Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 56 - 96)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.4.Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng

a. Nhân tố bên trong

Ø Trình độ, kinh nghiệm, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ nhân lực Nếu không sử dụng nguồn nhân lực có trình độ, kinh nghiệm phù hợp, có đạo đức nghề nghiệp, công tác quản trị rủi ro tín dụng sẽ không có tác

dụng, thậm chí có thể làm tăng mức độ rủi ro cho ngân hàng.

Ngân hàng phải bố trí đầy đủ nhân sự có năng lực, trình độ và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý rủi ro tín dụng, phải có các tiêu chuẩn định tính và định lượng cho các vị trí công việc và có các biện pháp đánh giá cán bộ về mức độđáp ứng đối với từng vị trí công việc.

Cơ chế đãi ngân hàng bao gồm chính sách lương, khen thưởng, thù lao và các chính sách đãi ngộ khác, đảm bảo không mâu thuẫn với chiến lược quản lý rủi ro và không khuyến khích các cán bộ thực hiện các hoạt động kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận ngắn hạn hoặc có nhiều rủi ro trong khi chưa đủ kiến thức và khả năng để kiểm soát rủi ro.

Ø Hệ thống thông tin và xử lý thông tin

Ø Cơ cấu tổ chức, quy trình quản trị rủi ro tín dụng

Ø Báo cáo, kiểm toán nội bộ về quản lý rủi ro tín dụng

Việc báo cáo về công tác quản trị rủi ro tín dụng phải được xây dựng thành quy trình, đảm bảo khối quả trị rủi ro tín dụng phải nắm được thông tin chi tiết, chính xác và cập nhật nhất. Đặc biệt, định kỳ hằng quý, khối quản lý rủi ro tín dụng phải lập và trình các báo cáo nội bộ về rủi ro tín dụng cho Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, ngân hàng mẹ và Ban điều hành của ngân hàng.

Nếu công tác báo cáo không được thực hiện thường xuyên, kịp thời và chính xác, sẽ có ảnh hưởng lớn đến công tác rủi ro tín dụng, từ việc kiểm soát, xử lý rủi ro đối với từng khoản nợ cho đến việc hoạch định chiến lược quản trị rủi ro tín dụng.

Kiểm toán nội bộ phải thường xuyên rà soát, đánh giá độc lập sự phù hợp và hiệu quả của hệ thống quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng.

Kiểm toán nội bộ phải rà soát các khoản cấp tín dụng phải được thực hiện tối thiểu một năm một lần hoặc với tần suất nhiều hơn đối với các khoản

cấp tín dụng có vấn đề. Kiểm toán nội bộ về quản trị rủi ro tín dụng sẽ không phát huy hiệu quả nếu không rà soát được các nội dung cơ bản sau:

- Quy trình quản lý tín dụng

- Mức độ chính xác của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ - Mức độđầy đủ của dự phòng rủi ro

- Chất lượng tín dụng của danh mục cấp tín dụng

Ø Trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ

b. Nhân tố bên ngoài

Ø Môi trường kinh doanh kinh tế: Bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng chịu ảnh hưởng tác động trực tiếp của môi trường kinh tế – xã hội. Khi nền kinh tế ổn định, quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tiến hành bình thường, không bị ảnh hưởng của các yếu tố lạm phát, khủng hoảng sẽ làm khả năng vay nợ và trả nợ vay không bị biến động lớn. Ngược lại, một nền kinh tế bị suy thoái thì sức mua của người dân bị giảm sút, khả năng phát triển sản xuất kinh doanh hầu như không có, tất cả những điều đó tác động xấu đến khả năng thu hồi vốn của ngân hàng. Không chỉ giới hạn trong môi trường kinh tế của một quốc gia mà các biến động về kinh tế tài chính trên thế giới đều có sự tác động tới hoạt động tín dụng của ngân hàng, nhất là khi quan hệ kinh tế quốc tế được mở rộng giữa các quốc gia trong khu vực và trên toàn thế giới.

Ø Môi trường pháp lý: Là một nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ tới rủi ro tín dụng. Đó là sự thiếu đồng bộ trong hệ thống các văn bản pháp luật, các biện pháp thi hành pháp luật và sự tuân thủ không nghiêm chỉnh pháp luật của các chủ thể tham gia kinh doanh và các ngành có liên quan. Chính nhân tố môi trường này đã không đảm bảo tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, không tạo ra tính an toàn cho các hoạt động kinh doanh. Một môi trường pháp lý không hoàn chỉnh vừa gây khó khăn cho

doanh nghiệp và ngân hàng, vừa tạo khe hở để kẻ xấu lợi dụng gây rủi ro cho cả doanh nghiệp và ngân hàng.

Ø Nhân tố xã hội: Là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng. Tín dụng là sự vay mượn dựa trên cơ sở lòng tin. Do đó đạo đức xã hội có liên quan tới rủi ro tín dụng trong trường hợp lợi dụng lòng tin để lừa đảo; hoặc do trình độ dân trí chưa cao, kém hiểu biết dẫn tới hiểu chưa đúng đắn bản chất của hoạt động ngân hàng nói chung, hoạt động tín dụng nói riêng, kinh doanh kém hiệu quả gây tổn thất với ngân hàng, hoặc do sự thay đổi yếu tố tâm lý xã hội cũng có khả năng hạn chế việc trả nợ của người vay. Bên cạnh đó những thay đổi, điều chỉnh về cơ chế, về chính sách kinh tế vĩ mô…. cũng có thể đặt doanh nghiệp vào những tình huống khó khăn có thể kéo theo nguy cơ thiệt hại cho ngân hàng.

Ø Khách hàng: nhân tố này rất đa dạng nhưng có thể phân chia thành hai trường hợp chính sau đây:

- Do khách hàng kinh doanh thua lỗ dẫn đến mất khả năng trả nợ. Nguyên nhân có thể do năng lực quản lý kinh doanh kém, sử dụng vốn vay sai mục đích...Hơn nữa nếu tỷ lệ vốn tự có trong tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp thấp, chủ yếu là vốn vay ngân hàng thì doanh nghiệp sẽ lao theo những cơ hội đầy mạo hiểm, đến khi gặp rủi ro thì ngân hàng phải gánh chịu.

- Do khách hàng không tuân thủ các quy định, cố tình lừa đảo để chiếm dụng vốn ngân hàng. Nhiều trường hợp khách hàng chủ ý cung cấp các báo cáo tài chính sai lệch, làm cho ngân hàng đánh giá sai về năng lực tài chính của họ, thậm chí có khách hàng đủ năng lực tài chính để thực hiện các điều khoản cam kết trong hợp đồng nhưng vẫn cố tình không chịu thực hiện nghĩa vụ.

CHƯƠNG 2

THC TRNG VÀ CÔNG TÁC QUN TR RI RO TÍN DNG TRONG CHO VAY ĐỐI VI KHÁCH HÀNG DOANH

NGHIP TI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN.

2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

2.1.1. Lịch sử hình thành, phát triển của ngân hàng TMCP Sài Gòn

Thương Tín

Quá trình hình thành, phát triển của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín có thể tóm lược qua những mốc thời gian gắn liền với những sự kiện quan trọng của ngân hàng như sau:

1991: Sacombank là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần

(TMCP) đầu tiên được thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ việc hợp nhất Ngân hàng Phát triển Kinh tế Gò Vấp cùng với 03 hợp tác xã tín dụng là tân Bình, Thành Công và Lữ Gia.

1993: Là ngân hàng TMCP đầu tiên của TP.HCM khai trương chi

nhánh tại Hà Nội, phát hành kỳ phiếu có mục đích và thực hiện dịch vụ chuyển tiền nhanh từ Hà Nội đi TP.HCM và ngược lại, góp phần giảm dần tình trạng sử dụng tiền mặt giữa hai trung tâm kinh tế lớn nhất nước.

1996: Là ngân hàng đầu tiên phát hành cổ phiếu đại chúng với mệnh

giá 200.000 đồng/cổ phiếu để tăng vốn điều lệ lên 71 tỷ đồng với gần 9.000 cổđông tham gia góp vốn.

1997: Tiên phong thành lập tổ tín dụng ngoài địa bàn (nơi chưa có

Sacombank trú đóng) để đưa vốn về nông thôn, góp phần cải thiện đời sống của các hộ nông dân và hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi trong nền kinh tế.

2001: Tập đoàn Tài chính Dragon Financial Holdings (Anh Quốc)

tham gia góp 10% vốn điều lệ của Sacombank, mở đường cho việc tham gia góp vốn cổ phần của Công ty Tài chính Quốc tế (International Finance

Corporation – IFC, trực thuộc World Bank) vào năm 2002 và Ngân hàng ANZ vào năm 2005. Nhờ vào sự hợp tác này mà Sacombank đã sớm nhận được sự hỗ trợ về kinh nghiệm quản lý, công nghệ ngân hàng, quản lý rủi ro, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực từ các cổđông chiến lược nước ngoài.

2002: Thành lập Công ty trực thuộc đầu tiên - Công ty Quản lý nợ và

Khai thác tài sản Sacombank-SBA, bước đầu thực hiện chiến lược đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ tài chính trọn gói.

2003: Là doanh nghiệp đầu tiên được phép thành lập Công ty Liên

doanh Quản lý Quỹ đầu tư Chứng khoán Việt Nam (VietFund Management - VFM), là liên doanh giữa Sacombank (nắm giữ 51% vốn điều lệ) và Dragon Capital (nắm giữ 49% vốn điều lệ).

2004: Ký kết hợp đồng triển khai hệ thống Corebanking T-24 với công

ty Temenos (Thụy Sĩ) nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, quản lý và phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử.

2005: Thành lập Chi nhánh 8 Tháng 3, là mô hình ngân hàng dành

riêng cho phụ nữ đầu tiên tại Việt Nam hoạt động với sứ mệnh vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam hiện đại.

2006:

· Là ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam tiên phong niêm yết cổ phiếu tại HOSE với tổng số vốn niêm yết là 1.900 tỷđồng.

· Thành lập các công ty trực thuộc bao gồm: Công ty Kiều hối Sacombank-SBR, Công ty Cho thuê tài chính Sacombank-SBL, Công ty Chứng khoán Sacombank-SBS.

2007:

· Thành lập Chi nhánh Hoa Việt, là mô hình ngân hàng đặc thù phục vụ cho cộng đồng Hoa ngữ.

Bộ, Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây nguyên.

2008:

· Tháng 03, xây dựng và đưa vào vận hành Trung tâm dữ liệu (Data Center) hiện đại nhất khu vực nhằm đảm bảo tính an toàn tuyệt đối hệ thống trung tâm dữ liệu dự phòng.

· Tháng 11, thành lập Công ty vàng bạc đá quý Sacombank-SBJ.

· Tháng 12, là ngân hàng TMCP đầu tiên của Việt Nam khai trương chi nhánh tại Lào.

2009:

· Tháng 05, cổ phiếu STB của Sacombank được vinh danh là một trong 19 cổ phiếu vàng của Việt Nam. Suốt từ thời điểm chính thức niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM, STB luôn nằm trong nhóm cổ phiếu nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

· Tháng 06, khai trương chi nhánh tại Phnôm Pênh, hoàn thành việc mở rộng mạng lưới tại khu vực Đông Dương, góp phần tích cực trong quá trình giao thương kinh tế của các doanh nghiệp giữa ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia.

· Tháng 09, chính thức hoàn tất quá trình chuyển đổi và nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi (core banking) từ Smartbank lên T24, phiên bản R8 tại tất cả các điểm giao dịch trong và ngoài nước.

2010:

· Kết thúc thắng lợi các mục tiêu phát triển giai đoạn 2001 - 2010 với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 64%/năm; đồng thời thực hiện thành công chương trình tái cấu trúc song song với việc xây dựng nền tảng vận hành vững chắc, chuẩn bị đủ các nguồn lực để thực hiện tốt đẹp các mục tiêu phát triển giai đoạn 2011 - 2020.

2011:

· Ngày 03/03/2011, khai trương hoạt động Trung tâm Dịch vụ Quản lý tài sản Sacombank Imperial nhằm cung cấp những giải pháp tài chính trọn gói phục vụđối tượng khách hàng là cá nhân có nguồn tiền nhàn rỗi và tài sản lớn nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý và phát triển tài sản một cách có hiệu quả nhất.

· Ngày 05/10/2011, Sacombank thành lập Ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Campuchia đánh dấu bước chuyển tiếp giai đoạn mới của chiến lược phát triển và nâng cao năng lực hoạt động của Sacombank tại Campuchia nói riêng và khu vực Đông Dương.

· Ngày 20/12/2011, Sacombank vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch Nước vì những thành tích đặc biệt xuất sắc giai đoạn 2006-2010, góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc theo QĐ số 2413/QĐ-CTN ngày 15 tháng 12 năm 2011.

2012:

· Ngày 03/02/2012, cổ phiếu STB của Sacombank nằm trong nhóm cổ phếu VN30 được Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) công bố. Các cổ phiếu được lựa chọn vào VN 30 dựa vào 3 tiêu chí: vốn hóa, số lượng cổ phiếu lưu hành tự do và tính thanh khoản cao. Việc cổ phiếu STB của Sacombank được xếp thứ nhất trong tổng số 30 cổ phiếu tiêu của nhóm VN30 đã khẳng định vị thế và sức hấp dẫn của cổ phiếu STB trên thị trường.

· Tháng 4, nâng cấp thành công hệ thống ngân hàng lõi (core banking) T24 từ phiên bản R8 lên R11 hiện đại nhằm phát huy năng lực quản lý, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và tăng cường sức cạnh tranh cho Sacombank.

· Ngày 10/12/2012, Sacombank chính thức tiếp nhận và trở thành ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam áp dụng Hệ thống quản lý trách nhiệm với môi trường và xã hội (ESMS) theo chuẩn mực quốc tế do Price waterhouse Coopers (PwC) Hà Lan tư vấn nhằm tăng cường quản lý các tác

động đến môi trường - xã hội trong hoạt động cấp tín dụng đến các khách hàng.

2013: Kết thúc năm 2013, Sacombank có quy mô tổng tài sản trên

160,000 tỷ đồng, vốn điều lệ 12,425 tỷ đồng, mạng lưới 424 điểm giao dịch tại Việt Nam, Lào và Campuchia. Lợi nhuận trước thuế đạt 2,838 tỷ đồng, tương đương 101.3% kế hoạch đề ra. Năm 2013, Sacombank cũng vinh hạnh nhận được nhiều giải thưởng do các tổ chức uy tín trong và ngoài nước bình chọn, “Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam năm 2013”, “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2013”, “Dịch vụ ngân hàng cao cấp nhất Việt Nam 2013”

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn

Thương Tín

Cơ cấu tổ chức của ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín hiện nay như sau:

a. Bộ máy quản trị và kiểm soát

Bộ máy quản trị và kiểm soát của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín đứng đầu là Đại hội đồng cổ đông, bên dưới Đại hội đồng cổ đông là Hội đồng quản trị, các Ban và Hội đồng khác bao gồm:

b. Bộ máy điều hành

Đứng đầu bộ máy điều hành của ngân hàng là Tổng giám đốc, dưới sự điều hành của Tổng giám đốc là các Bộ phận và Phòng trực thuộc như sau:

c. Cơ cấu tổ chức và Bộ máy quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

Trực tiếp tham qua vào việc Quản trị rủi ro nói chung cũng như quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, ở cấp độ Bộ máy quản trị, kiểm soát có:

- Ủy ban quản lý rủi ro: Là cơ quan tham mưu cho HĐQT về Quản lý

rủi ro – họp định kỳ hàng tháng và đột xuất theo yêu cầu. Trong năm 2013, Ủy ban đã phát huy tích cực vai trò của mình cùng với Ban Kiểm soát và Kiểm toán nội bộ, Mảng rủi ro trong vấn đề quản trị rủi ro tín dụng, rủi ro điều hành, đặc biệt là trong vấn đề xử lý nợ xấu.

- Hội đồng xử lý rủi ro tổn thất: Hội đồng xử lý rủi ro đảm trách các

nhiệm vụ liên quan đến trích lập dự phòng rủi ro, phê duyệt các phương án xử lý rủi ro và nợ xấu nhằm đảm bảo an toàn vốn và hiệu quả cho hoạt động ngân hàng.

Ở cấp độ Bộ máy Điều hành, hoạt động quản trị rủi ro được tổ chức như sau: [9]

Mảng Quản lý rủi ro nằm dưới sự điều hành trực tiếp của Tổng giám đốc, trực thuộc Mảng Quản lý rủi ro bao gồm các phòng: - Phòng Quản lý rủi ro - Phòng Pháp lý và tuân thủ - Phòng xử lý nợ Mỗi phòng do Trưởng phòng/Phụ trách phòng điều hành và có một hoặc một số Phó trưởng phòng giúp việc.

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 56 - 96)