Kết quả thực hiện công tác vệ sinh, sát trùng

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại doanh nghiệp tài thủy phát, thôn tân lập, xã đắc sơn, thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 44 - 45)

Việc vệ sinh sát trùng chuồng trại có vai trò rất quan trọng trong chăn nuôi. Nếu công tác vệ sinh được thực hiện tốt thì gia súc ít mắc bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt, chi phí thuốc thú y thấp, làm cho hiệu quả chăn nuôi cao hơn. Và dưới đây là kết quả em đã thực hiện công tác vệ sinh chuồng trại trong thời gian thực tập:

Bảng 4.3. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh, sát trùng chuồng trại

STT Nội dung công việc

Số lần cần thực hiện (lần) Kết quả thực hiện (lần) Tỷ lệ (%)

1 Vệ sinh chuồng trại hàng ngày 240 240 100

2 Phun sát trùng ngoài chuồng 360 360 100

3 Phun sát trùng bên

trong chuồng 120 120 100

4 Quét và rắc vôi đường đi 80 80 100

Qua bảng 4.3 cho thấy trong quá trình thực tập em đã hoàn thành 100% công việc vệ sinh sát trùng đã được giao. Theo quy định của trại vệ sinh chuồng trại được thực hiện 2 lần trong ngày: buổi sáng và buổi chiều. Phun sát trùng bên ngoài trại được thực hiện 3 lần trong ngày: buổi sáng trước khi vào trại, đầu giờ chiều trước khi vào trại và buổi tối sau khi ra tất cả các công việc trong ngày đã hoàn thành, thuốc được sử dụng để sát trùng là beta – Q với liều 20 ml/100ml nước sạch. Trong chuồng ngày phun sát trung 1 lần vào buổi trưa, thuốc được dùng sát trùng bên trong chuồng là ommicide và intra multi – des ga được sử dụng luôn phiên 3 ngày thuốc này, 3 ngày sau thuốc khác, liều 100ml/20 lít nước. Quét và rắc vôi đường đi 2 lần/ tuần. Hằng ngày phải sát trùng kho cám 1 lần vào buổi trưa. Từ đó ta cũng thấy được công tác vệ sinh sát trùng tại trại rất được quan tâm, chú trọng.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại doanh nghiệp tài thủy phát, thôn tân lập, xã đắc sơn, thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 44 - 45)