7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.3.3. Kiến nghị đối với Hội Sở
- Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng của trung tâm CIC Ngân hàng Nhà nước nhằm cung cấp những thông tin chính xác hơn về khách hàng cho các NHTM. Cần phải xây dựng bộ phận phân tích, đánh giá cập nhật các thông tin tín dụng tại các chi nhánh của NHTM để trực tiếp nhận, xử lý thông
tin khách hàng, thông tin giao dịch và đưa ra cảnh báo sớm về các rủi ro tín dụng.
- Chỉnh sửa và ban hành đồng bộ cơ chế, chính sách tín dụng như: Quy định cấp tín dụng đối với khách hàng, bảo đảm tiền vay, bảo lãnh, quyền phán
quyết, nhiều chi nhánh cho vay một khách hàng, quản lý giám sát các khoản cho vay lớn, sổ tay tín dụng… cho phù hợp với tình hình thực tế kinh doanh của các chi nhánh tại các vùng, miền khác nhau.
- Xây dựng mô hình, bộ máy quản lý tín dụng: Thành lập ban thẩm định tại trụ sở chính, phòng, tổ thẩm định tại Sở giao dịch và các chi nhánh để đánh giá chính xác hiệu quả, lợi nhuận thu được và khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng từ dự án.
- Nâng cao năng lực giám sát của NHNN, hoàn thiện cơ sở pháp lý về thanh tra, giám sát Ngân hàng nhằm hạn hạn chế sự gian lận trong hoạt động kinh doanh của các NHTM, sự cạnh tranh kém lành mạnh giữa các Ngân hàng với nhau có thể gây nên những thiệt hại to lớn không những cho hệ thống NHTM mà còn ảnh hưởng đến cả nền kinh tế.
- Tổ chức công tác nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng nhằm đảm bảo an toàn chất lượng tín dụng, đủ nhân lực để nắm bắt các cơ hội kinh doanh mới. Tăng cường mở thêm các lớp học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ và mời thêm đội ngũ giáo viên có trình độ giỏi và kinh nghiệm đến giảng dạy nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo và nghiên cứu chuyên môn. Đồng thời phải thường xuyên rèn luyện và nâng cao khả năng ngoại ngữ của cán bộ ngân hàng để tiếp cận nhóm khách hàng có vốn đầu tư nước ngoài.
- Tổ chức kiểm tra lại mức độ rủi ro của khoản vay, của tài sản thế chấp, cầm cố theo định kỳ. Đưa vào sử dụng mô hình quản trị hiện đại theo chuẩn mực của quốc tế, sử dụng phần mềm hiện đại phục vụ việc phân tích mức độ rủi ro của khách hàng, định giá khoản vay, định giá tài sản thế chấp và quản trị danh mục cho vay.
- Xây dựng chế tài xử lý kỷ luật, trách nhiệm vật chất phù hợp. Đồng thời cần chú trọng xây dựng môi trường làm việc, chuẩn hóa năng suất, trình độ tác nghiệp của đội ngũ cán bộ công nhân viên.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Từ những thực trạng trong công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay trung dài hạn sản xuất kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam - Chi nhánh Buôn Ma Thuột từ năm 2012 - 2014. Chương 3 đã nêu ra định hướng phát triển tín dụng trong cho vay trung dài hạn sản xuất kinh doanh của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam - Chi nhánh Buôn Ma Thuột trong thời gian tới. Đồng thời, đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác quản trị ro tín dụng trong cho vay trung dài hạn sản xuất kinh doanh tại chi nhánh.
Bên cạnh đó, chương 3 cũng trình bày các kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ Eximbank chi nhánh Buôn Ma Thuột thực hiện có hiệu quả công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay trung dài hạn sản xuất kinh doanh.
KẾT LUẬN
Tín dụng, trong đó tín dụng trung dài hạn là một lĩnh vực có vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế, và cũng là lĩnh vực đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho các NHTM. Tuy nhiên, trong hoạt động tín dụng trung dài hạn của các NHTM hiện nay còn chứa đựng nhiều rủi ro.
Trong thời gia qua, Ngân hàng Eximbank chi nhánh Buôn Ma thuột đã tiến hành nhiều biện pháp, cùng với sự nỗ lực, quyết tâm cao của toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn chi nhánh nên đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay trung dài hạn sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao chất lượng cho vay, đảm bảo kinh doanh an toàn và ổn định trên thị trường. Mặc dù vậy, hậu quả của rủi ro tín dụng trong cho vay trung dài hạn sản xuất kinh doanh cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
Từ việc tiếp cận lý luận và thực tiễn, luận văn đã hoàn thành một số vấn đề sau:
- Trình bày cơ sở lý luận về công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay trung dài hạn sản xuất kinh doanh của NHTM.
- Phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay trung dài hạn sản xuất kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam - Chi nhánh Buôn Ma Thuột, qua đó tìm hiểu những thành tựu cũng như những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay trung dài hạn sản xuất kinh doanh tại chi nhánh.
- Trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn đó, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay trung dài hạn sản xuất kinh doanh tại chi nhánh.
Hy vọng quan nghiên cứu này, đề tài sẽ đóng góp một phần nhỏ vào việc giúp Eximbank chi nhánh Buôn Ma Thuột quản lý rủi ro tín dụng chặt
chẽ hơn, kiểm soát được các khoản nợ xấu, các khoản nợ có vấn đề, nhận diện sớm được những rủi ro để từ đó có biện pháp xử lý hiệu quả, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để có thể tồn tại và tiếp tục phát triển bền vững.
Tuy nhiên, đề tài nghiên cứu sẽ không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý Thầy Cô. Qua đây tôi xin chân thành cảm ơn Thầy PGS.TS. Nguyễn Hòa Nhân, người đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Quang Chính (2012), Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần An Bình chi nhánh Đà Nẵng, Đại học Đà Nẵng. [2] PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (2007), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại,
NXB Thống kê.
[3] PGS.TS. Lâm Chí Dũng (2009), Bài giảng quản trị ngân hàng thương mại, Trường Đại học Kinh tếĐà Nẵng.
[4]Võ Lê Anh Huy (2012), Quản lý rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng - Chi nhánh Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, chuyên ngành Tài chính - ngân hàng, Đại học Đà Nẵng.
[5]Phan Thanh Hiền (2011), Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển Tỉnh Kon Tum, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, chuyên ngành Quản tri kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.
[6] Phạm Thị Hiền (2012), Hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Đà Nẵng,
Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, chuyên ngành Tài chính - ngân hàng, Đại học Đà Nẵng.
[7]Nguyễn Thanh Hòa (2011), Giải pháp hạn chế rủi ro cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.
[8]Nguyễn Thị Mai (2011), Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt
động tín dụng tại Ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh VPBankchi
nhánh Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.
[9] PGS.TS. Nguyễn Hòa Nhân (2013), Giáo trình tài chính doanh nghiệp,
NXB Tài Chính.
[10] Nguyễn Thị Hồng Nhung (2012), Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Quy Nhơn,
Đại học Đà Nẵng.
[11] Lê Hòa Tân (2012), Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đông Á - Chi nhánh Nha Trang, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, chuyên ngành Tài chính - ngân hàng, Đại học Đà Nẵng.
[12] Lê Văn Tư (2008), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài Chính.
[13] Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng.
NXB Thống kê Hà Nội, Hà Nội.
[14] PGS.TS Lê Văn Tề (2013), Tín dụng ngân hàng, NXB Lao ðộng.
[15] Nguyễn Thị Tường Vy (2012), Hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Đà Nẵng,
Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, chuyên ngành Tài chính - ngân hàng, Đại học Đà Nẵng.