Các giải pháp về tổ chức, thực hiện kế hoạch phát triển thƣơng mại điện tử

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng qua các sàn giao dịch thương mại điện tử ở việt nam (Trang 62 - 64)

(i) Thành lập tổ chức kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh trên website

Để kiểm soát dễ dàng hơn hoạt động của các doanh nghiệp, cũng nhƣ để nhằm răn đe các tổ chức, cá nhân có hành vi cạnh tranh không lành mạnh thì cần thành lập một tổ chức đứng ra tập hợp và chuẩn hóa các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nƣớc, đảm bảo cho việc kinh doanh đƣợc thực hiện một cách lành mạnh, qua đó tổ chức này cũng có chức năng kiểm soát, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp này. Tuy nhiên, tổ chức này cần có mối liên hệ chặt chẽ với các bộ, ban ngành có liên quan để việc kiểm soát hoạt động bán hàng trên website thƣơng mại điện tử đƣợc thuận lợi hơn.

(ii) Phối hợp thực hiện

– Cần sự phối hợp chặt chẽ từ các bộ, ban, ngành trong việc xử lý, giải quyết các vấn đề liên quan đến thƣơng mại điện tử. Đặc biệt, đối với việc thu thuế những ngƣời kinh doanh trên mạng xã hội thì các bộ, ban, ngành cần phối hợp chặt chẽ với nhau, chẳng hạn nhƣ Cục Thuế cần phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Công Thƣơng, các nhà mạng và ngân hàng cùng quản lý, giám sát số lƣợng hàng hóa, doanh thu của ngƣời kinh doanh để đối chiếu với việc việc kê khai của ngƣời nộp thuế có đúng, đủ hay không.

– Các cơ quan cấp trên cần có những hƣớng dẫn trực tiếp, cùng với đó, các cơ quan địa phƣơng cần thƣờng xuyên cung cấp các thông tin liên quan cho cơ quan cấp trên biết để nhận đƣợc sự chỉ đạo, hƣớng dẫn thực hiện, các bên cần phối hợp chặt chẽ, linh hoạt để dễ dàng kiểm soát hoạt động bán hàng trên website TMĐT.

55

(iii) Tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức về bán hàng trên website thƣơng mại điện tử

– Không phải tất cả những ngƣời tham gia vào hoạt động bán hàng trên website TMĐT đều biết đến cũng nhƣ nắm rõ các quy định pháp luật điều chỉnh vấn đề này, vì thế để dễ dàng trong việc kiểm soát hoạt động này, cũng nhƣ nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các nhà kinh doanh thì cần tổ chức, thực hiện tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động bán hàng trên website TMĐT để không chỉ nhà kinh doanh, mà cả những ngƣời dùng cũng nắm rõ để bảo vệ quyền lợi cho mình.

Việc tuyên truyền có thể đƣợc thực hiện thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ tivi, đài phát thanh. Qua các kênh thông tin này sẽ giúp ngƣời bán hàng hiểu rõ hơn về sử dụng website TMĐT, cũng nhƣ những quy định pháp luật có liên quan khi thực hiện buôn bán trên các website.

– Để nâng cao nhận thức cho không chỉ những ngƣời bán hàng mà cả đối với ngƣời tiêu dùng, cũng nhƣ đáp ứng đƣợc nhu cầu nghiên cứu về lĩnh vực kinh doanh mới mẻ này của cán bộ trong cơ quan quản lý nhà nƣớc, những ngƣời đi tiên phong trong lĩnh vực này thì nên in các sách, báo nói về những vấn đề liên quan đến hoạt động bán hàng trên website TMĐT, qua việc đọc sách, báo sẽ phổ biến rộng rãi cho tất cả các đối tƣợng biết về lĩnh vực kinh doanh mới.

– Tổ chức các hội thảo về bán hàng trên website TMĐT. Tại đây những thông tin về việc bán hàng trên website cũng chính xác và đạt chất lƣợng cao hơn, qua hội thảo các nhà kinh doanh qua mạng sẽ có dịp trao đổi thông tin, đƣợc tƣ vấn các kiến thức, bao gồm cả tƣ vấn về pháp luật từ các chuyên gia.

– Để chống tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lƣợng tràn lan trên các website thì cần tuyên truyền, cảnh báo các chủ sở hữu website TMĐT tại website của Bộ Công Thƣơng, website Cục Thƣơng mại điện tử và Công nghệ thông tin, trên Cổng thông tin quản lý hoạt động TMĐT và trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng khác về các hành vi vi phạm và mức xử phạt đối với từng loại hành vi.

– Vận động kê khai thu nhập khi bán hàng trên website TMĐT để dễ dàng trong thu thuế. Bên cạnh việc xây dựng các quy định pháp luật về xử phạt hành chính đối với những nhà kinh doanh không kê khai đúng thu nhập của mình nhằm mục đích trốn thuế, thì nên kết hợp biện pháp mềm dẽo hơn là vận động kê khai. Khi kết hợp cả hai lại chắc chắn sẽ hiệu quả hơn là chỉ sử dụng biện pháp cứng nhắc là dùng luật để trị.

56

Kinh doanh trên website TMĐT – một hiện thực và hình thức kinh doanh mới đã và đang làm thay đổi sâu sắc các hoạt động kinh tế và môi trƣờng xã hội và đã gây ảnh hƣởng đến các lĩnh vực nhƣ truyền thông, tài chính, thƣơng mại bán buôn, bán lẻ. Website TMĐT trở thành một công cụ kinh doanh quan trọng trong xu thế toàn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ. Bên cạnh việc kinh doanh truyền thống, kinh doanh trên website TMĐT hỗ trợ một phần không nhỏ trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, giúp mang lại khoản lợi cho các nhà kinh doanh lên đến hàng tỷ đồng. Qua đó cho thấy tác động của hoạt động kinh doanh trên website TMĐT đối với các doanh nghiệp và các nhà kinh doanh khác là không hề nhỏ. Tuy nhiên, việc kinh doanh trên website TMĐT cũng giống nhƣ con dao hai lƣỡi, nếu biết cách sử dụng tốt nó sẽ mang đến những lợi ích không tƣởng, không những cho các nhà kinh doanh mà còn mang lại nhiều lợi cho nền kinh tế đất nƣớc, nhƣng nếu quá thờ ơ, cho rằng kinh doanh trên website TMĐT chỉ là phần nhỏ không đáng kể và không cần kiểm soát hoạt động này một cách chặt chẽ thì hãy nhận lấy những hậu quả mà nó gây ra. Bởi trong nền kinh tế toàn cầu hóa, mọi thứ đều cần sự thuận tiện, nhanh chóng, nếu chỉ buôn bán bằng cách truyền thống chỉ phục vụ đƣợc số ít khách hàng trong nƣớc, các doanh nghiệp mà thờ ơ với hoạt động này thì tức là đang đi thụt lùi với xu hƣớng phát triển mới, còn Nhà nƣớc không có một cơ chế kiểm soát tốt hoạt động này thì tức đang buông lỏng một loại hình kinh doanh đầy cơ hội nhƣng cũng không ít thách thức.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng qua các sàn giao dịch thương mại điện tử ở việt nam (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)