín dụng đều tuân thủ quy định của ngân hàng. Ngược lại một chính sách tín dụng không hợp lý, cứng nhắc sẽ gây nên khó khăn trong hoạt động cho vay của Ngân hàng.
Chất lượng nguồn nhân lực hoạt động tín dụng
Chính sách tín dụng và quy trình tín dụng được thực hiện thông qua vai trò của các cán bộ hoạt động trong lĩnh vực cấp tín dụng. Vì vậy, số lượng và chất lượng của cán bộ tín dụng là nhân tố có ảnh hưởng rất quan trọng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng. Số lượng của cán bộ tín dụng phải đảm bảo đáp ứng quy mô tín dụng trong từng thời kỳ. Về chất lượng của
cán bộ tín dụng phải được đảm bảo hai yếu tố năng lực chuyên môn và đạo đức. Cán bộ đủ trình độ, có tầm quản lý tốt sẽ thực hiện và sàng lọc được những khoản vay có hiệu quả, có khả năng hạn chế được rủi ro trước và sau khi cho vay. Thực tế đã chứng minh một điều rõ ràng là NHTM nào có đội ngũ cán bộ tín dụng tốt thì ở đó công tác hạn chế rủi ro tín dụng đạt kết quả tốt và ngược lại.
Chất lượng của hệ thống thông tin ngân hàng
Thông tin ngân hàng đầy đủ, chính xác và kịp thời là cơ sởđểđưa ra một quyết định đúng đắn. Theo lý thuyết thông tin bất đối xứng thì bản chất của hoạt động ngân hàng là hoạt động sản xuất thông tin. Nếu các ngân hàng cố gắng chạy theo thành tích, mở rộng tín dụng trong điều kiện môi trường thông tin bất đối xứng thì sẽ gia tăng nguy cơ nợ xấu cho hệ thống ngân hàng. Vì vậy, chất lượng của hệ thống thông tin của một ngân hàng sẽ có ảnh hưởng quan trọng đến kết quả công tác hạn chế rủi ro tín dụng.
Trong hoạt động tín dụng, thông tin được sử dụng ở tất cả các giai đoạn: Trong giai đoạn thẩm định người vay, trong giai đoạn giám sát sau vay và trong giai đoạn xử lý rủi ro tín dụng.
Nguồn lực tài chính và trang bị công nghệ ngân hàng
Nguồn lực tài chính tốt giúp ngân hàng có khả năng đào tạo, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, tạo sự giám sát chặt chẽ từ các bộ phận, tìm được những người quản lý tốt giúp khả năng điều hành và giám sát tín dụng ở mọi phương diện.
Một trong những xu hướng của NHTM hiện đại là cuộc cách mạng về công nghệ, trong đó chủ yếu là công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin đã trở thành cộng cụ đóng vai trò quan trọng trong mọi khâu quản lý. Xét riêng, đối với công tác hạn chế rủi ro tín dụng, công nghệ thông tin giúp ngân hàng có được công cụ để quản lý RRTD trong toàn hệ thống, cập nhật thông tin,
dữ liệu, vận dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, hỗ trợ hệ thống ra quyết định về tín dụng, qua đó giúp nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro tín dụng.
Nhân tố công nghệ ở đây còn được hiểu là việc ứng dụng công nghệ trong quá trình quản trị RRTD. Do các mô hình đo lường rủi ro tín dụng hiện đại đòi hỏi phải xử lý một khối lượng dữ liệu lớn và phức tạp nên cần phải áp dụng các công nghệ xử lý dữ liệu hiện đại. Mặt khác, hệ thống quản lý tín dụng bao gồm: Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về khách hàng, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, hệ thống xử lý quyết định… cũng như yêu cầu đầu tư công nghệ phù hợp để nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng.
Tuy nhiên việc đầu tư công nghệ trong quản trị RRTD nói riêng, quản trị tín dụng nói chung cần cân nhắc để tránh các kiểu rủi ro công nghệ. Những yếu tố cần được quan tâm kỹ là: Quy mô đầu tư, trình độ công nghệ, phạm vi ứng dụng…
b. Nhân tố bên ngoài ngân hàng
Các nhân tố thuộc về khách hàng
+ Khả năng tài chính: Đây là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tín dụng, đưa đến quyết định cho vay của các ngân hàng. Khách hàng có nguồn vốn, khả năng tài chính tốt là điều kiện để mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư mua sắm trang thiết bị, sản xuất có hiệu quả, mang lại lợi nhuận và có thể thanh toán các khoản vay cho ngân hàng.
+ Đạo đức người vay: Tư cách đạo đức xét trên phương diện ý muốn hoàn trả khoản nợ vay, trong nhiều trường hợp người vay không tuân thủ các quy định, cố tình lừa đảo để chiếm dụng vốn ngân hàng và không hoàn trả nợ vay mặc dù có khả năng trả nợ. Điều này gây ra những rủi ro không nhỏ cho ngân hàng.
+ Tài sản bảo đảm: Tài sản bảo đảm là cơ sở pháp lý có thêm nguồn thu nợ thứ hai cho ngân hàng ngoài nguồn thu nợ thứ nhất, mang tính dự phòng rủi ro. Tuy không giữ vai trò quyết định trong việc khách hàng vay hay không, nhưng nó là một tiêu chuẩn để xét duyệt khi cho vay.
Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô
Bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng chịu tác động trực tiếp của môi trường kinh tế. Môi trường kinh tế không thuận lợi làm cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, làm cho khả năng trả nợ vay của doanh nghiệp bị hạn chế dẫn đễn rủi ro cho ngân hàng do không thu hồi được nợ.
Trong một nền kinh tế tăng trưởng lành mạnh, tiềm năng sản xuất và tiêu dùng xã hội còn lớn thì hoạt động sản xuất kinh doanh có nhiều điều kiện để phát triển. Nhưng một nền kinh tế bị khủng hoảng, tỷ lệ lạm phát cao, sản xuất bịđình trệ, đầu tư giảm sút, tất cảđều tác động đến khả năng thu hồi vốn tín dụng của ngân hàng.
Đặc biệt trong xu thế hội nhập như hiện nay, không chỉ môi trường kinh tế trong nước mà các biến động về kinh tế tài chính trên thế giới cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Bởi quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu gia tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường. Bên cạnh đó, bản thân sự cạnh tranh của các NHTM trong nước và quốc tế trong môi trường hội nhập kinh tế cũng khiến cho các ngân hàng trong nước với hệ thống quản lý yếu kém gặp phải nguy cơ rủi ro nợ xấu tăng lên bởi hầu hết các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn sẽ bị các ngân hàng nước ngoài thu hút.
Nhân tố môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý có ảnh hưởng lớn đến công tác quản trị RRTD. Các nhân tố chính ảnh hưởng đến công tác quản trị RRTD là: Sự đồng bộ thống nhất của hệ thống pháp luật, ý thức tôn trọng pháp luật và cơ chế đảm bảo cho sự tuân thủ pháp luật một cách nghiêm minh, triệt để, từ đó giúp duy trì hoạt động cho vay ổn định, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia quan hệ tín dụng. Môi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ, nghiêm minh sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản trị RRTD. Ngược lại, nếu môi trường pháp lý không đồng bộ, không phù hợp với xu thế phát triển kinh tế hiện tại sẽ dẫn tới nguy cơ cạnh tranh không lành mạnh, tạo ra nhiều kẻ hở để các doanh nghiệp làm ăn bất chính, lừa đảo lẫn nhau và lừa đảo chính ngân hàng. Khi đó việc triển khai các biện pháp quản trị RRTD sẽ không hiệu quả thậm chí phản tác dụng. Môi trường pháp lý cũng cần phải đảm bảo sự ổn định. Ngoài ra, khi nói đến môi trường pháp lý cũng cần lưu ý là môi trường này cũng góp phần điều tiết hành vi của chính các ngân hàng chứ không chỉ về phía khách hàng.
Các nhân tố thuộc về đặc điểm thị trường mục tiêu của ngân hàng
Mỗi ngân hàng hoạt động trên một địa bàn nhất định, hướng đến một thị trường mục tiêu nhất định. Mỗi thị trường mục tiêu lại có những đặc điểm khác biệt nhau. Những đặc điểm này chi phối mạnh mẽ công tác quản trị RRTD của NHTM.
- Nhân tố vềđiều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên của thị trường mục tiêu trong trường hợp này chủ yếu là xem xét trên địa bàn hoạt động của ngân hàng, bao gồm các yếu tố cơ bản như: Khí hậu, thời tiết, địa hình, thỗ nhưỡng, vị trí địa lý… có khả năng chi phối lớn đến cơ cấu tín dụng, mức độ và khả năng đa dạng hóa theo ngành, theo khu vực địa lý, cũng như cấu trúc rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng.
- Nhân tố vềđặc điểm kinh tế - xã hội
Khi nói những đặc điểm kinh tế - xã hội, có thể liệt kê các nhân tố chủ