Phương pháp theo dõi, thu thập thông tin

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại doanh nghiệp tài thủy phát, thôn tân lập, xã đắc sơn, thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 37)

Để đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại, tiến hành thu thập thông tin từ cán bộ kỹ thuật, kết hợp với kết quả theo dõi tình hình thực tế tại trại.

3.4.1.2. Quy trình vệ sinh chuồng nuôi hàng ngày

- Hàng ngày, trước khi vào chuồng làm việc công nhân cũng như sinh viên đều phải đi qua phòng sát trùng và tắm sạch sẽ, mặc quần áo lao động, đi ủng chuyên dùng.

- Phun sát trùng xung quanh trại từ cổng vào trại đến cửa vào trại, đổ vôi vào hố sát trùng trước cổng trại và trước cửa trại.

- Vào chuồng việc đầu tiên là vệ sinh máng ăn, uống. Sau đó vệ sinh chuồng, cào phân để tránh lợn nái nằm đè lên phân.

- Quét các nối đi xung quanh chuồng, rửa gầm chuồng. - Thu phân vào bao, đưa ra chỗ tập trung phân.

- Phun sát trùng trong truồng.

Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ và được tiêu độc bằng thuốc sát trùng ommicide 2 lần hàng ngày, pha với tỷ lệ 1ml/100ml nước. Xung quanh chuồng và khu vực cổng vào được tiêu độc bằng thuốc sát trùng beta Q với tỷ lệ 1ml/100ml nước. Định kỳ 2 lần/tuần phun thuốc muỗi.

3.4.1.3. Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn nái tại cơ sở.

Trong thời gian thực tập tại trại em đã trực tiếp chăm sóc lợn nái nuôi tại cơ sở.

Hằng ngày vào chuồng quan sát phát hiện các biểu hiện của lợn. Xem có con nào bỏ ăn, quan sát phân xem màu sắc, lỏng hay rắn, bình thường hay không. Báo cáo, ghi chép lại các biểu hiện bất thường.

Kiểm tra, quan sát phát hiện những con lên giống, những con đã phối nhưng lên giống lại. Ghi chép, báo cáo lên cho kỹ thuật.

3.4.1.4. Phương pháp chẩn đoán lợn nái sinh sản mắc bệnh

- Dựa trên các triệu chứng lâm sàng điển hình của từng bệnh để chẩn đoán lợn nái sinh sản mắc bệnh.

3.4.1.5. Quy trình phòng bệnh tại cơ sở.

Vệ sinh hàng ngày:

Để ngăn ngừa, khống chế dịch bệnh cũng như tăng năng suất và hiệu quả trong chăn nuôi, trong thời gian thực tập và làm việc tại trại em đã tham gia các công tác vệ sinh theo đúng quy định của trại, cụ thể như sau:

- Trước khi vào chuồng làm việc tất cả đều phải mặc quần áo bảo hộ, đi ủng, đi qua hố sát trùng.

-Cào, dọn phân tránh lợn nằm đè phân. - Vệ sinh máng ăn sạch sẽ.

- Rắc vôi, quét dọn lối đi. - Tiến hành xịt gầm, xả rãnh.

- Phun thuốc sát trùng bên ngoài chuồng 3 lần/ngày, bên trong chuồng 2 lần/ngày. Hố sát trùng trước cổng và cửa vào chuồng định kỳ 7 ngày quét dọn thay nước.

Mọi công nhân trong trại và khách tới thăm đều phải qua hệ thống sát trùng, thay quần áo, ủng chuyên dụng trước khi vào chuồng.

Sau mỗi buổi làm trước khi ra khỏi chuồng thu dọn, sắp xếp dụng cụ, quét lối đi giữa các chuồng.

Phòng bệnh bằng vắc xin

Bảng 3.1. Lịch tiêm phòng vắc xin tại cơ sở Loại lợn Tuần/ngày tuổi Phòng bệnh Vắc xin/ Thuốc/ Chế phẩm Đường đưa thuốc Liều lượng (ml/con) Lợn con

3 ngày Thiếu sắt Fe + B12 Tiêm bắp 1

7 ngày Suyễn 1 Myco 1 Tiêm bắp 2

14 ngày Hội chứng còi cọc

trên heo Circo Tiêm bắp 2

20 ngày Viêm đa xoang đa

màng Glasser Tiêm bắp 2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

25 ngày E.coli Ecoli Tiêm bắp 2

30 ngày

Dịch tả lợn – Phó thương hàn – Tụ

huyết trùng

Tiêm bắp 2

35 ngày LMLM Aftopor Tiêm bắp 2

40 ngày Tai xanh PRRS Tiêm bắp 2

45 – 60

ngày Viêm phổi dính sườn APP Tiêm bắp 2

28 tuần tuổi LMLM Aftopor Tiêm bắp 2

Lợn nái sinh

sản

2 tuần trước

phối Khô thai Pavo Tiêm bắp 2

3 tuần trước

phối Giả dại

PR vac-

plus Tiêm bắp 2 4 tháng/lần Dịch tả Coglapest Tiêm bắp 2

4 tháng/lần Tai xanh PRRS Tiêm bắp 2

4 tháng/lần LMLM FMD Tiêm bắp 2

2 – 4 tuần

trước đẻ Tiêu chảy cấp PED Tiêm bắp 2 2 tuần trước

đẻ E.coli nái Literguard Tiêm bắp 2

Một số bệnh hay gặp trong thời gian thực tập và cách cách điều trị

Trong thời gian thực tập tại trại, bằng kiến thức đã học, cùng với sự giúp đỡ của kỹ thuật và công nhân trong trại em đã tiến hành chẩn đoán và điều trị một số bệnh xảy ra tại trại. Cụ thể:

* Bệnh viêm tử cung - Triệu chứng:

+ Có dịch trắng đục hay vào chảy ra từ âm đạo. + Lợn nái có thể bỏ ăn.

+ Lợn nái bị ốm hoặc có khi bình thường. - Chẩn đoán: lợn nái mắc bệnh viêm tử cung. - Điều trị:

+ Tiêm cefket 1750 liều 1ml/10kg TT. + Dùng oxytoxin liều 3ml/con.

+ Kết hợp với thuốc trợ sức, trợ lực: catosal 1ml/10kg TT. + Điều trị 3 – 5 ngày. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Bệnh sảy thai - Triệu chứng: + Lợn nái bỏ ăn.

+ Sảy thai thường có hình hài hoặc không có hình hài bào thai. + Ra nhiều dịch, máu qua đường âm đạo.

+ Lợn nái bị ốm hoặc có khi bình thường. - Chẩn đoán: lợn nái mắc bệnh sảy thai. - Điều trị:

+ Tiêm amoxicillin: 1 ml/10kg TT + Tiêm oxytoxin: 3 ml/con

+ Tiêm catosal : 1ml/10kg TT * Bệnh ghẻ

+ Con vật đứng nằm không yên.

+ Lợn tỏ ra ngứa ngáy khó chịu, cọ xát mạnh vào thanh ô chuồng. + Da nổi mẩn đỏ, đóng vảy. - Chẩn đoán: lợn bị ghẻ. - Điều trị: + Tiêm invermectin: 1ml/30kg thể trọng 3.4.2. Công thức tính và xử lý số liệu 3.4.2.1.Các công thức tính - Tỷ lệ lợn mắc bệnh: Tỷ lệ lợn mắc bệnh (%) = ∑ số lợn mắc bệnh x 100 ∑ số lợn theo dõi - Tỷ lệ lợn khỏi bệnh:

Tỷ lệ lợn khỏi (%) = ∑ số con khỏi bệnh

x 100 ∑ số con điều trị

3.4.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Tình hình chăn nuôi tại cơ sở trong thời gian thực tập

Trại mới được thành lập tháng 8 năm 2020 với số lượng:

Bảng 4.1. Cơ cấu đàn lợn nuôi tại trại trong thời gian thực tập

STT Loại lợn Số lượng (con)

1 Lợn đực giống 5

2 Lợn nái hậu bị 60

Từ bảng 4.1 cho thấy số lượng lợn trong đàn ở quy mô nhỏ. Trại nuôi với hình thức sản xuất, cung cấp con giống cho vùng xung quanh. Theo dự kiến đến năm 2021 số nái trong đàn sẽ lên đến 160 nái và 10 đực giống.

4.2. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái sinh sản tại trại sản tại trại

Trong quá trình thực tập tại cơ sở em được giao cho chăm sóc, nuôi dưỡng 60 con lợn nái sinh sản. Em bắt đầu được giao chăm sác nuôi dưỡng lợn từ khi lợn được nhập về ngày 20 tháng 8 năm 2020. Khi mới nhập về, lợn được nhốt vào chuồng cách ly 7 ngày quan sát, theo dõi xem có biểu hiện của bệnh truyền nhiễm nào không. Sau khi xác định lợn đã an toàn không có biểu hiện mắc bệnh truyền nhiễm mới được chuyển xuống chuồng bầu.

Bảng 4.2. Kết quả số lượng lợn nái trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng trong thời gian thực tập

Tháng Lợn hậu bị (con) Lợn nái mang thai (con)

8 60 0

9 60 0

10 42 18

11 26 34

Kết quả bảng 4.2 cho thấy trong thời gian thực tập em đã chăm sóc nuôi dưỡng 60 con lợn nái sinh sản, qua từng tháng phối giống từ hậu bị sang nái mang thai.

Công việc hằng ngày em đã được thực hiện là cho lợn ăn đúng khẩu phần quy định, con gầy thì tăng thêm, con béo thì giảm thức ăn. Thức ăn sử dụng tại trại là thức ăn của CP giai đoạn hậu bị dùng thức ăn 967S, giai đoạn bầu sử dụng thức ăn loại 966. Theo dõi nếu chúng bỏ ăn, có các dấu hiện bất thường ghi chép, báo cáo lại để có các biện pháp xử lý kịp thời. Kiểm tra phát hiện lợn lên giống, lợn không đậu thai. Trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng em đã học tập được thêm rất nhiều kiến thức chuyên môn.

4.3. Kết quả thực hiện quy trình phòng bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại trại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.3.1. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh, sát trùng

Việc vệ sinh sát trùng chuồng trại có vai trò rất quan trọng trong chăn nuôi. Nếu công tác vệ sinh được thực hiện tốt thì gia súc ít mắc bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt, chi phí thuốc thú y thấp, làm cho hiệu quả chăn nuôi cao hơn. Và dưới đây là kết quả em đã thực hiện công tác vệ sinh chuồng trại trong thời gian thực tập:

Bảng 4.3. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh, sát trùng chuồng trại

STT Nội dung công việc

Số lần cần thực hiện (lần) Kết quả thực hiện (lần) Tỷ lệ (%)

1 Vệ sinh chuồng trại hàng ngày 240 240 100

2 Phun sát trùng ngoài chuồng 360 360 100

3 Phun sát trùng bên

trong chuồng 120 120 100

4 Quét và rắc vôi đường đi 80 80 100

Qua bảng 4.3 cho thấy trong quá trình thực tập em đã hoàn thành 100% công việc vệ sinh sát trùng đã được giao. Theo quy định của trại vệ sinh chuồng trại được thực hiện 2 lần trong ngày: buổi sáng và buổi chiều. Phun sát trùng bên ngoài trại được thực hiện 3 lần trong ngày: buổi sáng trước khi vào trại, đầu giờ chiều trước khi vào trại và buổi tối sau khi ra tất cả các công việc trong ngày đã hoàn thành, thuốc được sử dụng để sát trùng là beta – Q với liều 20 ml/100ml nước sạch. Trong chuồng ngày phun sát trung 1 lần vào buổi trưa, thuốc được dùng sát trùng bên trong chuồng là ommicide và intra multi – des ga được sử dụng luôn phiên 3 ngày thuốc này, 3 ngày sau thuốc khác, liều 100ml/20 lít nước. Quét và rắc vôi đường đi 2 lần/ tuần. Hằng ngày phải sát trùng kho cám 1 lần vào buổi trưa. Từ đó ta cũng thấy được công tác vệ sinh sát trùng tại trại rất được quan tâm, chú trọng.

4.3.2. Kết quả thực hiện công tác phòng bệnh bằng vắc xin

Bảng 4.4. Kết quả tiêm phòng vắc xin trên đàn lợn nái sinh sản tại trại

Loại lợn Vắc xin Liều lượng (ml/con) Đường tiêm Số lượng được tiêm (con) Số lượng an toàn sau tiêm (con) Tỷ lệ (%) Lợn hậu bị

Khô thai 2 Tiêm bắp 60 60 100

Giả dại 2 Tiêm bắp 60 60 100

Tai xanh 2 Tiêm bắp 60 60 100

Dịch tả 2 Tiêm bắp 60 60 100

LMLM 2 Tiêm bắp 60 60 100

Lợn nái mang

thai

Tai xanh 2 Tiêm bắp 19 19 100

Kết quả ở bảng 4.4 cho thấy trại đã thực hiện nghiêm ngặt các quy trình tiêm phòng vắc xin cần thiết phòng bệnh trên đàn lợn nái sinh sản. Lợn hậu bị khi nhập về đã được tiến hành tiêm phòng bệnh bằng vắc xin: khô thai, giả dại, tai xanh, dịch tả, lở mồm long móng trước khi được phối.

4.4. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản tại trại

4.4.1. Kết quả công tác chẩn đoán bệnh trên đàn lợn nái sinh sản tại trại

Trong thời gian thực tập tại trại em đã được tham gia vào công tác chẩn đoán bệnh cho đàn lợn nái cùng với cán bộ kỹ thuật của trại. Kết quả công tác chẩn đoán bệnh trên tổng đàn lợn nái tại trại được trình bày qua bảng 4.5:

Bảng 4.5. Kết quản chẩn đoán một số bệnh trên đàn lợn nái sinh sản tại trại

STT Bệnh Số con theo dõi (con) Số con mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) 1 Viêm tử cung 60 3 5 2 Sảy thai 2 3,33 3 Ghẻ 1 1,67

Qua bảng 4.5 cho thấy trong 60 con lợn nái em theo dõi thì có 3 con mắc bệnh viêm tử cung (chiểm tỷ lệ 5%), 2 con sảy thai (chiếm tỷ lệ 3,33%), 1 con bị ghẻ (chiếm tỷ lệ 1,67%). Trong đó tỷ lệ lợn mắc viêm tử cung là cao nhất 5%, theo em tỷ lệ viêm tử cung cao là do dụng cụ trong quá trình thụ tinh chưa đảm bảo, trong quá trình thụ tinh gây ra các tổn thương tạo điều kiện mở đường cho vi khuẩn xâm nhập.

4.4.2. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản tại trại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ kết quả của công tác chẩn đoán bệnh cho đàn lợn nái và theo sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật trại em đã tiến hành điều trị các bệnh trên đàn lợn nái tại trại. Kết quả điều trị được trình bày qua bảng 4.6:

Bảng 4.6. Kết quả điều trị một số bệnh trên đàn lợn nái sinh sản tại trại ST T Tên bệnh Phác đồ điều trị Số con mắc bệnh (con) Số con khỏi (con) Tỷ lệ (%) 1 Viêm tử cung - Cefket 1750: tiêm 1ml/10kg TT - Oxytoxin: 3ml/lần tiêm - Catosal: 1ml/ 10kg TT 3 2 66 2 Sảy thai - Amoxillin: 1ml/10kg TT - Oxytoxin: 3ml/lần tiêm - Catosal: 1ml/10kg TT 2 2 100 3 Ghẻ - Invermectin: 1ml/30kg TT 1 1 100

Qua bảng 4.6 cho thấy tỷ lệ chữa khỏi bệnh viêm tử cung 66%, tỷ lệ chữa khỏi bệnh sảy thai là 100% và bệnh ghẻ là 100%. Từ đó cho thấy trại đã có phác đồ điều trị bệnh hiệu quả.

4.5. Kết quả thực hiện các công tác khác

Trong thời gian thực tập em đã thực hiện một số công việc việc khác. và kết quả được thể hiện ở bảng 4.7:

Bảng 4.7. Kết quả thực hiện các công tác khác ST T Công việc Số lần cần thực hiện (lần) Kết quả thực hiện (lần) Tỷ lệ (%) 1 Mổ khám gà 2 2 100 2 Hỗ trợ làm vắc xin 5 5 100 3 Tắm chó mèo 5 5 100 4 Hỗ trợ tiêm điều trị bệnh 2 2 100 5 Khai thác tinh 1 1 100

Qua bảng 4.7 cho thấy trong thời gian thực tập em đã hoàn thành 100% công việc được giao. Khi thực tập tại cơ sở em đã học hỏi thêm được rất nhiều kinh nghiệm. Trước khi vào trại em có 1 tháng ở ngoài quầy, tại đây em họ thêm được rất nhiều kiến thức: mổ khám gà, tư vấn khách hàng, lịch vắc xin trên gà, lịch vắc xin trên chó, tắm rửa chó mèo, … Khi vào trại em được thì được hướng dẫn tận tình cách thực hiện một số công việc khác.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua thời gian thực tập tại cơ sở em có một số kết luận sơ bộ như sau: - Về công tác chăm sóc nuôi dưỡng lợn:

+ Chăm sóc, nuôi dưỡng cho 60 lợn nái. - Về công tác phòng bệnh:

+ Thực hiện vệ sinh, sát trùng chuồng trại hàng ngày.

+ Thực hiện tiêm phòng các loại vắc xin: khô thai, giả dại, tai xanh, lở mồm long móng, dịch tả, cho lợn nái đạt 100%.

- Về công tác chẩn đoán, điều trị bệnh:

+ Lợn nái tại trại mắc các bệnh: viêm tử cung (5%), sảy thai (3,33%), ghẻ (1,67%)

+ Dùng thuốc điều trị bệnh viêm tử cung tỷ lệ khỏi là 66%, sảy thai: 100%, ghẻ: 100%

- Ngoài ra thực hiện công tác khác như:

+ Khi ngoài quầy thuốc em được học hỏi thêm được rất nhiều kiến thức: mổ khám gà, hỗ trợ làm vắc xin, tắm chó mèo, hỗ trợ tiêm điều trị bệnh và đều hoàn thành tỷ lệ 100%.

+ Khi vào trại em được thực hiện các công tác khai thác tinh lợn đực và phối tinh nhân tạo cho lợn nái.

5.2. Đề nghị

Xuất phát từ thực tế, qua phân tích đánh giá bằng hiểu biết của mình, em có một số ý kiến nhằm nâng cao hoạt động của trại như sau:

- Trại cần đầu tư thêm cơ sở vật chất và các dụng cụ thú y.

- Trại cần tăng cường công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý, thực hiện tốt công tác vệ sinh thú y.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại doanh nghiệp tài thủy phát, thôn tân lập, xã đắc sơn, thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 37)