Giải pháp xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống đồng

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI DÂN TỘC VÀ CƠ SỞ HẠ TẦNG (Trang 30 - 35)

II. PHẦN NỘI DUNG

2.5. Giải pháp xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống đồng

2.5.1. Giải pháp tiếp tục pháp huy mặt đạt được

Một là, tiếp tục phát triển, đẩy mạnh và tăng cường huy huy động các nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và nâng cao chất lượng hiệu quả của các công trình xây dựng sao cho đồng bộ, phù hợp và đáp ứng được nhu cầu của người dân đồng bào dân tộc Chăm.

Hai là, tổ chức khen thưởng, tuyên dương các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống đồng bào nhằm kích thích cá nhân, tập thể hăng say hoạt động, phát huy hết tài năng của mình trong việc xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ cho bà con.

Ba là, cần tiếp tục đẩy mạnh phát huy vai trò của người có uy tín trong dân tộc thiểu số nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác vận động, tuyên truyền xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu.

Bốn là. tiến hành sửa chữa, bảo trì công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu hàng năm nhằm duy trì chức năng của công trình, tránh tình trạng xuống cấp, hư hỏng kéo dài gây trì trệ quá trình sản xuất và sinh hoạt của người dân vùng đồng bào dân tộc Chăm.

2.5.2. Giải pháp khắc phục hạn chế về kết cấu cơ sở hạ tầng

Tiếp tục tăng cường, tập trung đẩy nhanh xây dựng và phát triển các cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số.

Đảng và nhà nước đã và đang triển khai các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc và sẽ hướng đến mục tiêu đến

năm 2025 tăng cường cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và dân sinh ở các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn như:

Nhà ở, dân cư, cở sở vật chất văn hóa

Vận động, hỗ trợ, xây dựng, và nâng cấp nhà ở đạt tiêu chuẩn. Quy hoạch sắp xếp, di dời, bố trí 100% hộ dân tộc thiểu số đang cư trú phân tán, rải rác trong rừng đặc dụng, các khu vực xa xôi, hẻo lánh, nơi có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở. Hỗ trợ kinh phí để đầu tư xây dựng mới, sửa chữa các nhà văn hóa thôn, nhà rông, xây dựng các khu thể thao thôn, khu thể thao xã, qua đó đã cơ bản góp phần đáp ứng nhu cầu về sinh hoạt văn hóa, tập luyện thể thao của người dân.

Trường học, bệnh viện

Xây dựng hệ thống trường lớp học khang trang, kiên cố, đầu tư xóa bỏ phòng học tạm. Đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và sách giáo khoa giáo dục phổ thông… Nâng cấp và xây dựng các cơ sở y tế, trạm xá ở các bản, làng qua đó đảm bảo sức khỏe phòng chống dịch bệnh cho người dân.

Hệ thống giao thông

Tiến hành đầu tư, nâng cấp, mở rộng các dự án đường giao thông. Đảm bảo mạng lưới giao thông thuận lợi đến các làng, xã, nông thôn và những khu vực khó khăn trên khắp cả nước.

Hệ thống điện

Triển khai quy hoạch và xây dựng hệ thống điện trên khắp vùng miền làng quê, nơi đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

Cấp nước và hệ thống thủy lợi

Tiến hành xây dựng nâng các công trình cấp nước, phát triển hệ thống nước tự chảy, giếng đào, giếng khoan, bể, bồn chứa nước, ở các vùng dân tộc thiểu số. Nâng cấp tu bổ xây mới các công trình thủy lợi như hệ thống mương tưới tiêu, hệ điều … nhằm đảm và nâng cao sản xuất cho người dân.

2.5.3. Giải pháp khắc phục hạn chế về hệ thống chính sách

Đồng bộ và tối ưu các chính sách và nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu sao cho phù hợp với điều kiện từng vùng miền nới các đồng bào dân tộc sinh sống

Triển khai công tác nguyên cứu, ban hành đồng bộ các chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững đất nước. Các chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng cần đầu tư cần có trọng tâm, trọng điểm và bền vững, tập trung cho các xã, thôn, bản khó khăn nhất; giải quyết các vấn đề bức xúc, cấp bách nhất; ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo, các nhóm dân tộc thiểu số khó khăn nhất đặc biệt phải phù hợp với với điều kiện, đặc điểm, tiềm năng, thế mạnh và điều kiện tự nhiên của từng vùng cụ thể.

Bố trí ngân sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phù hợp, đa dạng hóa các nguồn lực, tạo điều kiện và khuyến khích sự tham gia, đóng góp của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.

2.5.4. Giải pháp khắc phục hạn chế về hệ thống an ninh, trật tự

Tổ chức các hoạt động tuyên truyền,vận động và giáo dục nhằm nâng cao nhận thức tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng đối với sản xuất và đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số.

Để xây dựng các cơ sở hạ tầng thiết yếu cũng như khai thác tối đa các lợi ích mà nó mang lại, nước ta cần đẩy mạnh các chương trình vận động, tuyên truyền, giáo dục đồng bào thiểu số nhằm nâng cao nhận thức, vai trò của mình trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Bên cạnh đó cần tạo điều kiện để người dân có thể trực tiếp tham gia xây dựng, giám sát và vận hành các cơ sở hạ tầng cùng với nhà nước nhằm bảo đảm công khai, dân chủ, phát huy quyền làm chủ và sự tham gia tích cực, chủ động của cộng đồng và người dân; phát huy tinh thần nỗ lực vươn lên của đồng bào dân tộc thiểu số..

Ngoài ra Chính quyền địa phương cần chú trọng lắng nghe, lấy ý kiến từ người dân đồng bào dân tộc nhằm thấu hiểu hơn về đời sống, phong tục, tập quán, thói quen canh tác của người dân, đặc điểm về dân số, điều kiện tự nhiên, địa hình, điều kiện

kinh tế - xã hội của từng vùng nhằm xây dựng các cơ sở hạ tầng thiết yếu nhất để phụ vụ cho người dân

2.5.5. Giải pháp khắc phục hạn chế về đội ngũ quản lý

Đào tạo đội ngũ cán bộ , người quản lý, vận hành các cơ sở hạ tầng thiết yếu phụ vụ người dân đồng bào dân tộc Chăm.

Đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, nhất là các dân tộc thiểu số tại chỗ. Bảo đảm tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số phù hợp với tỷ lệ dân số là người dân tộc thiểu số ở từng địa phương đê quản lý, vận hành các cơ sở hạ tầng thiết yếu phụ vụ người dân tốt nhất.

Tóm tắt chương 2

Dựa trên nền tảng kiến thức về khái niệm, đặc trưng cơ bản và các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc, nhóm đã lựa chọn nghiên cứu chủ đề “Xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống đồng bào Chăm” ở nước ta hiện nay. Bắt đầu từ việc tìm hiểu sáu đặc điểm cơ bản của dân tộc Việt Nam, nhóm chuyển sang tìm hiểu chi tiết vào nguồn gốc, đặc điểm, cơ sở hạ tầng thiết yếu liên quan thủy lợi, giao thông, giáo dục, y tế… của đồng bào dân tộc Chăm ở Việt Nam.

Những bước nghiên cứu trên tạo tiền đề cho nhóm tiến tới phân tích kỹ lưỡng hơn vấn đề chính của chủ đề: Thực trạng xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống đồng bào Chăm ở Việt Nam trên hai khía cạnh là những mặt đạt được và những hạn chế cần cải thiện. Thông qua việc tìm hiểu nguyên nhân, ta sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về những thuận lợi, khó khăn; những thời cơ, vận hội; nguy cơ và thách thức để đưa ra được những giải pháp phù hợp nhất.

Các giải pháp được đề nghị như tiếp tục đẩy mạnh, tăng cường công cuộc xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu; đồng bộ và tối ưu các chính sách dành cho các dân tộc thiểu số, thực hiện nhiều đề án và chương trình; thu hút vốn từ các nhà đầu tư, mạnh thường quân trong và ngoài nước… Ngoài ra, cần đẩy mạnh công tác đào tạo đội ngũ cán bộ, người quản lý, vận hành các cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ người dân đồng bào dân tộc thiểu số; tuyên truyền, vận động và giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về

tầm quan trọng, ý thức giữ gìn bảo dưỡng cơ sở hạ tầng thiết yếu cho đồng bào dân tộc.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI DÂN TỘC VÀ CƠ SỞ HẠ TẦNG (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w