TMĐT
QLNN đối với hoạt động bán hàng qua các sàn giao dịch TMĐT là một bộ phận của QLNN về kinh tế do đó các nội dung QLNN đối với hoạt động bán hàng qua các sàn giao dịch TMĐT cũng xuất phát từ các nội dung QLNN đối với các hoạt động bán hàng qua các sàn TMĐT. Theo hƣớng tiếp cận từ quá trình quản lý, QLNN đối với hoạt động bán hàng qua các sàn giao dịch TMĐT bao gồm các nội dung: (i) Xây dựng chiến lƣợc, kế hoạch phát triển TMĐT; (ii) Xây dựng chính sách và ban hành pháp luật về TMĐT; (iii) Tổ chức thực hiện kế hoạch, chính sách phát triển TMĐT; (iv) Kiểm soát các hoạt động bán hàng qua các sàn giao dịch.
1.4.1.1. Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển thương mại điện tử
Chiến lƣợc thƣơng mại điện tử
Có thể hiểu chiến lƣợc TMĐT là định hƣớng phát triển TMĐT quốc gia trong một thời kỳ tƣơng đối dài với các mục tiêu tổng quát, cụ thể và hệ thống các giải pháp nhằm huy động tối đa các nguồn lực và tổ chức thực hiện trong thực tiễn để thực hiện các mục tiêu phát triển TMĐT mà Nhà nƣớc đã đặt ra.
Hệ thống chiến lƣợc phát triển TMĐT trong nền kinh tế quốc dân bao gồm:
- Chiến lƣợc TMĐT quốc gia, chiến lƣợc này do cơ quan QLNN đối với các hoạt động bán hàng qua các sàn TMĐT hiện nay là Bộ công thƣơng xây dựng và đƣợc Chính phủ phê duyệt. Chiến lƣợc này thể hiện những quan điểm, các mục tiêu tổng quát và các giải pháp vĩ mô chủ yếu để phát triển TMĐT.
- Chiến lƣợc phát triển TMĐT của tỉnh (thành phố). Chiến lƣợc này do Sở thƣơng mại nghiên cứu xây dựng và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố thông qua.
- Chiến lƣợc phát triển TMĐT của từng DN, đây là chiến lƣợc phát triển TMĐT do các DN tự xây dựng phù hợp với đặc điểm, điều kiện phát triển TMĐT của mỗi DN.
Chiến lƣợc TMĐT quốc gia có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển TMĐT. Nhờ có chiến lƣợc này mà các hoạt động bán hàng qua các sàn giao dịch TMĐT ở nƣớc ta phát triển đúng hƣớng và đến đƣợc mục tiêu. Chiến lƣợc này cũng giúp các nhà quản lý doanh nghiệp ứng dụng TMĐT chủ động thích nghi với môi trƣờng, đồng thời chiến lƣợc TMĐT quốc gia sẽ đảm bảo tính đúng đắn, hợp lý của các chính sách, các quyết định của cơ quan QLNN đối với các hoạt động bán hàng qua các sàn TMĐT.
18
Kế hoạch phát triển TMĐT là các kế hoạch cụ thể nhằm chi tiết hóa các chiến lƣợc phát triển TMĐT. Các kế hoạch phát triển TMĐT bao gồm hai loại kế hoạch chủ yếu: kế hoạch trung hạn, kế hoạch hàng năm.
Kế hoạch trung hạn: (bao gồm các kế hoạch 3 năm, 5 năm) là phƣơng tiện chủ yếu để cụ thể hoặc các mục tiêu và các giải pháp đã đƣợc lựa chọn trong chiến lƣợc phát triển TMĐT. Kế hoạch trung hạn thƣờng là các kế hoạch 5 năm trong đó chỉ rõ các mục tiêu và giải pháp cụ thể để triển khai chiến lƣợc phát triển TMĐT.
Kế hoạch hàng năm: là sự cụ thể hóa của kế hoạch trung hạn nhằm thực hiện nhiệm vụ phát triển TMĐT của kế hoạch trung hạn. Kế hoạch hàng năm đƣợc xây dựng căn cứ vào mục tiêu, định hƣớng chiến lƣợc, vào phƣơng pháp, nhiệm vụ của kế hoạch trung hạn.
Xây dựng chính sách và ban hành pháp luật về thƣơng mại điện tử
+ Chính sách thương mại điện tử
Chính sách TMĐT là một bộ phận trong chính sách KT-XH của đất nƣớc, nó quan hệ chặt chẽ và phục vụ cho sự phát triển KT-XH nói chung, TMĐT nói riêng.
Theo nghĩa rộng, chính sách TMĐT là một hệ thống các quy định, công cụ và biện pháp thích hợp mà Nhà nƣớc áp dụng để điều chỉnh các hoạt động TMĐT ở những thời kỳ nhất định nhằm đạt đƣợc các mục tiêu đã đề ra trong chiến lƣợc phát triển TMĐT.
Chính sách TMĐT bao gồm các chính sách chủ yếu sau:
Chính sách thương nhân
Đây là chính sách rất quan trọng của cơ quan QLNN trong lĩnh vực thƣơng mại nói chung, TMĐT nói riêng. Chính sách này quy định các điều kiện, thủ tục khi các thƣơng nhân đăng ký thành lập Website TMĐT; quy định quyền hạn và nghĩa vụ của thƣơng nhân khi tham gia TMĐT; quy định những lĩnh vực, ngành hàng thƣơng nhân không đƣợc kinh doanh trong TMĐT; quy định những hành vi của thƣơng nhân bị cấm trong hoạt động TMĐT.
Chính sách bảo vệ người tiêu dùng trong TMĐT
Mục tiêu của chính sách là bảo vệ các lợi ích hợp pháp của ngƣời tiêu dùng khi họ tham gia TMĐT.
Bảo vệ ngƣời tiêu dùng có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển TMĐT, một chính sách bảo vệ ngƣời tiêu dùng tốt sẽ tạo ra niềm tin cho ngƣời tiêu dùng khi họ thực hiện các hoạt động TMĐT từ đó sẽ thúc đẩy sự phát triển của TMĐT.
19
Nội dung của chính sách bảo vệ ngƣời tiêu dùng trong TMĐT bao gồm: bảo vệ dữ liệu cá nhân của ngƣời tiêu dùng khi họ thực hiện TMĐT; bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng khi phát sinh các tranh chấp trong quá trình thực hiện giao dịch TMĐT; cơ chế giải quyết các mâu thuẫn phát sinh trong quá trình thực hiện các giao dịch TMĐT.
Chính sách thuế trong thƣơng mại điện tử
Chính sách thuế trong TMĐT quy định những khoản nộp bắt buộc mà các cá nhân và pháp nhân thực hiện TMĐT có nghĩa vụ phải thực hiện đối với Nhà nƣớc.
Mục đích chính yếu của chính sách thuế nói chung, thuế trong hoạt động bán hàng qua các sàn giao dịch TMĐT nói riêng là phải đáp ứng yêu cầu ổn định và tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc.
Chính sách phát triển nguồn nhân lực cho TMĐT
TMĐT liên quan đến việc ứng dụng CNTT vào các giao dịch thƣơng mại, do đó để có thể triển khai đƣợc hoạt động TMĐT thì đòi hỏi nguồn nhân lực cho hoạt động này cần phải hiểu rõ những kiến thức cơ bản về TMĐT. Điều này đồng nghĩa với việc phải có chính sách về tuyên truyền và đào tạo nguồn nhân lực cho TMĐT, phổ biến kiến thức chung cho mọi ngƣời dân về việc thực hiện các giao dịch TMĐT.
Mục tiêu của chính sách là tạo ra đƣợc nguồn nhân lực có chất lƣợng cao hoạt động trong lĩnh vực TMĐT.
Nội dung của chính sách nguồn nhân lực cho TMĐT bao gồm: hỗ trợ các đơn vị trong đào tạo nguồn nhân lực cho TMĐT, các hỗ trợ này bao gồm: hỗ trợ về xây dựng chƣơng trình đào t ạo; hỗ trợ về tài liệu đào tạo; hỗ trợ về đào tạo đội ngũ giảng viên; hỗ trợ hợp tác quốc tế trong đào tạo TMĐT. Hỗ trợ cho đào tạo nâng cao trình độ, năng lực quản lý cho đội ngũ thực hiện công tác QLNN đối với các hoạt động bán hàng qua các sàn TMĐT ở cấp Trung ƣơng và địa phƣơng.
Chính sách phát triển hạ tầng công nghệ cho thƣơng mại điện tử
Để phát triển TMĐT thì hai loại hạ tầng công nghệ không thể thiếu đó là hạ tầng CNTT & TT và công nghệ thanh toán trong TMĐT.
+ Hạ tầng CNTT & TT: Chính sách phát triển hạ tầng CNTT & TT với mục tiêu là xây dựng đƣợc hạ tầng CNTT & TT hiện đại, an toàn, đồng bộ để đáp ứng đƣợc các yêu cầu phát triển của TMĐT.
Các yếu tố trong hạ tầng CNTT & TT bao gồm: ngành công nghiệp thiết bị CNTT & TT (máy tính, thiết bị mạng ...) đây là các yếu tố thuộc về "phần cứng" trong đầu tƣ
20
cho TMĐT; ngành công nghiệp phần mềm; ngành viễn thông ( các hệ thống dịch vụ viễn thông cố định, di động ...); Internet và các dịch vụ gia tăng dựa trên nền Internet.
+ Công nghệ thanh toán: Thanh toán trực tuyến là một trong những vấn đề cốt yếu của TMĐT. Thiếu hạ tầng thanh toán điện tử TMĐT sẽ khó có điều kiện để phát triển theo đúng nghĩa của nó.
Xây dựng và ban hành pháp luật về thƣơng mại điện tử
Để tiến hành tổ chức và quản lý nền kinh tế nói chung, các hoạt động TMĐT nói riêng, Nhà nƣớc phải ban hành một hệ thống pháp luật kinh tế và văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội hình thành trong lĩnh vực QLNN về kinh tế nói chung, QLNN đối với các hoạt động bán hàng qua các sàn TMĐT nói riêng.
Pháp luật về TMĐT là hệ thống các quy tắc có tính chất bắt buộc chung, thể hiện ý chí của các cơ quan QLNN về kinh tế nói chung, về TMĐT nói riêng, do Nhà nƣớc đặt ra, thực thi và bảo vệ nhằm phát triển TMĐT theo những mục tiêu đã định.
Hệ thống pháp luật về TMĐT có vai trò vô cùng quan trọng đối với QLNN đối với các hoạt động bán hàng qua các sàn TMĐT, vai trò này đƣợc thể hiện ở các điểm sau:
Hệ thống pháp luật về TMĐT tạo tiền đề pháp lý vững chắc để điều chỉnh các quan hệ kinh tế trong TMĐT, đảm bảo sự phát triển bền vững của TMĐT, tạo cơ sở để thực hiện các mục tiêu QLNN đối với các hoạt động bán hàng qua các sàn TMĐT. Hệ thống pháp luật về TMĐT tạo cơ chế pháp lý hiện hữu để thực hiện sự bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các chủ thể kinh tế tham gia TMĐT nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế quốc dân.
Hệ thống pháp luật về TMĐT tạo cơ sở pháp lý cần thiết để kết hợp hài hòa phát triển TMĐT với sự phát triển chung của nền kinh tế.
Tổ chức thực hiện kế hoạch và chính sách phát triển các hoạt động bán hàng qua các sàn giao dịch TMĐT.
Đây là giai đoạn triển khai các kế hoạch và chính sách phát triển các hoạt động bán hàng qua các sàn giao dịch TMĐT vào thực tiễn. Giai đoạn này bao gồm các công việc: truyền thông và tƣ vấn, triển khai các chƣơng trình, dự án phát triển; vận hành các quỹ; phối hợp hoạt động.
Truyền thông và tư vấn: các cơ quan tổ chức thực thi cần vận hành hệ thống truyền thông, tƣ vấn đại chúng và chuyên môn để tuyên truyền, hƣớng dẫn việc thực hiện các kế hoạch, chính sách phát triển các hoạt động bán hàng qua các sàn giao dịch
21
TMĐT, giúp cho các doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng hiểu đƣợc các nội dung của kế hoạch, chính sách để từ đó ủng hộ việc thực hiện các kế hoạch và chính sách một cách tự nguyện.
Triển khai các chương trình, dự án phát triển TMĐT: các chƣơng trình, dự án phát triển đƣợc coi là công cụ đặc biệt quan trọng để triển khai các chính sách phát triển TMĐT nhằm hƣớng tới kết quả cuối cùng và tập trung nguồn lực vào các khâu xung yếu nhất của chính sách. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của các chƣơng trình và dự án, hoạt động triển khai phải đƣợc đặc biệt quan tâm.
Theo kinh nghiệm của các nƣớc, để triển khai có hiệu quả TMĐT, Chính phủ cần xây dựng bốn chƣơng trình cơ bản sau: (i) Xây dựng hạ tầng công nghệ cho TMĐT; (ii) Xây dựng cơ sở pháp lý cho TĐT; (iii) Xây dựng hạ tầng nhân lực cho TMĐT; (iv) Xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội cho TMĐT.
Vận hành các quỹ: đây thực chất là quy trình quản lý việc sử dụng kinh phí dùng cho việc thực hiện chính sách. Điều quan trọng là phải đảm bảo sự quản lý thống nhất của Nhà nƣớc đối với các quỹ để có thể tập trung đƣợc các nguồn lực khác nhau cho việc thực hiện các mục tiêu của chính sách một cách thực sự nghiêm ngặt và hiệu quả.
Phối hợp hoạt động: các kế hoạch, chính sách phát triển TMĐT thƣờng đƣợc triển khai bởi nhiều chủ thể, từ các cơ quan QLNN cho đến các tổ chức ngoài Nhà nƣớc nên cần phải phối hợp hoạt động của họ để có thể huy động đƣợc tối đa sức mạnh của các lực lƣợng.
Do tính chất không biên giới của TMĐT nên trong quá trình phối hợp hoạt động các cơ quan QLNN cần trú trọng đến vấn đề hợp tác quốc tế trong TMĐT bằng cách tham gia vào các tổ chức quốc tế về TMĐT.