Chúc Tết và lì xì đầu năm

Một phần của tài liệu Phong tục văn hóa của lễ tết tại việt nam (Trang 32 - 36)

 Chúc Tết

- Sau khoảnh khắc đón giao thừa, mọi người trong gia đình thường quây quần bên nhau và mong ước mọi điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới. Đó là cách mà phong tục

chúc Tết đầu năm mới được hình thành. Mọi người trao nhau những lời chúc tốt đẹp để mong rằng bạn bè, người thân sẽ đạt được những ý nguyện của họ trong năm mới.

- Chúc Tết có thể diễn ra dưới nhiều hình thức như chúc nhau bằng lời nói, chúc kèm bao lì xì hay câu đối đỏ,...nhưng dù chúc theo hình thức nào thì đều bày tỏ mong muốn những điều tốt đẹp nhất đến với đối phương trong năm mới. Bên cạnh sự tương đồng về ý nghĩa, việc chúc Tết ở ba miền lại có những đặc trưng riêng không thể hòa lẫn.

- Miền Bắc:

Phong tục chúc Tết của người miền Bắc được thể hiện đầy đủ và ngắn gọn thông qua câu nói “Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy”. Có nghĩa là vào ngày mùng đầu tiên của năm mới, mọi gia đình sẽ đi chúc Tết bên nhà nội, đầu tiên là ông và, rồi sau đó là cô dì chú bác. Còn vào mùng 2, mọi người sẽ đi chúc Tết bên họ mẹ và cũng giống như bên nhà nội, họ sẽ đến thăm ông bà và họ hàng bên gia đình họ mẹ. Vào ngày mùng 3, mọi người thường hay dành lời chúc tốt đẹp nhất cho những người có công lao dạy dỗ mình như các thầy cô giáo để thể hiện lòng biết ơn và kính trọng họ.

Đối với người dân miền Bắc, lời chúc Tết đầu năm thường liên quan tới vấn đề tài lộc, công danh hay sức khỏe. Những lời chúc Tết của người dân miền Bắc thường có câu từ chau chuốt, nghiêm túc, trang trọng. Những người trẻ trong nhà thường

chúc những người lớn hơn những lời chúc khỏe mạnh, bình an. Còn những người lớn thì chúc con trẻ năm mới chăm ngoan, học giỏi kèm theo phong bao lì xì để lấy may.

- Miền Trung:

Ngày mồng Một Tết, người miền Trung đi thăm mộ, lên chùa khấn vái, cầu nguyện ông bà hoặc các vị thần linh phù hộ cho mọi thành viên trong gia tộc. Sang mồng 2, mồng 3 Tết mới bắt đầu đi thăm láng giềng, bà con xa hoặc bạn bè thân cận. Với người dân miền Trung, Tết là dịp để những người con xa xứ trở về nhà để quây quần bên những người thân yêu trong gia đình. Có lẽ vì thế nên những lời chúc Tết của người miền Trung thường hay thiên về tình cảm, thể hiện sự đoàn viên và khiến đối phương thấy được tình cảm chân thành trong đó. Ngoài ra, lời chúc của người miền Trung còn về sự bình an để vượt qua những khó khăn, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt.

- Miền Nam:

Ba ngày tết của người miền Nam là ba ngày vui chơi, ăn uống, thăm viếng, chúc mừng nhau những điều mới mẻ, tốt lành. Người miền Nam với suy nghĩ và tư duy thoáng hơn, họ cho rằng ngày Tết là để nghỉ ngơi nên thường dành thời gian và tiền bạc tích lũy được trong năm để đi du lịch, khám phá đây đó với người thân và bạn bè.

Những lời chúc Tết của người dân miền Nam thường không quá câu nệ về mặt hình thức mà thường thể hiện sự tự nhiên, gần gũi, dân dã như một lời trò chuyện, chia sẻ và có tính hài hước.

Phong tục chúc Tết ở 3 miền dù khác nhau đôi chút về mặt hình thức nhưng nhìn chung đều chỉn chu, tươm tất và mang nét độc đáo riêng. Hơn nữa lời chúc Tết nào cũng đều mang ý nghĩa là cầu chúc những điều tốt đẹp nhất đến với đối phương trong năm mới.

 Lì xì đầu năm

- Phong tục lì xì ngày Tết bắt nguồn từ Trung Quốc. Truyền thuyết kể rằng, vào đêm giao thừa, có một con yêu quái thường hay xuất hiện và thích xoa đầu trẻ con khiến chúng giật mình khóc thét lên. Sau đêm đó, trẻ con thường hay đau

đầu, sốt cao, khiến cha mẹ phải thức trắng đêm để canh gác. Có một cặp vợ chồng ngoài 50 tuổi sinh được một cậu con trai. Vào dịp Tết năm ấy, có 8 vị tiên dạo qua nhà, vì biết trước được cậu bé trai này sẽ gặp tai họa với yêu quái liền hóa thành 8

đồng tiền, ngày đêm túc trực bên cậu bé. Sau khi cậu bé ngủ say, hai vợ chồng lấy giấy đỏ để gói những đồng tiền này lại, đặt lên gối của con rồi đi ngủ. Nửa đêm, khi con yêu quái lại xuất hiện và giơ tay xoa đầu cậu bé, nhưng chưa kịp xoa thì đã bị những tia vàng sáng rực khiến nó kinh hoàng bỏ chạy. Hôm sau, hai vợ chồng mừng rỡ kể chuyện này cho mọi người nghe. Vì vậy, nên mỗi khi Tết đến, để giúp cho con trẻ khỏe mạnh, chóng lớn, người ta lại bỏ tiền vào những chiếc phong bì đỏ, hay còn gọi là tiền lì xì và từ đó, nó dần trở thành một trong những phong tục đặc trưng trong ngày Tết.

- Lì xì đầu năm là một phong tục văn hóa tốt đẹp trong những ngày Tết. Việc lì xì không chỉ thực hiện vào mùng 1, mùng 2 mà còn kéo dài cho đến những ngày cuối cùng của ngày Tết, đó là mùng 9 hay mùng 10. Phong bao lì xì tượng trưng cho sự kín đáo, không muốn có sự so bì lẫn nhau dẫn đến xích mích trong ngày đầu năm. Ngoài ra, bao lì xì còn có màu đỏ tượng trưng cho cho tài lộc, người ta nhận được hay cho đi càng nhiều bao lì xì thì điều đó càng thể hiện mình đã phát tài phát lộc. - Vào 3 ngày đầu năm mới, con cháu trong nhà thường đến chúc tuổi ông bà, cha mẹ

và họ hàng. Để thể hiện lòng thành kính, con cháu sẽ lần lượt nói lời chúc Tết, chúc thọ và tặng quà hoặc tiền mừng tuổi cho những người lớn. Sau đó, thì con cháu sẽ được ông bà, cha mẹ lì xì lại một phong bao lì xì màu đỏ có đựng tiền ở trong đó để lấy hên, cũng như đón nhận tình yêu thương, lời chúc may mắn, hạnh phúc của ông bà, cha mẹ dành cho mình trong cả năm.

- Không chỉ là con cháu trong nhà mới lì xì, mà khi khách đến thăm nhà vào những ngày Tết, họ cũng sẽ phải lì xì cho con cháu của gia chủ kèm theo những lời chúc phúc đầu năm, đồng thời cũng sẽ nhận lại những lời chúc sức khỏe và làm ăn phát đạt.

- Ý nghĩa của phong bao lì xì không thể hiện ở giá trị vật chất (ít tiền hay nhiều tiền) mà thể hiện ở tinh thần: lời cầu chúc may mắn và thuận lợi trong năm mới.

Một phần của tài liệu Phong tục văn hóa của lễ tết tại việt nam (Trang 32 - 36)