Mốt số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhàn ước có liên

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 129 - 132)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.2. Mốt số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhàn ước có liên

liên quan

- Trong hoạch định chính sách, không những cần cân đối giữa các mục tiêu phát triển kinh tế và ổn định tiền tệ mà còn phải quan tâm đến sự phát triển bền vững của các NHTM, tránh tình trạng thắt chặt hoặc nới lỏng quá mức, thay đổi định hướng đột ngột sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích của NHTM.

- Hoàn thiện hơn nữa các quy định pháp lý liên quan đến bảo đảm tiền vay, để khi ngân hàng thực hiện đầy đủ các thủ tục công chứng, đăng ký đối với tài sản đảm bảo thì có thể xử lý nợ, thu hồi nợ bằng việc thanh lý tài sản đảm bảo một cách nhanh chóng.

- Hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật như hệ thống thông tin, kiểm toán, kế toán theo chuẩn mực quốc tế thúc đẩy kinh tế phát triển ổn định, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và của NHTM nói riêng phát triển an toàn, bền vững để hội nhập quốc tế.

KT LUN

Hoạt động tín dụng là lĩnh vực mang lại nhiều lợi nhuận nhất nhưng cũng là lĩnh vực có rủi ro lớn nhất trong hoạt động ngân hàng. Do vậy quản lý và giám sát các hoạt động kinh doanh ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng luôn là ưu tiên của các cơ quan Nhà nước, ngân hàng thương mại.

Rủi ro tín dụng có thể xảy ra với bất cứ ngân hàng nào nói chung và Sacombank nói riêng. Trong thời gian qua, Sacombank đã tiến hành nhiều biện pháp quản trị rủi ro tín dụng do đó đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ trong việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, giúp hoạt động của ngân hàng ổn định và tiếp tục phát triển. Mặc dù vậy, hậu quả của rủi ro tín dụng vẫn còn khá lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Từ việc tiếp cận những lý luận cơ bản về quản trị rủi ro của ngân hàng trong nền kinh tế thị trường, so sánh với thực tiễn đánh giá hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín, luận văn nghiên cứu thực trạng và nguyên nhân rủi ro tín dụng trong cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp cũng như các biện pháp phòng chống rủi ro tín dụng, từ đó chỉ ra những mặt còn hạn chế cần khắc phục. Luận văn cũng đã đưa ra những giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng tín dụng cũng như công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Sacombank trong giai đoạn phát triển sắp tới.

Luận văn được viết trên cơ sở lý luận về tín dụng và rủi ro tín dụng trong kinh doanh ngân hàng cùng với kinh nghiệm thực tiễn trong công tác tín dụng. Tuy nhiên do kiến thức về hệ thống lý luận và thực tiễn công tác còn hạn chế, nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý Thầy cô. Qua đây, em cũng xin chân thành cảm ơn Thầy PGS.TS Nguyễn Trường Sơn đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành luận văn này.

TÀI LIU THAM KHO

Tiếng Việt

[1] Lâm Minh Chánh (2009), MBA, Chỉ số Z: Công cụ phát hiện nguy cơ phá sản và xếp hạng định mức tín dụng.

[2] PGS.TS. Phan Thị Cúc (2009), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB giao thông vận tải, Hồ Chí Minh.

[3] PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn (2010), Quản trị ngân hàng thương mại hiện

đại, NXB Phương Đông, Hồ Chí Minh.

[4] PGS.TS Trần Huy Hoàng (2007), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản lao động xã hội, Thành phố Hồ chí Minh.

[5] TS. Nguyễn Minh Kiều (2007), Tín dụng và thẩm định ngân hàng, Nhà xuất bản Tài chính, Thành phố Hồ Chí Minh.

[6] Luật doanh nghiệp 2005 (2008), Nhà xuất bản chính trị quốc gia.

[7] Ngân hàng Nhà nước (2005), “Nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các NHTM Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Nhà xuất bản Phương Đông.

[8] Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, Báo cáo tổng kết kinh doanh thường niên, báo cáo tổng kết của phòng kinh doanh các năm 2011, 2012, 2013

[9] Quyết định số 106/2011/QĐ- Sacombank -HĐQT về việc ban hành quy chế quản lý RRTD của ngân hàng Sacombank.

[10] Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 21/12/2001 về việc ban hành quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng.

[11] Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của TCTD.

[12] Tài liệu lưu hành nội bộ Sacombank (2011), Các văn bản hiện hành của Sacombank về hoạt động tín dụng

[13] PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến, (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê

[14] Trần Trung Tường (2005), "Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong giai đoạn hiện nay", Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng, số 9, tr, 39 -43

Tiếng Anh

[15] Hennie van Greuning-Sonja Brajovic Bratanovic (1999), Analyzing banking Risk, The Wold Bank

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 129 - 132)