TRUYỀN SÓNG TRONG THÔNG TIN DI
ĐỘNG
Trong thông tin di động, sóng vô tuyến được truyền qua môi trường vật lý có nhiều cấu trúc khác nhau như tòa nhà, xe cộ, rừng cây, núi, biển, … Quá trình truyền sóng này rất phức tạp và sẽ xảy ra hiện tượng đa đường, trên mỗi đường truyền sẽ có hiện tượng tán xạ, nhiễu xạ, phản xạ, khúc xạ.
Hình 4.11 – Các hiện tượng trên kênh truyền
Phản xạ (Reflection): xuất hiện khi tia sóng gặp mặt chắn dẫn có kích
thước so sánh được với bước sóng như các bề mặt kim loại hay mặt đất, hệ
số phản xạ là tỷ số giữa tia phản xạ và tia tới luôn nhỏ hơn 1. Nếu mặt phản xạ dẫn hoàn toàn thì hệ số phản xạ bằng 1.
Hình 4.12 – Phản xạ
Khúc xạ (Refraction): hiện tượng khúc xạ xuất hiện khi tia sóng truyền từ một môi trường này sang một môi trường khác.
Hình 4.13 – Khúc xạ
Hình 4.14 – Nhiễu xạ
Nhiễu xạ (Diffration): xuất hiện tại cạnh chắn của vật thể có kích thước có thể so sánh được với bước sóng, tia sóng bị uốn cong theo độ cong của bề mặt vật chắn.
Tán xạ (scattering): xuất hiện khi tia sóng gặp vùng bất đồng nhất hay các vật thể có kích thước bé hơn nhiều so với bước sóng.
Ngoài ra, khi giữa máy phát và máy thu có sự dịch chuyển tương đối thì tần số thu được có sự khác biệt so với tần số phát của sóng mang. Hiện tượng này được gọi là hiệu ứng Doppler.
Ta định nghĩa góc tới là góc hợp bởi phương chuyển động và phương của sóng tới, v là vận tốc tương đối giữa thiết bị di động và trạm gốc, d là quãng đường di chuyển,
l là chêch lệch về khoảng cách. Δ Δt (4.65) Độ lệch pha: Δφ Δ (4.66) Hình 4.16 – Hiệu ứng Doppler Độ dịch tần: (4.67)
Để mô hình hóa một đường truyền trong thông tin di động, ta dùng một số mô hình thực nghiệm sau: