6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.4.2. Nhược điểm và tồn tạ i
- Chính sách tín dụng còn nhiều điểm chưa rõ ràng, Sacombank chỉ mới giao chi nhánh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng hằng năm mà chưa quan tâm đến cơ cấu cho vay, cho vay vào ngành nào, lĩnh vực nào, ….
- Cho vay dựa quá nhiều vào tài sản đảm bảo, nhưng không có quy định cụ thể về việc kiểm tra, đánh giá định kỳ tài sản đảm bảo dẫn đến khách hàng vỡ nợ mà ngân hàng vẫn chưa xử lý được tài sản để thu hồi nợ.
- Khi phát hiện rủi ro thì chậm xử lý hoặc xử lý thiếu tính kiên quyết. Từ thực tế Sacombank cho thấy việc chậm phát hiện rủi ro do những nguyên nhân sau:
+ Công tác kiểm tra trước, trong và sau cho vay còn hạn chế, nhiều trường hợp chỉ thực hiện chiếu lệ dẫn đến không kịp thời phát hiện những rủi ro.
+ Cán bộ tín dụng còn hạn chế về mặt chuyên môn trong việc thẩm định, phân tích đánh giá nên không nhận thấy các dấu hiệu liên quan đến khách hàng.
+ Việc thẩm định cho vay chủ yếu vẫn chỉ tập trung cho việc sàng lọc những rủi ro cụ thể của từng khách hàng, các yếu tố về triển vọng ngành, rủi ro ngành, lĩnh vực đầu tư đề cập một cách hạn chế.
+ Những thông tin sử dụng trong phân tích tín dụng phần lớn do khách hàng cung cấp. Các kênh thông tin khác chỉ mang tính tham khảo.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH
NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN
3.1. ĐỊNH HƯỚNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SACOMBANK
3.1.1. Định hướng chung
ØThứ nhất: Có chính sách hướng về tăng trưởng và tăng tỷ trọng dịch vụ, để tránh phụ thuộc quá nhiều vào nguồn thu tín dụng. Chính sách này vừa phù hợp điều kiện phát triển kinh tế, vừa mang lại nhiều lợi ích: đa dạng hóa hoạt động theo hướng hiện đại, thu hút khách hàng, cung cấp dịch vụ trọn gói, đồng thời kiểm tra được hoạt động kinh doanh của khách hàng, năng lực cạnh tranh. Một điểm mạnh của ngân hàng phát triển hoạt động dịch vụ là thu hút được nguồn vốn không kỳ hạn khá cao, từ đó giảm chi phí vốn bình quân, lãi suất cho vay hợp lý, không bị sa vào các cuộc chạy đua lãi suất.
Để đẩy mạnh hoạt động dịch vụ, Sacombank cần nghiên cứu đưa ra nhiều sản phẩm cho khách hàng bên cạnh các hoạt động tín dụng truyền thống: dịch vụ tư vấn, quản lý đầu tư, ngân hàng điện tử, quản lý tài sản., quản lý dòng tiền...để phát triển các mảng dịch vụ mới này, ngoài đầu tư công nghệ hiện đại, Ngân hàng còn phải đầu tư con người. Đội ngũ nhân viên trình độ cao, có khả năng sử dụng, tư vấn thành thạo chuyên nghiệp các sản phẩm dịch vụ mới cho khách hàng.
ØThứ hai: Có chính sách hướng vào nguồn vốn thay vì chính sách mở rộng tín dụng đểđảm bảo nguồn vốn phát triển bền vững, lãi suất hợp lý.
Khi nền kinh tế phát triển nhanh, nhu cầu về nguồn vốn lớn và chưa có dấu hiệu bất ổn rõ rệt thì đa số các NHTM Việt Nam đều mở rộng tín dụng mạnh mẽ mà ít quan tâm đến nguồn vốn. Một phần do việc vay vốn dễ dàng
và lãi suất thấp trên thị trường liên ngân hàng, hoạt động tín dụng chiếm vai trò chủ đạo trong tổng hoạt động ngân hàng...Nhưng hiện nay, khi tình hình vốn khó khăn, khả năng thanh khoản của thị trường địa ốc và chứng khoán kém, chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng làm các ngân hàng thấy rõ tầm quan trọng của chính sách khách hàng hướng vào nguồn vốn.
Bài học kinh nghiệm của các ngân hàng nước ngoài là để có thanh khoản tốt và nguồn vốn bền vững thì chính sách phải hướng vào nguồn vốn huy động dân cư và các tổ chức kinh tế, đặc biệt là khách hàng có dòng lưu chuyển tiền lớn thay vì dựa vào nguồn vốn liên ngân hàng. Đây cũng chính là khác biệt trong chính sách giữa ngân hàng nước ngoài và NHTM trong nước nói chung. Kết quả là trong thời gian qua, khi lãi suất tăng cao, nguồn vốn khan hiếm ở các NHTM trong nước thì ngân hàng nước ngoài vẫn có nguồn vốn giải ngân cho khách hàng và cho vay lại trên thị trường liên ngân hàng. Chính sách này có thể không mang lại lợi nhuận cao nhưng đảm bảo phát triển ổn định và thỏa mãn được nhu cầu vay vốn của khách hàng, duy trì được mức lãi suất hợp lý, xây dựng được một tỷ lệ hợp lý giữa nguồn vốn và dư nợ theo tiêu chuẩn quốc tế.
3.1.2. Định hướng hoạt động tín dụng
ØThứ nhất: Có chính sách tín dụng nhằm đạt được mục tiêu cân bằng giữa tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, đảm bảo tăng trưởng và phát triển bền vững theo thông lệ quốc tế. Xây dựng chính sách khách hàng có sự phân hóa rõ rệt giữa các nhóm khách hàng theo các tiêu chí: lịch sử quan hệ, khách hàng chiến lược, mức độ an toàn vốn vay...để có các ưu đãi riêng phù hợp về lãi suất, phí, chính sách chăm sóc. Tránh tình trạng cào bằng, áp dụng một chính sách tín dụng chung cho các loại khách hàng với quy mô hoạt động, mức độ hiệu quả, mục đích sử dụng vốn khác nhau.
án vay vốn, khách hàng. Hoạt động quản lý tín dụng đảm bảo các tỷ lệ an toàn vốn, cơ cấu tín dụng phù hợp với chiến lược khách hàng, ngành hàng, chính sách quản lý rủi ro, cơ cấu nguồn vốn, đảm bảo mức tăng trưởng tín dụng phù hợp với năng lực, quản lý, điều hành và trình độ nghiệp vụ của nhân viên tín dụng.
ØThứ hai: Xây dựng danh mục tín dụng phù hợp từng thời kỳ
Một danh mục tín dụng không hợp lý, thiếu đa dạng, khi xảy ra bất trắc gây những tổn thất nghiêm trọng cho ngân hàng. Danh mục tín dụng phải đảm bảo các yếu tố:
- Đa dạng hóa ngành nghề, khách hàng vay, yếu tố địa lý và loại hình cho vay.
- Phù hợp tình hình kinh tế vĩ mô và điều kiện, xu hướng phát triển của thị trường hoạt động.
- Phù hợp quy mô, năng lực và khả năng kiểm soát rủi ro của bản thân ngân hàng.
- Phù hợp với định hướng phát triển và lợi thế so sánh của Ngân hàng
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN
DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP