Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI DÂN TỘC VÀ CƠ SỞ HẠ TẦNG (Trang 27 - 30)

II. PHẦN NỘI DUNG

2.4. Thực trạng xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống đồng

2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân

2.4.2.1. Những mặt hạn chế Một là, kết cấu hạ tầng yếu kém

Hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi tuy được quân tâm đầu tư song vẫn còn nhiều yếu kém và hiện mới chỉ phục vụ nhu cầu dân sinh thiết yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế thị trường; chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa khai thác hết tiềm năng lợi thế của vùng.

Theo các báo cáo gần đây, tại các khu vực có đồng bào Chăm cư trú ở tỉnh Bình Thuận, mặc dù cơ sở hạ tầng đã được quan tâm đầu tư nhưng chưa đồng bộ như hệ thống thủy lợi nội đồng, thủy lợi nhỏ phục vụ phát triển sản xuất, giao thông. Nhiều xã chưa có đường giao thông đến trung tâm xã và đường giao thông cho xe cơ giới, 32% số hộ chưa có nước sinh hoạt hợp vệ sinh, 16,4% trường lớp chưa được kiên cố, số thôn, bản chưa có nhà trẻ, mẫu giáo chiếm tới 75,6%.1

Hai là, các chính sách còn nhiều bất cập chưa phù hợp.

(1) Hệ thống chính sách nhiều nhưng chồng chéo.

Một thực tế cho thấy chính sách dân tộc đã có hàng trăm chính sách nhưng chưa thật phù hợp với tình hình thực tế, vốn đầu tư ít, dàn trải không tập trung, thời gian ngắn. Nguồn lực thực hiện chính sách không đủ, việc cân đối, bố trí vốn cho các chính sách chưa được chủ động, chưa đảm bảo cho các mục tiêu và kế hoạch đã được phê duyệt.

Chính sách chủ yếu hỗ trợ, chưa chú trọng đầu tư có trọng điểm, công tác chỉ đạo điều hành thiếu đồng bộ. Chính sách hỗ trợ về nước sạch và môi trường nông thôn; hỗ trợ đất sản xuất, đất nhà ở và văn hóa thông tin; hỗ trợ giải quyết việc làm, hỗ trợ pháp lý và hỗ trợ xây dựng trạm y tế; còn các lĩnh vực khác như hỗ trợ xây dựng đường sá, thủy lợi, trường học, giống, vốn, kỹ thuật đều chưa đạt hiệu quả.

Bên cạnh đó, tùy theo đặc điểm của điều kiện tự nhiên của từng vùng, tập trung tạo điều kiện để người dân tham gia cung cấp dịch vụ công ích (trồng rừng, bảo vệ môi

1 Nông Văn Trân. (03/07/2017). Những thuận lợi, khó khăn trong việc xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc. Một số nội dung cần nghiên cứu, làm rõ để phục vụ xây dựng chính sách dân tộc trong thời gian tới. Truy cập từ

trường, củng cố quốc phòng, an ninh). Hỗ trợ đồng bào nâng cao trình độ nhận thức, thể trạng con người, năng lực phát triển sinh kế, từng bước hình thành sản xuất sản phẩm gắn với thị trường, ổn định cuộc sống...

(2) Thiếu chính sách về tái tạo môi trường, khôi phục cảnh quan, không gian sinh sống.

Đây là vấn nan giải chung không chỉ xảy ra trong cộng đồng người Chăm mà là còn trên cả nước. Những khu vực này là nơi tập trung nhiều tài nguyên, khoáng sản, các danh lam thắng cảnh đẹp hiện đang được tập trung khai thác phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của cả nước (làm thủy điện, khai thác khoáng sản, phát triển du lịch) nhưng chưa có những chính sách hiệu quả để bảo vệ tái tạo môi trường, khôi phục cảnh quan, gìn giữ không gian sinh sống.

(3) Thiếu chính sách quản lý đặc thù.

Một loạt các chính sách về ổn định dân cư, giáo dục, đào tạo đều có mức hỗ trợ thấp nên người dân còn nghèo nên chỉ có thể dựa vào nguồn ngân sách từ nhà nước. Tuy nhiên đất nước chúng ta có quá nhiều khu vực, cũng như rất nhiều cộng đồng dân cư còn khó khăn nên nhà nước cũng không thể nào lo cho toàn bộ cho người dân được. Hệ thống chính sách ban hành chưa đồng bộ, cơ chế thực thi chính sách còn yếu và thiếu sự phối hợp, với nguồn kinh phí hoạt động phù hợp nên không có hệ thống cơ sở dữ liệu liên tục, gây khó khăn trong việc quản lý.

Quá trình thực thi gặp phải nhiều trở ngại do quy định và thủ tục thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ còn cứng nhắc, phức tạp không phù hợp với thực tế. Cơ chế thực hiện chính sách hỗ trợ chưa tạo động lực cho hộ nghèo thoát nghèo.

Một ví dụ minh họa ở tỉnh Bình Thuận, nơi có mật độ cư trú của đồng bào Chăm rất cao. Thực trạng khó khăn vùng đồng bào Chăm trên địa bàn tỉnh còn phân tán rộng, trên 50% số hộ sinh sống ở miền núi, điều kiện tiếp cận với các dịch vụ thiết yếu còn hạn chế. Kinh tế - xã hội phát triển còn chậm và chưa đồng đều, vẫn còn một bộ phận đồng bào Chăm còn khó khăn, thiếu kinh nghiệm, thiếu vốn sản xuất, kết quả giảm nghèo thiếu bền vững, nguy cơ tái nghèo cao, có nơi đồng bào còn thiếu đất sản xuất1.

1 Nông Văn Trân. (03/07/2017). Những thuận lợi, khó khăn trong việc xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc. Một số nội dung cần nghiên cứu, làm rõ để phục vụ xây dựng chính sách dân tộc trong thời gian tới. Truy cập từ

Đặc biệt hiện nay, những bất lợi thời tiết, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, đời sống của bà con.

Ba là, hệ thống an ninh trật tự chưa đảm bảo.

Hệ thống an ninh, trật tự an toàn xã hội trong khu vực dân cư còn tiềm ẩn nhiều nhân tố gây mất ổn định: tình hình đời sống còn khó khăn, hạn chế thông tin kích động lôi kéo gây mất ổn định chính trị, xã hội. Hoạt động truyền đạo trái pháp luật vẫn diễn ra; mâu thuẫn, tranh chấp đất đai một số nơi chưa được giải quyết triệt để; tình hình di cư tự do diễn biến phức tạp gây mất ổn định về chính trị, xã hội.

Bốn là, đội ngũ cán bộ thiếu và yếu kém.

Đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số còn thiếu, nhiều dân tộc chưa có cán bộ chủ chốt ở cấp cơ sở; trình độ chuyên môn còn thấp. Năng lực thực thi công vụ hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý và xử lý các tình huống, vấn đề phát sinh ở khu vực sinh sống.

2.4.2.2. Nguyên nhân của những mặt hạn chế

Thứ nhất, quá trình nghiên cứu đưa ra các chính sách chưa phù hợp với điều kiện thực tế.

Các cơ quan tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các chính sách chưa có thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng, chưa bám sát tình hình thực tế ở cơ sở, thậm chí có những chỗ gắn với lợi ích cục bộ của một ngành, một nhóm nào đó.

Một số chính sách chưa được cụ thể hóa và vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế của địa phương. Nội dung, phương pháp tuyên truyền thiếu phù hợp không sát với tình hình thực tế ở cơ sở, việc nắm bắt tâm tư tình cảm, nguyện vọng của đồng bào không kịp thời nhất là vùng sâu vùng xa.

Thứ hai, nguồn lực đầu tư hỗ trợ còn hạn chế.

Nguồn lực đầu tư hỗ trợ còn hạn chế, chưa đạt được mục tiêu đề ra, chính sách đầu tư hỗ trợ chưa hợp lý vốn ít nhưng đầu tư còn dàn trải mang tính bình quân chủ nghĩa, đặc biệt có chỗ còn để lãng phí.

Thứ ba, chi phí thực hiện cho các dự án.

Chi phí thực hiện các dự án phát triển cơ sở hạ tầng còn khá cao, điều kiện đi lại còn gặp nhiều khó khăn (khu vực đồi núi). Dải ngân nguồn tiền từ ngân sách nhà nước còn chậm trễ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, gây lãng phí nguồn lực, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội của vùng. Chính vì những lý do này mà mức độ ưu tiên phát triển cho khu vực này thấp hơn mặc dù nhu cầu hỗ trợ từ Chính phủ cho các dự án phát triển đã trở nên cấp thiết.

2.5. Giải pháp xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống đồng bào Chăm ở nước ta thời gian tới

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI DÂN TỘC VÀ CƠ SỞ HẠ TẦNG (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w