Quan hệ kinh tế và thương mại

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế, chính trị, xã hội của ấn độ (Trang 32 - 33)

Quan hệ kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ là một trong những điểm nhấn quan trọng trong quan hệ hợp tác toàn diện Việt Ấn. Vào năm 1992, hai nước thiết - lập mối quan hệ kinh tế toàn diện, bao gồm thăm dò dầu khí, nông nghiệp và chế tạo. Đến nay, Ấn Độ là một trong 10 đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam trong khi Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 15 của Ấn Độ và thứ 4 ở Đông Nam Á.

Quan hệ kinh tế giữa hai nước ngày càng mở rộng, kim ngạch thương mại bình quân tăng đến 20%/năm và hai nước đã trở thành đối tác kinh tế quan trọng của nhau. Ngay cả khi dịch bệnh diễn biến rất phức tạp, thương mại 10 tháng đầu năm 2021 đạt mức 11 tỷ USD, tăng gần 40% so với cùng kỳ. Quan trọng hơn, tiềm năng mở rộng hợp tác kinh tế còn rất lớn.

Thương mại song phương giữa hai nước đã tăng trưởng mạnh m từ mức 5,5 tỷ USD năm 2016 lên 11,2 tỷ USD trong năm 2020 và kỳ vọng s đạt hơn 13 tỷ USD trong năm 2021, mức cao nhất từ trước tới nay. Dù bị tác động bởi dịch COVID 19 nhưng kim ngạch - song phương giữa hai nước vẫn tăng trưởng mạnh và có thể sớm đạt hoặc vượt mốc 15 tỷ USD trong năm 2022.

Về hợp tác đầu tư, Tính đến tháng 10/2021, các doanh nghiệp Ấn Độ đã đầu tư vào Việt Nam 310 dự án với tổng vốn đăng ký 910,29 triệu USD. Với kết quả trên, Ấn Độ đứng thứ 26 trong tổng số 141 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam.

Ngoài việc cung cấp các dịch vụ vận chuyển hàng nguyên container, vận chuyển hàng không giữa Việt Nam và Ấn Độ, từ giữa tháng 11/2021, Công ty CP Giao nhận vận tải Con ong (Bee Logistics) mở thêm dịch vụ gom hàng l đi thẳng từ Hải Phòng đến cảng Nhava Sheva, Ấn Độ.

Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-Ấn Độ tháng 12 2021, Chủ tịch Quốc hội - Vương Đình Huệ nhấn mạnh tiềm năng hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước còn rất nhiều dư địa để phát triển. Theo đó, các doanh nghiệp Ấn Độ có thể tham gia đầu

tư về kết cấu hạ tầng, công nghiệp chế biến, nông sản, đầu tư trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, giáo dục và đào tạo.

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế, chính trị, xã hội của ấn độ (Trang 32 - 33)