Phối hợp với phụ huynh rèn trẻ phát triển ngôn ngữ:

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) một số biện pháp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 4 tuổi (Trang 26 - 27)

Để giúp giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ đạt kết quả tốt, tôi đã thống nhất nội dung, phương pháp giáo dục ngôn ngữ cho trẻ giữa cô giáo ở lớp và cha mẹ ở nhà. Tránh tình trạng cô dạy thế này, mẹ dạy thế kia. Buổi sáng khi trẻ đến trường, tôi tranh thủ trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ.

Đối với những trẻ cá biệt, kém về ngôn ngữ tôi cũng kịp thời trao đổi cho phụ huynh thấy được sự tiến bộ của cháu chính là nhờ sự giáo dục đồng bộ và thống nhất mà trẻ có tiến bộ rõ rệt. Các cháu đến lớp biết chào cô, về nhà chào ông, bà, bố, mẹ, cháu nào cũng ngoan ngoãn, đáng yêu, giúp phụ huynh yên tâm, tin tưởng.

Dù nhà trường là nơi giúp trẻ tiếp thu và mở mang kiến thức hiểu biết của mình về thế giới xung quanh nhưng gia đình cũng rất quan trọng đối với trẻ. Có thể nói, gia đình chính là một xã hội thu nhỏ, trong đó bố mẹ là nền tảng để giúp trẻ nói lên tiếng nói đầu tiên và ngày càng phát triển rộng hơn

Khi ở gia đình bố mẹ có mua sắm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ nhưng chơi như thế nào? Thì phương pháp thực sự còn chưa quan tâm chơi cùng trẻ và hướng dẫn trẻ chơi. Do đó, sự trao đổi giữa cô và phụ huynh là rất cần thiết.

Ví dụ: Mua búp bê chỉ đưa cho trẻ thì trẻ chỉ chơi một lúc là chán. Nhưng ởlớp trẻ chơi với búp bê thì cô phải hướng dẫn trẻ bế em, cho em ăn, lau miệng, uống nước rồi cho em ngủ thông qua lời nói kết hợp với động tác, qua đó trẻ bắt

23/26

trước cô những thao tác đó với những lời nói mang tính biểu cảm như “Chị yêu em”, “ Chị cho em ăn nhé!”, “ Em của chị ngoan lắm”...

Một số trẻ còn nói ngọng, nói lắp chưa được cha mẹ quan tâm, cần chú ý sửa sai cho trẻ, có khi còn cho nghe lại thấy hay hay nên tạo thành thói quen không tốt cho trẻ. Do đó, phải có sự trao đổi, phối hợp giữa cô với phụ huynh là rất cần thiết.

Ví dụ: Cháu Đại là cháu rất ngọng, hàng ngày tôi gần gũi hỏi “Cháu con mẹ gì?”, “Con mẹ Nga” tôi bảo Đại phải nói “Con mẹ Nga”. Trong giờ văn học… trẻ hay nói “Quả thị” là “ quả chị”, “quả khế” là “quả hế” tôi đã luyện cho trẻ phát âm nhiều lần và trao đổi với phụ huynh về nhà cũng sửa lỗi sai cho trẻ. Qua sự phối hợp chặt chẽ trẻ đã dần dần tiến bộ, không còn nói ngọng, nói lắp nữa.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) một số biện pháp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 4 tuổi (Trang 26 - 27)