Tỷ suất lợi nhuận 11.6%
3.1.1. Quan điểm phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu của công ty giai đoạn 2018-
công ty giai đoạn 2018-2020
Khi dịch bệnh bùng phát, nhất là trong giai đoạn cách ly xã hội, nhiều ngành kinh tế bị tê liệt, người lao động phải nghỉ làm, thu nhập bị giảm sút, thống kê cho thấy có 85,3% người tiêu dùng phải tiết kiệm chi tiêu trong thời gian giãn cách xã hội vì covid – 19. Người tiêu dùng có xu hướng cắt giảm chi tiêu các sản phẩm không thiết yếu và tăng tiêu thụ các sản phẩm bảo vệ sức khỏe, chống dịch, đặc biệt là các sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc hữu cơ (organic). Khảo sát người tiêu dùng cho thấy trên 50% khách hàng đã chi tiêu nhiều hơn cho các loại thực phẩm tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch, các thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên, hữu cơ, thực phẩm sạch và lành mạnh v.v…Trong đó, 63,7% người tiêu dùng trong khảo sát đã cắt giảm chi tiêu cho các loại sản phẩm như rượu, bia.
Trong bối cảnh mọi người phải hạn chế đi lại, tụ tập đến nơi đông người để phòng chống dịch bệnh, người tiêu dùng đã chuyển đổi kênh mua sắm trên cả hai nhóm sản phẩm nhu cầu thiết yếu và nhóm hàng không thiết yếu. Trước khi có đại dịch, ba kênh mua sắm chính của người tiêu dùng là chợ truyền thống (73,5% người lựa chọn), trung tâm thương mại, siêu thị (71,6%), cửa hàng tiện lợi (50,9%); khi có dịch bệnh, ba kênh được người tiêu dùng lựa chọn là cửa hàng online (59,8%), cửa hàng tiện lợi (54,9%), trung tâm thương mại, siêu thị (50,9%). Người tiêu dùng cho biết đến trực tiếp cửa hàng mua sắm giảm đáng kể (76,24%).
Bên cạnh đó, đặc biệt, với sự phát triển của công nghệ, người tiêu dùng đang “tự trao quyền” cho chính mình trong việc lựa chọn sản phẩm khi có đến 55% người dân tại thành thị và 59% người dân tại nông thôn dành thời gian tìm hiểu thông tin về sản phẩm trước khi mua sắm. Nói cách khác, chính người tiêu dùng hiện nay đang dẫn dắt thị trường, chứ không phải doanh nghiệp. Vì vậy, trong giai đoạn 2018 – 2020, công ty có những quan điểm về việc phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu như sau:
Thứ nhất, phát triển, mở rộng thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu bằng cách đa dạng hóa các mặt hàng kinh doanh
Công ty cần tìm kiếm những nguồn cung mới cho các thực phẩm bảo vệ sức khỏe, (sữa, thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung…) đa dạng hóa sản phẩm cung ứng cho thị trường.
Tăng cường mở rộng thị trường bằng việc thúc đẩy marketing về các mặt hàng mới, tuyên truyền các lợi ích về sức khỏe từ sản phẩm; xây dựng các chính sách khuyến mại, ưu đãi đặc biệt cho đối tác ký hợp đồng dài hạn nhằm duy trì lượng khách hàng trung thành và mở rộng mạng lưới phân phối hàng hóa.
Thứ hai, ứng dụng công nghệ số trong doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm
Ứng dụng công nghệ số cho doanh nghiệp, thực hiện tạo lập các tranh web đặt hàng online, dịch vụ vận chuyển hàng hóa tại nhà, mở rộng kênh bán lẻ để tiếp cận nhiều hơn với khách hàng.
Sử dụng các loại mã vạch, kiểm tra chất lượng hàng hóa, ngày nhập, xuất kho, truy xuất nguồn gốc xuất xứ, hạn xử dụng trên trang web hoặc thông qua ứng dụng điện thoại nhằm gia tăng uy tín doanh nghiệp trên thị trường
Tiếp thị sản phẩm trên các trang mạng xã hội, thực hiện khuyến mại trực tiếp thông qua các trang mạng, giúp gia tăng doanh số và tốc độ bán hàng.
Thứ ba, phát triển các mô hình các chuỗi siêu thị mini
Tìm kiếm và lựa chọn những vị trí địa lý thuận lợi, đông dân cư, tạo các chi nhánh cửa hàng bán lẻ, phân phối hàng hóa trực tiếp đến tay người tiêu dùng, gia tăng lợi nhuận, mở rộng mạng lưới phân phối hàng hóa của công ty.