Vai trò của Ấn Độ với thế giới

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế, chính trị, xã hội của ấn độ (Trang 28)

3.2.1.Về ngoại giao

Là một thuộc địa cũ của Anh, Ấn Độ là thành viên của Khối thịnh vượng chung các quốc gia và tiếp tục duy trì mối quan hệ với các quốc gia thuộc Khối thịnh vượng chung khác. Tuy nhiên, kể từ khi giành được độc lập từ Anh vào năm 1947, Ấn Độ hiện được coi là một quốc gia mới công nghiệp hóa và đã xây dựng một mạng lưới quan hệ đối ngoại rộng rãi với các quốc gia khác. Là một quốc gia thành viên của BRICS tập hợp các nền kinh tế - lớn mới nổi bao gồm Brazil, Nga, Trung Quốc và Nam Phi, Ấn Độ cũng có ảnh hưởng nổi bật với tư cách là thành viên sáng lập của Phong trào Không liên kết.

Trong những thập kỷ gần đây, Ấn Độ đã theo đuổi chính sách đối ngoại mở rộng hơn bao gồm chính sách láng giềng trên hết do SAARC thể hiện cũng như chính sách Hướng Đông nhằm tạo dựng các mối quan hệ kinh tế và chiến lược sâu rộng hơn với các nước Đông Á khác. Hơn nữa, Ấn Độ là một trong những thành viên sáng lập của một số tổ chức quốc tế Liên hợp quốc, Ngân hàng Phát triển Châu Á, Ngân hàng Phát triển Mới - BRICS và G - 20, được coi là trung tâm kinh tế chính của các quốc gia mới nổi và phát triển.

Ấn Độ cũng đã đóng một vai trò quan trọng và có ảnh hưởng trong các tổ chức quốc tế khác như Hội nghị cấp cao Đông Á, Tổ chức Thương mại Thế giới, Qu Tiền tệ Quốc tế (IMF), và Diễn đàn Đối thoại IBSA. Ấn Độ cũng là thành viên của Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á và Tổ chức Hợp tác Thượng Hải.

Về mặt khu vực, Ấn Độ là một phần của SAARC và BIMSTEC. Ấn Độ đã tham gia một số sứ mệnh gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc và tính đến tháng 6 năm 2020, là nước đóng góp quân số lớn thứ năm Ấn Độ hiện đang tìm kiếm một ghế thường trực trong Hội . đồng Bảo an Liên hợp quốc, cùng với các quốc gia G4 khác.

3.2.2.Về kinh tế

Ấn Độ với diện tích 3,3 triệu km2, có dân số khoảng 1 tỷ người, tài nguyên thiên nhiên phong phú, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao là một trong những nước chiếm vị thế lớn của thế giới về kinh tế… Chủ tịch Trung Quốc, Hồ Cẩm Đào đã từng phát triển “hợp

tác cùng nhau, Ấn Độ, Trung Quốc s mang lại lợi ích cho 2,4 tỷ người ở cả hai quốc gia cũng như tất cả các dân tộc khác tại châu Á và trên thế giới”.

Sau những năm 1990, với cuộc cải cách kinh tế trong nước có hiệu quả và Chính sách hướng đông phù hợp, Ấn Độ đã đạt tốc độ tăng trưởng cao. Những năm gần đây là 8%. Nhìn toàn diện Ấn Độ đang có bước phát triển mạnh về công nghệ phần mềm, công nghệ tin học một cách bền vững; đầu tư trực tiếp tăng nhiều năm liền với mức 40%; dự trữ ngoại tệ tăng; xuất khẩu nông nghiệp được đẩy mạnh, kim ngạch xuất khẩu đầu tư trên 300 tỷ USD năm 2009.

Thương mại quốc tế

Buôn bán thương mại với nhiều đối tác như Trung Quốc, ASEAN, khối thị trường chung M Latinh, Châu Phi, EU… Dự kiến về kế hoạch phát triển hiện tại và tương lai, Thủ tướng Ấn Độ, Manmohan Singh đã phát biểu: “Tôi nhấn mạnh sự cam kết của Ấn Độ trong việc hợp tác với ASEAN với các quốc gia Đông Á khác để cùng tạo dựng thế kỷ XXI thực sự là thế kỷ của châu Á”. Ông cũng tuyên bố mục tiêu bao trùm của Chính phủ Ấn Độ là đưa đất nước này trở thành cường quốc kinh tế và phấn đấu “thế kỷ XXI là thế kỷ của Ấn Độ”.

Xut nhập khẩu

Ấn Độ tăng cường kinh tế vào loại cao nhất thế giới, kim ngạch xuất khẩu của Ấn Độ ngày được tăng cường, nhất là các ngành kinh tế mũi nhọn và mang tính đột phá (công nghệ thông tin, phần mềm, dịch vụ ngân hàng, tài chính…). Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu của Ấn Độ và Trung Quốc gia tăng nhanh chóng có tác động to lớn đến kinh tế châu Á, đạt từ 0,117 tỷ USD năm 1987 đến 50 tỷ USD năm 2010. Đây là một con số kỷ lục. Hai quốc gia khổng lồ này chiếm 1/3 thị trường tiêu thụ toàn cầu và cả hai đều là những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, có tác động mạnh m đến kinh tế châu Á. Khoa học công nghệ

Trong thời đại cách mạng khoa học công nghệ và toàn cầu hóa kinh tế, nhiều quốc gia đi sau đã tận dụng lợi thế của các xu thế này để rút ngắn khoảng cách và Ấn Độ là một trong những nước thành công nhất. Trung Quốc đặc biệt coi trọng công nghệ cao và lấy

công nghệ thông tin làm chủ đạo, từ đó cải tiến các ngành truyền thống, phát huy thế mạnh của toàn bộ nền kinh tế là mục tiêu số 1 trong 7 mục tiêu phát triển quốc gia. Ngược lại, Ấn Độ dựa vào nguồn nhân lực tài năng, nói tiếng anh thành thạo, đón bắt xu thế của nền kinh tế tri thức bằng cách phát triển phần mềm xuất khẩu, các ngành dịch thu vụ lãi cao, đặc biệt mở rộng hoạt động dịch vụ ngoài biên giới. Ấn Độ có tiềm năng du lịch tương đối cao. Số liệu thống kê nền kinh tế Ấn Độ

Năm 2000, số tiền thu được từ ngành công nghiệp không khói này là 3,3 tỷ USD. Công tác nghiên cứu và phát triển công nghệ đã hình thành ngành công nghiệp vi tính, trong đso hơn 70% hàng xuất khẩu của Ấn Độ là những sản phẩm được chế tạo trong nước.

Tỷ lệ các mặt hàng xuất khẩu đến các quốc gia phát triển chiếm tỷ lệ 50% tổng số hàng xuất khẩu hàng năm của Ấn Độ. Khoảng 21% các công ty toàn cầu đã thực hiện dịch vụ ngoài biên giới trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại Ấn Độ. Với chi phí thấp, lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao, dày dạn kinh nghiệm, Ấn Độ đang trở thành điểm đến quan trọng của nhiều công ty M, Tây Âu, Nhật Bản về công nghệ thông tin. Đó cũng chính là nguyên nhân mà nhiều công ty M đầu tư nguồn tài chính lớn để hiện đại hóa các trung tâm sản xuất phần mềm ở đây.

Kinh tế Ấn Độ hiện được đánh giá có nhiều yếu tố bền vững hơn nước láng giềng Trung Quốc, nhất là yếu tố con người, lao động tr được đào tạo k thuật tốt, trình độ cao và ngành công nghệ phần mềm mang lại cho Ấn Độ nhiều món lợi khổng lồ từ những công ty hàng đầu danh giá ở cả trong nước và ngoài nước. Ấn Độ đang nỗ lực trở thành một trong những trung tâm công nghệ cao, quan trọng nhất của thế giới.

Như vậy, có thể thấy, so với những năm 1980 thì hai thập kỷ gần đây vị thế và vai trò của Ấn Độ trên thế giới ngày càng được gia tăng mạnh m, trở thành đối tác quan trọng với nhiều quốc gia, cạnh tranh ngang ngửa với Trung Quốc trong một số lĩnh vực chủ yếu (một số lĩnh vực đã vượt Trung Quốc), tạo nên bức tranh sôi động trong phát triển kinh tế ở châu Á và thế giới, cải thiện và nâng cao vị thế kinh tế của châu Á.

3.3.Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ3.3.1.Quan hệ hợp tác chính trị 3.3.1.Quan hệ hợp tác chính trị

Quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Ấn Độ do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Ấn Độ Pandit Jawaharlal Nehru xây dựng và dày công vun đắp. Thủ tướng Ấn Độ Pandit Jawaharlal Nehru là một trong những vị khách đến thăm Việt Nam đầu tiên ngay sau khi Việt Nam giành được chiến thắng lẫy lừng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1954). Năm 1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Ấn Độ, và một năm sau, Tổng thống Ấn Độ thăm Việt Nam.

Trong những năm gần đây, mối quan hệ Việt Ấn ngày càng nồng ấm hơn - khi có ngày càng nhiều các cuộc tiếp xúc, gặp gỡ cấp cao giữa lãnh đạo hai nước. Trong 5 năm qua đã có 7 chuyến thăm cấp cao của hai nước, một tần suất trao đổi đoàn cấp cao lớn nhất mà Việt Nam có với bất kỳ nước nào. Những chuyến thăm cấp cao không những đặt nền tảng, tạo động lực cho việc triển khai các thỏa thuận hợp tác đã được ký kết mà còn góp phần thắt chặt thêm độ tin cậy chính trị giữa hai nước.

Lễ kỷ niệm 5 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độ tháng 5-2021 đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lịch sử quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ khẳng định, Việt Nam và Ấn Độ có tình hữu nghị bền chặt, luôn tin cậy lẫn nhau, quan hệ phát triển trên nhiều lĩnh vực bất chấp nhiều trở ngại, thách thức. Hai nước luôn ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn khu vực và quốc tế từ ASEAN đến Liên Hợp Quốc, Ấn Độ luôn coi Việt Nam là đối tác quan trọng và mong muốn quan hệ ngày càng gắn bó giữa hai nước s trở thành nhân tố đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực. Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị hai nước trong thời gian tới phối hợp chặt ch thực hiện tốt Chương trình hành động 2021 2023 triển khai - quan hệ đối tác chiến lược toàn diện và Tầm nhìn chung về Hoà bình, Thịnh vượng và người dân đã được thông qua tháng 12/2020 để không ngừng tăng cường hơn nữa quan hệ tốt đẹp hiện nay giữa hai nước.

Hợp tác quốc phòng và an ninh đang phát triển mạnh m và là điểm sáng trong quan hệ của hai nước, thể hiện rõ tính chất chiến lược của mối quan hệ đối tác. Hai bên cơ bản

hoàn tất gói tín dụng 100 triệu USD để xây dựng các xuồng cao tốc cho lực lượng biên phòng Việt Nam.

3.3.2.Quan hệ kinh tế và thương mại

Quan hệ kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ là một trong những điểm nhấn quan trọng trong quan hệ hợp tác toàn diện Việt Ấn. Vào năm 1992, hai nước thiết - lập mối quan hệ kinh tế toàn diện, bao gồm thăm dò dầu khí, nông nghiệp và chế tạo. Đến nay, Ấn Độ là một trong 10 đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam trong khi Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 15 của Ấn Độ và thứ 4 ở Đông Nam Á.

Quan hệ kinh tế giữa hai nước ngày càng mở rộng, kim ngạch thương mại bình quân tăng đến 20%/năm và hai nước đã trở thành đối tác kinh tế quan trọng của nhau. Ngay cả khi dịch bệnh diễn biến rất phức tạp, thương mại 10 tháng đầu năm 2021 đạt mức 11 tỷ USD, tăng gần 40% so với cùng kỳ. Quan trọng hơn, tiềm năng mở rộng hợp tác kinh tế còn rất lớn.

Thương mại song phương giữa hai nước đã tăng trưởng mạnh m từ mức 5,5 tỷ USD năm 2016 lên 11,2 tỷ USD trong năm 2020 và kỳ vọng s đạt hơn 13 tỷ USD trong năm 2021, mức cao nhất từ trước tới nay. Dù bị tác động bởi dịch COVID 19 nhưng kim ngạch - song phương giữa hai nước vẫn tăng trưởng mạnh và có thể sớm đạt hoặc vượt mốc 15 tỷ USD trong năm 2022.

Về hợp tác đầu tư, Tính đến tháng 10/2021, các doanh nghiệp Ấn Độ đã đầu tư vào Việt Nam 310 dự án với tổng vốn đăng ký 910,29 triệu USD. Với kết quả trên, Ấn Độ đứng thứ 26 trong tổng số 141 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam.

Ngoài việc cung cấp các dịch vụ vận chuyển hàng nguyên container, vận chuyển hàng không giữa Việt Nam và Ấn Độ, từ giữa tháng 11/2021, Công ty CP Giao nhận vận tải Con ong (Bee Logistics) mở thêm dịch vụ gom hàng l đi thẳng từ Hải Phòng đến cảng Nhava Sheva, Ấn Độ.

Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-Ấn Độ tháng 12 2021, Chủ tịch Quốc hội - Vương Đình Huệ nhấn mạnh tiềm năng hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước còn rất nhiều dư địa để phát triển. Theo đó, các doanh nghiệp Ấn Độ có thể tham gia đầu

tư về kết cấu hạ tầng, công nghiệp chế biến, nông sản, đầu tư trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, giáo dục và đào tạo.

3.3.3.Quan hệ hợp tác quốc phòng - an ninh

Hợp tác an ninh quốc phòng là một trụ cột quan trọng của quan hệ đối tác chiến - lược Việt Nam Ấn Độ. Trong thời gian qua, hai nước đã tổ chức nhiều cuộc đối thoại an - ninh quốc gia. Đáng chú ý nhất là Vòng 11 Tham vấn chính trị và vòng 8 Đối thoại chiến lược giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và Ấn Độ đã diễn ra ngày 12/11/2021 theo hình thức trực tuyến, do Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Quốc Dũng và Thứ trưởng Ngoại giao Ấn Độ phụ trách vấn đề phương Đông Riva Ganguly Das đồng chủ trì. Thông báo của Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết tại các cuộc gặp, hai bên đã xem xét những phát triển gần đây trong quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam Ấn Độ theo tinh thần “Tầm - nhìn chung vì hòa bình, thịnh vượng và con người” do Thủ tướng Ấn Độ và Việt Nam thông qua tại Hội nghị Cấp cao trực tuyến (tháng 12/2020) và Kế hoạch Hành động 2021- 2023 do Bộ trưởng Ngoại giao hai nước ký kết.

Theo nhận định của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Sanh Châu trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam nhân dịp đón Tết cổ truyền Kỷ Hợi 2019 cho biết, hợp tác quốc phòng - ninh an được nâng lên tầm cao nhất từ trước tới nay, tiếp tục là điểm sáng nổi bật trong quan hệ hai nước. Các chuyến thăm lẫn nhau của Bộ trưởng, Thứ trưởng Quốc phòng, Tư lệnh Lục quân, Hải quân… diễn ra với mức độ thường xuyên. Các cơ chế Đối thoại cấp Thứ trưởng Quốc phòng, Nhóm hợp tác quốc phòng song phương… tiếp tục duy trì tốt. Nội dung hợp tác không chỉ ở mức độ chia s thông tin, giúp đỡ đào tạo nâng cao năng lực, mua bán vũ khí mà còn tiến tới hợp tác sản xuất thiết bị quân sự. Hai bên đang thúc đẩy thực hiện các gói tín dụng của Ấn Độ, bao gồm gói 100 triệu USD đóng tàu tuần tra cao tốc cho Việt Nam và sớm ký Hiệp định khung về sử dụng gói tín dụng 500 triệu USD cho công nghiệp quốc phòng.

Chiều 21-12-2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Cộng hòa Ấn Độ Narendra Modi đồng chủ trì Hội đàm cấp cao trực tuyến Việt Nam Ấn Độ. - Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh hợp tác quốc phòng và an ninh là một trụ cột trong quan hệ

song phương; nhất trí tiếp tục thúc đẩy, phát huy các cơ chế tham vấn, đối thoại, mở rộng hợp tác công nghiệp quốc phòng, huấn luyện và phối hợp trong các hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, đẩy mạnh hợp tác ứng phó các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống.

3.3.4.Quan hệ trên các lĩnh vực khoa học, công nghệ

Hợp tác khoa học và công nghệ là lĩnh vực hợp tác nhiều tiềm năng và được lãnh đạo hai bên quan tâm thúc đẩy phát triển. Ấn Độ đã và đang nổi lên là một quốc gia có tiềm năng lớn về khoa học và công nghệ ở châu Á với nhiều thành tựu nổi bật trong các lĩnh vực nghiên cứu và đổi mới công nghệ. Chính phủ Việt Nam đang tập trung thúc đẩy hợp tác trong một số lĩnh vực công nghệ then chốt như công nghệ thông tin ứng dụng trong các dây chuyền sản xuất, công nghệ sinh học ứng dụng trong nông nghiệp và bào chế dược phẩm, công nghệ vật liệu trong đó có vật liệu nano, công nghệ môi trường và các quy trình công nghệ xử lý khác trong lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế, chính trị, xã hội của ấn độ (Trang 28)