Một số ngày lễ hội trong tháng Giêng

Một phần của tài liệu Phong tục văn hóa của lễ tết tại việt nam (Trang 41 - 52)

Tết Nguyên Đán là thời khắc bắt đầu năm mới, đây cũng là dịp có vô vàn những lễ hội diễn ra và trải dài từ Bắc tới Nam. Chính vì thế, lễ hội là nét văn hóa độc đáo lâu đời không thể thiếu được trong đời sống của người dân Việt Nam. Tùy theo từng miền, mà lễ hội ở từng nơi lại mang một màu sắc riêng biệt.

 Miền Bắc:

- Lễ hội chùa Hương: Lễ hội chùa Hương hay còn gọi là Trẩy hội chùa Hương là một lễ hội của Việt Nam, nằm ở Mỹ Đức, Hà Nội. Trong khu thắng cảnh Hương Sơn, được xem hành trình về một miền đất Phật - nơi Quan Thế Âm Bồ Tát ứng hiện tu hành. Đây là một lễ hội lớn về số lượng các phật tử tham gia hành hương. Lễ hội được tổ chức từ mùng 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch, đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng giêng đến 18 tháng hai âm lịch. Chùa Hương là một danh thắng nổi tiếng, không chỉ bởi cảnh đẹp mà nó còn là một nét đẹp văn hóa tín ngưỡng đạo phật của người dân Việt Nam. Không giống bất kỳ nơi nào,Chùa Hương là một tập hợp nhiều đền chùa hang động gắn liền với núi rừng,và trở thành một quần thể

thắng cảnh rộng lớn,với một kiến trúc hài hòa giữa thiên nhiên và nhân tạo. Chính điều đó đã tạo nên một nét văn hóa của dân tộc, đó là nét văn hóa tín ngưỡng đạo phật. Có lẽ đã trải qua nhiều thế kỷ, nét văn hoá đã in đậm vào trong tâm thức của mỗi con người Việt Nam ta khi đến với Chùa Hương, để rồi những khách hàng năm lại nô nức về đây với mong muốn được thắp một nén tâm hương, để thoả ước nguyện của mình.

- Lễ hội gò Đống Đa: lễ hội này diễn ra vào ngày mùng 5 Tết. Từ sau ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954), lễ hội gò Đống Đa được coi là ngày hội Đống Đa truyền thống, trở thành quốc lễ. Đây là lễ hội chiến thắng được tổ chức để tưởng nhớ tới công tích lẫy lừng của vua Quang Trung. Trong ngày hội có nhiều trò chơi vui khoẻ, thể hiện rõ tinh thần thượng võ. Trong đó, trò rước Rồng lửa Thăng Long là độc đáo nhất. Chùa Đồng Quang gần gò Đống Đa cũng là nơi diễn ra lễ cầu siêu, dâng hương tưởng nhớ công ơn của những anh hùng, nghĩa sĩ đã vì dân, vì nước.

- Lễ hội Khai ấn đền Trần: Lễ khai ấn đền Trần diễn ra giữa đêm 14 và mở đầu cho ngày 15 tháng Giêng, tại Khu di tích

đền Trần phường Lộc Vương, TP.Nam Định, tỉnh Nam Định. Đây là sự hồi ảnh của tập tục cổ. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày, thường từ ngày 13 đến 15 tháng Giêng hàng năm. Đây là một trong những lễ hội đầu xuân nổi

ấn bắt đầu từ giờ Tý. Ấn được phát tại 3 nhà là nhà Giải Vũ, nhà trưng bày đền Trùng Hoa và một điểm trong khu vực vườn cây đền Trần.

- Lễ hội Yên Tử: Lễ hội Yên Tử được tổ chức từ ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch và kéo dài trong 3 tháng mùa xuân. Yên Tử không chỉ nổi tiếng với cảnh đẹp, tháp cổ, chùa mà còn là nơi hình thành

thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Đây cũng là trung tâm Phật giáo Việt Nam. Ðường lên đỉnh Yên Tử uốn lượn, gập ghềnh, luồn dưới những bóng cây đại thụ, xuyên qua những vạt rừng thông, trúc…Đường lên đỉnh Yên Tử là một cuộc thử thách đức tin, kiểm chứng lòng thành với

Phật. Ðến được chùa Ðồng, những tín đồ của Phật có cảm giác mãn nguyện như đến được cội nguồn cõi Phật. Dường như nơi đây là chốn đào viên để Tiên, Phật đánh cờ, luận đàm kinh kệ, truyền cho các bậc hiền triết của trần gian.

- Miền Trung:

- Lễ hội Đền Vua Mai: Lễ hội Đền Vua Mai là lễ hội văn hoá truyền thống được tổ chức hàng năm vào dịp Rằm tháng Giêng (âm lịch). Đây là một trong những lễ hội mở đầu cho các hoạt động lễ hội trong năm ở tỉnh Nghệ An. Về với lễ hội, nhân dân và du khách thập phương sẽ được hòa mình trong những hoạt động mang đậm bản sắc vùng “địa linh nhân kiệt” như lễ rước nước, lễ khai quang, lễ yết cáo, lễ dâng hương tưởng niệm Vua Mai, lễ đại tế, lễ tạ... hay cùng tham gia các trò chơi dân gian như cờ thẻ, chọi gà,

đu tiên, kéo co, hội vật. Ngoài ra lễ hội là dịp để Nam Đàn giới thiệu các sản phẩm đặc trưng của quê hương như tương, bột sắn dây, dầu lạc, bơ lạc...

- Hội vật làng Sình: Hằng năm, cứ vào ngày mồng 10 tháng Giêng Âm lịch, người dân xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thừa Thiên lại giong trống mở cờ, “đến hẹn lại lên” tổ chức Hội Vật làng sình, nét đẹp văn hóa truyền thống được gìn giữ và phát huy suốt 400 năm qua kể từ thời chúa Nguyễn. Thuở xa xưa, làng Sình chỉ là bãi đất bồi của 3

nhánh sông hợp lại, nơi đây địa thế bằng phẳng, rộng rãi nên được các chúa Nguyễn trưng dụng làm nơi luyện tập võ thuật của quân lính triều đình. Trải qua nhiều trận

mạc, chiến tranh kết thúc, trang thiếu niên này trở về làng lập gia đình rồi sau này bày ra hình thức đấu vật cho con cháu trong nhà cùng luyện tập nâng cao sức khỏe, người này sau này được làng tôn lên làm ông tổ môn vật. Ngày hội vật thu hút sự quan tâm của đông đảo hàng ngàn người dân địa phương và khách thập phương về tham dự. Đây là hoạt động văn hóa truyền thống đẹp đẽ, vui khỏe, giàu tinh thần thượng võ, kích thích việc rèn luyện sức khỏe, lòng dũng cảm, sự tự tin, mưu trí của lớp trẻ.

- Miền Nam:

hội mùa xuân lớn nhất ở miền Nam nước ta. Người ta không chỉ kéo đến đây để bái Phật mà còn để hòa mình vào không khí lễ hội tưng bừng với nhiều chương trình hấp dẫn, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Hội Xuân núi Bà Đen là hoạt động lễ hội thường niên tại Khu di tích lịch sử văn hóa-danh thắng và du lịch núi Bà Đen nhân dịp đón năm mới, được tổ chức từ ngày mùng 4 đến ngày 16 tháng Giêng âm lịch. Vào dịp Tết Nguyên đán, tiết Xuân mát mẻ du khách từ bốn phương như thường lệ lại đến núi Bà Đen lễ Phật cầu bình an. Đặc biệt tháng Giêng là tháng mà núi Bà trở nên đông vui tấp nập và có nhiều hoạt động vui chơi giải trí. Du khách khi đến đây sẽ được chiêm ngưỡng những hoạt động sôi nổi, hoành tráng của các lễ hội, cũng như cảnh đẹp thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ và uy nghiêm của núi Bà Đen.

- Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu: Hội chùa Bà Thiên Hậu (hội chùa Bà) diễn ra trong 3 ngày từ 13 đến rằm tháng giêng ở Bình Dương và là lễ hội dân gian mang nét văn hóa độc đáo đặc biệt của vùng Đông Nam Bộ. Ở hội chùa Bà Thiên Hậu (hội chùa Bà), nhân dân thường bày bàn ra trước cửa nhà để cúng tế vào đêm 13 tháng Giêng để chuẩn bị cho lễ rước Bà vào ngày hôm sau. Sáng 14 tháng giêng, lễ rước Bà Thiên Hậu được tổ chức theo nghi thức truyền thống, kiệu Bà được rước khắp phố phường cùng đội múa sư tử, múa lân, rồng, cờ xí ... Đến ngày cuối cùng của hội, ngày rằm tháng giêng, dân chúng về chùa Bà thắp hương cầu cúng, cầu mong phúc lộc.

CHƯƠNG 3: LINH HỒN TẾT VIỆT CÓ CÒN NGUYÊN VẸN THEO THỜI GIAN?

Tết Nguyên đán hay Tết Cổ truyền là một truyền thống văn hóa mang giá trị tinh thần lớn lao của dân tộc, phản ánh rõ đặc trưng văn hóa Việt Nam vốn dựa trên nền tảng nông nghiệp lúa nước. Hơn thế nữa, Tết chuyển tải các giá trị đạo lý dân tộc tốt đẹp của cha ông chúng ta, nổi bật nhất là tính cộng đồng, tâm thức hướng về nguồn cội, sự giao hòa giữa con người với tổ tiên, thần linh, trời Phật để cầu mong một năm mới mưa thuận gió hòa, đời sống an khang, hạnh phúc cho gia đình nói riêng và quê hương, đất nước nói chung. Đồng thời, Tết giúp con người hướng về cái mới, thêm niềm tin vào tương lai và tạo một tâm trạng tươi vui, háo hức đón chờ, hòa mình vào không khí chuyển giao của đất trời.

Thế nhưng, xã hội ngày càng đổi thay với nhịp sống vội vã, con người chạy theo những ý niệm vật chất xa xôi lại vô tình quên đi những giá trị nguyên bản của văn hóa. Hình ảnh Tết Cổ truyền trong mắt nhiều người cũng dần nhạt phai và biến đổi theo năm tháng. Tết Việt thay đổi và thích nghi theo dòng chảy của xã hội, những nét đẹp văn hóa linh thiêng cần được lưu giữ đồng thời cũng có những điểm mới trong sáng tạo và phát huy bản sắc văn hóa. Vậy Tết xưa và Tết nay khác biệt đến thế nào? Liệu Tết ngày nay có còn giữ

nguyên giá trị hay chỉ được coi là 1 kì nghỉ dài ngày? Hãy cùng tìm hiểu để có góc nhìn

thực tiễn về Tết Nguyên Đán.

Hoài niệm về một Tết xưa cũ

Tết là lễ hội lớn nhất, quan trọng và thiêng liêng nhất của làng quê Việt Nam xưa nay. Người nông dân đã sáng tạo, định hình nhiều phong tục đặc trưng của ngày Tết dân tộc như: Tục tiễn Ông Táo về Trời, chạp mả tổ tiên, chưng hoa đào, hoa mai, gói bánh chưng, bánh tét, thăm hỏi và biếu quà Tết lẫn nhau, thắp hương ông bà, dựng cây nêu,…. Cách gọi ăn Tết cho biết Tết là thời điểm nghỉ ngơi sau một thời gian lao động nông nghiệp vất vả, là dịp mọi người cùng ngồi ăn uống với nhau để thắt chặt tình cảm gia đình, họ hàng và làng xóm. Cho nên, quá trình chuẩn bị Tết tương đối dài, thật chu đáo ở mỗi gia đình. Bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp hay 23 Tết cúng đưa Ông Táo xong, người ta bắt đầu dọn dẹp và trang hoàng nhà cửa bằng những bức tranh mới, những chậu hoa cúc, hoa vạn thọ, bày biện những khay bánh mứt, bộ tách trà, lau chùi bộ lư đồng sáng quắc….

Những phiên chợ quê dần nhộn nhịp, hối hả với nhiều loại hàng hóa bày bán phục vụ nhu cầu sắm Tết. Trên đôi quang gánh nặng trĩu của người phụ nữ đi chợ Tết lỉnh kỉnh với

hương trầm, quà bánh, quần áo mới,… để gia đình đón một năm mới trọn vẹn. Những ngày cận Tết, cả nhà quây quần gói bánh chưng, bánh tét, làm mứt,… Mọi thứ đều được chăm chút cẩn thận. Những đứa trẻ xúm xít dưới bếp hay chạy đùa vui ngoài sân làm cho không khí Tết bắt đầu nhộn nhịp ở mọi nhà. Ngày ba mươi Tết, người ta dựng cây nêu, cúng ông bà mâm cơm, đón ông Táo, chưng hoa mai, hoa đào, bày hoa quả trên bàn thờ. Ở miền Nam, nhiều gia đình bày thêm mâm cúng ở ngoài sân cho những vong hồn để giúp họ phần nào ấm lòng. Điều này cho thấy tính nhân văn trên phương diện tâm linh của Tết Việt. Thiêng liêng nhất là đêm giao thừa, thời khắc chuyển giao năm mới và năm cũ, giữa màn đêm tĩnh mịch, cả gia đình ăn mặc chỉnh tề, dâng hương khấn vái tổ tiên với lòng thành kính. Mùi hương trầm thoang thoảng hòa cùng mùi thơm bánh mứt, mùi hương nhè nhẹ của hoa đào, hoa mai tạo ra một thứ mùi đặc biệt, đó là mùi Tết nếu ai chú ý sẽ cảm nhận rõ.

Trong ba ngày Tết, ở làng quê, người ta đi chúc Tết họ hàng, hàng xóm và thông gia. Khách đến nhà trước tiên là thắp hương cho tổ tiên, sau đó đến chúc Tết, rồi chủ nhà bày mâm cỗ ăn uống, sẵn dịp thăm hỏi lẫn nhau. Điều này giúp thắt chặt tình thân tộc, nghĩa cộng đồng của người dân Việt Nam. Sau ba ngày Tết, người dân đi hành hương và cảm nhận không khí xuân trên khắp nẻo đường làng quê rồi tham gia các sinh hoạt hội hè vui chơi, giải trí náo nhiệt. Đó là trong không khí lành lạnh, mờ sương của tiết trời Bắc bộ, họ trẩy hội chùa Hương, chùa Thầy, lễ hội đền Trần, hội Lim trong niềm hân hoan. Còn tại miền Nam, người dân đi hành hương ở Châu Đốc, viếng Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam, viếng chùa Tây An hay du xuân Núi Bà Đen (Tây Ninh), lũ lượt về chùa Bà Bình Dương dịp Rằm tháng Giêng. Trên đường đi, khách thập phương có dịp ngắm cảnh đất trời, sông nước Nam bộ trong ánh nắng vàng ấm phương Nam. Lễ hội đầu năm đáp ứng nhu cầu tâm linh với những mong ước một mùa xuân thái hòa, cuộc sống ấm no của cha ông chúng ta bao đời nay. Như vậy, Tết truyền thống chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, nhân văn cốt lõi của dân tộc, biểu hiện những mong ước giản dị, thiết thực trong cuộc sống của con người Việt Nam qua bao thăng trầm lịch sử.

Tết nay khoác lên mình màu áo mới (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo đà thay đổi và phát triển của xã hội, Tết hiện nay phần nào khác biệt hơn trước. Điều này cũng dễ hiểu vì đó là quy luật của xã hội và văn hóa. Tuy vậy, những phong tục tốt đẹp của Tết truyền thống vẫn được thế hệ hôm nay gìn giữ như việc tiễn và rước ông Táo, chạp mả tổ tiên, thắp hương khấn vái ông bà, đi thăm họ hàng và hàng xóm, bạn bè,

cùng quây quần nấu bánh chưng, bánh tét, bày trí hương sắc hoa mai, hoa đào trong nhà. Từ đó tạo ra một dòng chảy văn hóa Tết tiếp nối giữa thế hệ này sang thế hệ khác, liên tục và không đứt đoạn.

Đời sống kinh tế của người dân ngày một khá giả, nhất là ở đô thị, nên việc tổ chức, mua sắm Tết đã khác xưa. Hàng hóa phục vụ Tết ngày càng đa dạng, nhiều loại bánh mứt, trái cây, thức uống có nguồn gốc ngoại nhập để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng Tết, thể hiện vị thế xã hội của những người khá giả Tết có lẽ là thời điểm giao lưu sản vật vùng miền nhiều. nhất trong năm, theo đà giao thương thuận tiện, phù hợp nhu cầu ăn Tết của nhiều người khá giả, những ai biết thưởng thức. Bên cạnh đó, cuộc sống ngày một hiện đại, mua sắm

online càng phổ biến nên việc sắm Tết trở nên đơn giản hơn bao giờ hết. Dạo gần đây,

người ta còn quan tâm đến việc ăn Tết làm sao tốt cho sức khỏe, nên chú trọng các thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, hạn chế chất béo và ngọt,…

Xã hội ngày một phát triển dẫn đến sự phân hóa thành những nhóm xã hội khác nhau. Mỗi nhóm, tùy theo công việc lẫn sở thích, nên cách ăn Tết không đồng nhất. Chẳng hạn, những người bận bịu công việc quanh năm, nhất là các doanh nhân, thương gia, nhà quản lý, trí thức, tranh thủ ngày Tết để gần gũi gia đình, sau đó đi du lịch trong, ngoài nước để thư giãn sau thời gian dài bận rộn. Một số bạn trẻ tranh thủ ngày Tết ở lại thành phố làm thêm để có thu nhập trang trải cuộc sống, qua mùng bốn, mùng năm mới về nhà ăn Tết. Nhiều công nhân hối hả về quê lo mua sắm Tết cho gia đình sau khi nhận tiền lương, tiền thưởng của công ty, doanh nghiệp. Nhiều người ăn Tết no đủ hay thiếu hụt, vui hay buồn phụ thuộc vào sự phát triển hay suy giảm từ nền kinh tế. Điều này dẫn đến người được thưởng cao, kẻ nhận tiền ít ỏi. Bức tranh Tết không chỉ có những điểm sáng mà còn nhiều góc khuất quanh chúng ta.

Ngày nay, Tết là thời điểm mà nhiều tổ chức, nhiều người tích cực làm từ thiện, giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh và khốn khó trong xã hội, những địa phương xa xôi, nghèo khó. Điều này cho thấy tinh thần nhân văn tiếp tục tỏa sáng trong đời sống con người Việt

Một phần của tài liệu Phong tục văn hóa của lễ tết tại việt nam (Trang 41 - 52)