Kết cấu nghiên cứu:

Một phần của tài liệu Hoạt động công tác xã hội tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội (Trang 31)

Luận văn gồm: Phần mở đầu;

Chương 1: Cơ sở lý luận của nghiên cứu;

Chương 2: Thực trạng hoạt động công tác xã hội tại bệnh viện Phụ sản

Hà Nội;

Chương 3: Khuyến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động công tác xã hội

tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội; Kết luận

22

CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN CỦA NGHIÊN CỨU

Chương 1 trình bày cơ sở lý lý luận của đề tài. Có thể nói, nghiên cứu về CTXH trong bệnh viện không phải vấn đề mới trên thế giới, nhưng chưa được nghiên cứu nhiều ở Việt Nam. Để có cái nhìn mới bao quát về vấn đề nghiên cứu, học viên thực hiện tổng qua nghiên cứu về CTXH trong bệnh viện, với các nghiên cứu trên thế giới cũng như nghiên cứu ở Việt Nam. Đồng thời, thao tác hóa các khái niệm liên quan, xác định các lý thuyết vận dụng, làm cơ sở lý luận cho đề tài; tổng quan các pháp luật chính sách về vấn đề nghiên cứu.

1.1. Một số vấn đề lý luận về công tác xã hội trong bệnh viện

1.1.1. Khái niệm về Công tác xã hội

Lịch sử phát triển CTXH cho thấy tồn tại nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng chúng có sự ổn định về nội hàm và dần tập trung theo hướng chuyên nghiệp. Một trong những định nghĩa đầu tiên được Liên hợp quốc đưa ra vào năm 1959 đã nêu ra ý tưởng chung nhất về CTXH, theo đó, “CTXH là một hoạt động nhằm giúp đỡ con người và môi trường xã hội thích nghi với nhau, mục tiêu này đạt được thông qua các biện pháp và kỹ thuật trợ giúp cá nhân, nhóm, cộng đồng đáp ứng nhu cầu của họ, giúp họ giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình thích nghi vào một xã hội luôn biến động, và trợ giúp họ cải thiện điều kiện kinh tế và xã hội thông qua cơ chế hợp tác” (Nguyễn Thu Hà, 2020).

Năm 1970, Hiệp hội quốc gia nhân viên xã hội Mỹ đã đưa ra định nghĩa mang tính chất cô đọng, xúc tích và chuyên nghiệp hơn: "Công tác xã hội là một chuyên ngành để giúp đỡ cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng tăng cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ và tạo những điều kiện thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đó. (Trần Văn Kham, 2009).

23

Năm 2000, Hiệp hội nhân viên CTXH Quốc tế đã đưa ra định nghĩa về CTXH đầy đủ hơn so với các quy định trước đó về tính chất chuyên nghiệp của CTXH. Lúc này, CTXH được hiểu là những hoạt động "thúc đẩy sự biến đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ giữa con người với con người, tăng cường năng lực và giải phóng con người nhằm cải thiện phúc lợi xã hội. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, CTXH tương tác vào những điểm giao thoa giữa con người với môi trường của họ. Hoạt động CTXH dựa trên những nguyên tắc căn bản là nhân quyền và công bằng xã hội.

(Bùi Thị Xuân Mai, 2012).

Tương tự, đến năm 2014, hiệp hội Nhân viên CTXH quốc tế đưa ra định nghĩa mới được coi là hoàn thiện, đầy đủ hơn, bởi định nghĩa này xác định rõ CTXH vừa là một ngành khoa học, vừa là một nghề chuyên nghiệp, chúng có hệ thống lý thuyết dẫn đường, có các nguyên tắc quy định hành động, cũng như cơ chế thu hút sự tham gia của các bên nhằm tạo ra sự biến đổi xã hội theo chiều hướng tích cực. "CTXH là một nghề dựa trên nền tange thực hành và là một ngành khoa học thúc đẩy sự biến đổi và phát triển xã hội, sự gắn kết xã hội, sự trao quyền và giải phóng con người. Các nguyên tắc về công bằng xã hội, quyền con người, trách nhiệm tập thể và tôn trọng sự đa dạng là trọng tâm của CTXH. Dựa theo nền tảng các lý thuyết thuộc chuyên ngành CTXH, khoa học xã hội và nhân văn, cũng như những kiến thức bản địa căn bản, CTXH thu hút con người và các cấu trúc xã hội tham gia vào giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống và thúc đẩy an sinh".(Nguyễn Tiến Nam, 2019).

Như vậy, nhờ tính chất chuyên nghiệp, đầy đủ nêu trên, nên trong khuôn khổ luận văn nghiên cứu này, khái niệm CTXH do hiệp hội Nhân viên CTXH thế giới đưa ra vào năm 2014 được sử dụng làm kim chỉ nam nghiên cứu hoạt động CTXH tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội.

24

1.1.2.1. Khái niệm Hoạt động công tác xã hội

Hoạt động CTXH là sự kết hợp giữa khái niệm “hoạt động” và khái niệm "CTXH”, do vậy, trước khi đi vào tìm hiểu khái niệm hoạt động CTXH, đề tài trả lời câu hỏi “hoạt động là gì?”. Theo Jacques Leplat (37, tr. 15), hoạt động là một khái niệm chức năng và theo một cách chung nhất, nó được hiểu là sự tổ hợp các hành động cụ thể, chịu tác động từ nhận thức của con người nhằm hướng tới thực hiện một mục đích đề ra. Theo nghĩa này, những cử chỉ không có mục đích khôngđược coi là hoạt động, tương tự, những cử chỉ vô thức cũng không được coi là hoạt động bởi chúng thuộc phạm trù bản năng (Dương Thị Thùy, 2019)

Như vậy, trên cơ sở khái niệm CTXH, cách hiểu về hoạt động nêu trên, cũng như căn cứ theo thực tiễn hoạt động CTXH là do nhân viên CTXH đảm nhận, luận văn đưa ra cách hiểu “Hoạt động CTXH là các hành động của nhân viên CTXH giúp cho các thành viên của xã hội thực hiện tốt vị trí, vai trò và chức năng của mình hướng tới việc thúc đẩy sự biến đổi và phát triển xã hội. Hoạt động này được thực hiện dựa trên hệ thống các lý thuyết thuộc ngành CTXH, khoa học xã hội và nhân văn, dựa trên các nguyên tắc căn bản về công bằng xã hội nhằm thu hút con người và các cấu trúc xã hội tham gia vào giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống và thúc đẩy an sinh xã hội”.

Khái niệm trên cho thấy hoạt động CTXH là hoạt động nghề nghiệp, là hoạt động chuyên môn. Hoạt động này được dẫn dắt bằng hệ thống lý thuyết, bằng kinh nghiệm thực tiễn, cũng như bằng hệ thống các nguyên tắc cần tuân thủ. Mục đích của hoạt động này là trợ giúp con người giải quyết được những khó khăn nảy sinh, từ đó thích nghi, hòa nhập tốt hơn vào môi trường xã hội.

1.1.2.2. Các hoạt động Công tác xã hội trong bệnh viện

Hoạt động động CTXH trong bệnh viện là các hoạt động trợ giúp các đối tượng: Bệnh nhân/người nhà bệnh nhân, nhân viên y tế và chính nhân viên

25

CTXH. Vì vậy, hoạt động CTXH sẽ bao gồm: Các hoạt động trợ giúp bệnh nhân/người nhà bệnh nhân (khám, trong quá trình điều trị và khi xuất viện, hồi gia, chăm sóc tại nhà); hoạt động trợ giúp đội ngũ nhân viên y tế trong bệnh viện và các hoạt động tự giúp (tự bảo vệ, chăm sóc bản thân và giúp đỡ đồng nghiệp.

- Hoạt động trợ giúp bệnh nhân, người nhà bệnh nhân khi đến khám bệnh:

+ Đón tiếp và đánh giá nhu cầu khám, chữa bệnh

+ Hỗ trợ cấp cứu, giải quyết khẩn cấp tại khoa/phòng cấp cứu

+ Hướng dẫn quy trình, thủ tục và vị trí các khoa/phòng cần đến để khám bệnh

+ Hỗ trợ người nhà đưa bệnh nhân vào khoa khám bệnh (trường hợp bệnh nhân không đi được dùng cáng hoặc xe lăn chuyển bệnh nhân)

+ Hướng dẫn làm thủ tục nhập viện (chú ý bệnh nhân có giấy tờ ưu tiên + Lượng giá tâm lý xã hội tổng thể của bệnh nhân/người nhà BN

+ Phổ biến và tư vấn lựa chọn phác đồ điều trị, bác sĩ điều trị + Phổ biến các chính sách của bệnh viện đối với người bệnh

+ Hỗ trợ ra các quyết định liên quan đến điều trị, bảo hiểm, quyền lợi... + Hoạt động khác

- Hoạt động trợ giúp bệnh nhân, người nhà bệnh nhân trong quá trình điều trị bệnh:

+ Trị liệu trực tiếp;

+ Hỗ trợ bệnh nhân ổn định nơsi điều trị và hòa nhập với môi trường bệnh viện;

+ Hỗ trợ người bệnh hòa nhập với lịch trình điều trị, thực hiện nghiêm chỉnh yêu cầu của thầy thuốc;

+ Hỗ trợ người bệnh làm quen với phản ứng tâm lý, sinh lý ngay sau khi chẩn đoán và điều trị;

26

+ Hỗ trợ nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân nếu họ không tự làm được; + Giải thích về vai trò của đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên trị liệu, bác sỹ tâm lý...

+ Hướng dẫn cách giao tiếp, tiếp xúc với nhân viên y tế; + Giải thích nội qui của bệnh viện và nhắc nhở thực hiện; + Hướng dẫn văn hóa giao tiếp với các bệnh nhân khác;

+ Hướng dẫn văn hóa ứng xử giữa bệnh nhân và người nhà khi vào bệnh viện;

+ Thông tin về các vấn đề tâm lý xã hội của bệnh nhân cho các nhân viên khác trong bệnh viện;

+ Thúc đẩy giao tiếp, trao đổi thông tin giữa các thành viên của nhóm điều trị (các bác sĩ, y tá, điều dưỡng, nhân viên y tế, nhà tham vấn, nhân viên CTXH....);

+ Hòa giải khi có xung đột giữa bệnh nhân, người nhà bệnh nhân với nhân viên y tế;

+ Hỗ trợ tài chính, thuốc men, thiết bị y tế; + Các hoạt động hỗ trợ khác.

- Hoạt động trợ giúp bệnh nhân, người nhà bệnh nhân khi xuất viện, hồi gia:

+ Giải thích cho bệnh nhân/người nhà biết rõ kết quả điều trị; + Hỗ trợ người nhà bệnh nhân làm thủ tục xuất viện;

+ Hỗ trợ sắp xếp tài chính liên quan đến chi phí thuốc men, dụng cụ y tế và sử dụng các dịch vụ;

+ Tư vấn về cách điều trị tiếp theo tại nhà;

+ Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng nâng cao thể trạng khi hồi gia; + Hỗ trợ tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng; + Hướng dẫn cách phòng bệnh và cách duy trì kết quả điều trị;

27 + Hướng dẫn thời gian tái khám; + Các hoạt động khác.

- Các hoạt động hỗ trợ nhân viên y tế và bệnh viện + Hỗ trợ nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân;

+ Tạo lập mối quan hệ giữa bệnh nhân và nhân viên y tế;

+ Giải quyết các bất hòa, mâu thuẫn giữa bệnh nhân, người nhà bệnh nhân với nhân viên y tế;

+ Tham vấn tâm lý;

+ Can thiệp khủng hoảng cho nhân viên y tế.

- Các hoạt động hỗ trợ nhân viên CTXH và phòng CTXH: + Tự chăm sóc và bảo vệ bản thân;

+ Tham vấn tâm lý cho các nhân viên khác;

+ Can thiệp khủng hoảng khi nhân viên CTXH bị rơi vào tình trạng khủng hoảng.

- Các hoạt động Công tác xã hội với cộng đồng

+ Tổ chức các chiến dịch truyền thông về chăm sóc sức khỏe cộng đồng;

1.1.3. Khái niệm bệnh viện

Bệnh viện được Tổ chức y tế thế giới (WHO) định nghĩa: "Bệnh viện là bộ phận của một tổ chức mang tính chất y học và xã hội, có chức năng đảm bảo cho nhân dân được chăm sóc toàn diện về y tế cả chữa bệnh và phòng bệnh. Công tác ngoại trú của bệnh viện tỏa tới tận gia đình đặt trong môi trường của nó. Bệnh viện còn là trung tâm giảng dạy y học và nghiên cứu, sinh vật xã hội. Với quan niệm này ta nhìn bệnh viện không tách rời, biệt lập và phiến diện trong công tác chăm sóc sức khỏe nói chung". (Bộ Y tế, 2016). Bệnh viện đảm nhận một chức năng rộng lớn, gắn bó hài hòa trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và toàn xã hội.

28

Bệnh viện không chỉ là nơi khám chữa bệnh mà là nơi chăm sóc sức khỏe và theo WHO, sức khỏe là một trạng thái thoải mái tối ưu về tinh thần, thể chất và xã hội, không chỉ là không có bệnh hay tật. Vì vậy, bệnh viện phải chăm sóc sức khỏe cả về tâm thần, thể chất và xã hội cho con người.

1.1.4. Công tác xã hội trong bệnh viện

1.1.4.1. Khái niệm Công tác xã hội trong bệnh viện

Theo thông tư 43/2015-TT-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 26/11/2015: "Công tác xã hội trong bệnh viện là các hoạt động hỗ trợ người bệnh, người nhà bệnh nhân và nhân viên y tế trong bệnh viện nhằm giải quyết các vấn đề xã hội và tâm lý liên quan đến bệnh tật và quá trình khám chữa bệnh" (Bộ Y tế, 2015).

Giáo trình CTXH trong y tế của GS. Phạm Huy Dũng có đề cập đến khái niệm "Công tác xã hội trong bệnh viện được xem là một lĩnh vực chuyên biệt thuộc công tác xã hội. Công tác xã hội trong bệnh viện xem xét các vấn đề tâm lý - xã hội và những khó khăn của người bệnh/người nhà bệnh nhân/nhân viên y tế trong việc tiếp cận các nguồn lực và dịch vụ y tế nhằm hỗ trợ họ vượt qua khó khăn, khơi gợi/phát huy năng lực của bản thân trong quá trình trị bệnh, chăm sóc người bệnh hướng tới sự hài lòng và hỗ trợ nâng cao chất lượng khám chữa bệnh". (Phạm Huy Dũng Phạm Huy Tuấn Kiệt, 2016).

Qua tìm hiểu các khái niệm về CTXH trong bệnh viện nêu trên, có thể thấy CTXH trong bệnh viện là các hoạt động hỗ trợ bệnh nhân, người chăm sóc và nhân viên y tế giải quyết các vấn đề liên quan đến quá trình khám chữa bệnh. Giải quyết những khó khăn và nhu cầu mà người bệnh, người chăm sóc bệnh nhân và nhân viên y tế gặp phải trong quá trình khám chữa bệnh của người bệnh về sức khỏe thể chất, tinh thần, vật chất và xã hội.

29

Để đánh giá hiệu quả Công tác xã hội trong bệnh viện; nhóm nghiên cứu xây dựng các tiêu chí đánh giá từng hoạt động can thiệp, hỗ trợ các nhóm đối tượng cần trợ giúp trong bệnh viện, bao gồm bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, các nhân viên y tế, các nhân viên CTXH trong bệnh viện và cộng đồng, xã hội. Cụ thể như sau:

- Hiệu quả của Công tác xã hội đối với bệnh nhân/người nhà bệnh nhân + Khó khăn của bệnh nhân/người nhà được hỗ trợ giải quyết kịp thời + Nhu cầu của bệnh nhân/người nhà được đáp ứng đúng, đầy đủ, kịp thời + Bệnh nhân/người nhà bệnh nhân hài lòng với các hoạt động hỗ trợ của Nhân viên CTXH

+ Bệnh nhân và người nhà bệnh nhân giảm bớt sự lo lắng về bệnh tật; tin tưởng vào phác đồ điều trị và đội ngũ y bác sĩ;

+ Bệnh nhân cảm thấy thoải mái, hài lòng vì được hỗ trợ tài chính và các thiết bị y tế.

+ Mâu thuẫn giữa bệnh nhân, người nhà bệnh nhân được giải quyết thỏa đáng; Mối quan hệ giữa bệnh nhân, người nhà và nhân viên y tế trong bệnh viện được cải thiện; Xây dựng hình ảnh tốt đẹp về nhân viên y tế.

+ Nhận thức của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân về bệnh tật và cách chăm sóc được nâng cao; bệnh nhân biết cách tự chăm sóc sức khỏe bản thân. Người nhà bệnh nhân giảm bớt gánh nặng chăm sóc người bệnh.

+ Bệnh nhân và người nhà chấp hành tốt hơn luật pháp, chính sách và các qui định của bệnh viện trong quá trình điều trị.

- Hiệu quả của Công tác xã hội đối với nhân viên y tế và đối với bệnh viện

+ Nhân viên Y tế giảm bớt áp lực vì công việc do được nhân viên CTXH hỗ trợ

30

+ Nhân viên y tế hài lòng khi được Nhân viên CTXH chia sẻ công việc, chia sẻ cảm xúc.

- Hiệu quả của Công tác xã hội đối với cộng đồng, xã hội

+ Nhận thức của cộng đồng về nghề CTXH trong bệnh viện được nâng cao. Càng ngày, càng có nhiều người biết về nghề CTXH, về nhân viên CTXH. + Sự tham gia các hoạt động hỗ trợ bệnh nhân và người nhà bệnh nhân của cộng đồng ngày càng cao. Càng ngày càng có nhiều người tài trợ cho bệnh nhân gặp khó khăn, mắc bệnh hiểm nghèo; nhiều người quyên góp tiền, quần

Một phần của tài liệu Hoạt động công tác xã hội tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)