5.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Hoạt động CTXH tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội được triển khai như
thế nào? Hoạt động CTXH tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội có hiệu quả không? Hiệu quả như thế nào?
- Những khó khăn, hạn chế của CTXH trong Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
là gì? Nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế đó là gì?
- Có những khuyến nghị như thế nào để khắc phục khó khăn, hạn chế
để nâng cao hiệu quả của hoạt động công tác xã hội tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội?
5.2. Nội dung nghiên cứu
5.2.1. Nghiên cứu lý luận:
- Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài - Cơ sở lý luận về CTXH trong bệnh viện:
+ Một số khái niệm: Bệnh viện, CTXH, CTXH bệnh viện
+ Hoạt động công tác xã hội trong bệnh viện + Hiệu quả của CTXH trong bệnh viện
- Một số lý thuyết ứng dụng trong CTXH trong bệnh viện - Các chính sách phát triển nghề CTXH trong bệnh viện
5.2.2. Nghiên cứu thực trạng
- Mô hình CTXH trong bệnh viện
+ Cơ cấu tổ chức và bộ máy lãnh đạo, Đội ngũ nhân viên CTXH, đội
ngũ cộng tác viên CTXH, Cách thức triển khai các hoạt động CTXH, Cơ sở vật chất, trang thiết bị...
17
+ Đặc điểm, khó khăn, nhu cầu trợ giúp của bệnh nhân và người nhà
bệnh nhân.
- Thực trạng hoạt động CTXH trong các bệnh viện:
+ Các hoạt động hỗ trợ bệnh nhân và người nhà bệnh nhân khi đến khám bệnh; trong quá trình điều trị tại bệnh viện và khi xuất viện hồi gia;
+ Các hoạt động hỗ trợ nhân viên y tế (bác sĩ, điều dưỡng viên, y tá....) + Các hoạt động CTXH với cộng đồng của phòng CTXH trong bệnh viện.
- Đánh giá hiệu quả của CTXH trong các bệnh viện:
+ Hiệu quả của CTXH đối với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân; + Hiệu quả của CTXH đối với nhân viên y tế và bệnh viện,
+ Hiệu quả của CTXH đối với nhân viên CTXH, phòng CTXH và nghề CTXH trong bệnh viện.
5.2.3. Các khuyến nghị nâng cao hiệu quả CTXH trong bệnh viện
- Những khó khăn, tồn tại của CTXH trong các bệnh viện và nguyên nhân;
- Các khuyến nghị nâng cao hiệu quả CTXH trong bệnh viện.