Quan hệ Việt Nam-Ấn Độ

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế, chính trị, xã hội của ấn độ (Trang 31)

3.3.1.Quan hệ hợp tác chính trị

Quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Ấn Độ do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Ấn Độ Pandit Jawaharlal Nehru xây dựng và dày công vun đắp. Thủ tướng Ấn Độ Pandit Jawaharlal Nehru là một trong những vị khách đến thăm Việt Nam đầu tiên ngay sau khi Việt Nam giành được chiến thắng lẫy lừng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1954). Năm 1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Ấn Độ, và một năm sau, Tổng thống Ấn Độ thăm Việt Nam.

Trong những năm gần đây, mối quan hệ Việt Ấn ngày càng nồng ấm hơn - khi có ngày càng nhiều các cuộc tiếp xúc, gặp gỡ cấp cao giữa lãnh đạo hai nước. Trong 5 năm qua đã có 7 chuyến thăm cấp cao của hai nước, một tần suất trao đổi đoàn cấp cao lớn nhất mà Việt Nam có với bất kỳ nước nào. Những chuyến thăm cấp cao không những đặt nền tảng, tạo động lực cho việc triển khai các thỏa thuận hợp tác đã được ký kết mà còn góp phần thắt chặt thêm độ tin cậy chính trị giữa hai nước.

Lễ kỷ niệm 5 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độ tháng 5-2021 đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lịch sử quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ khẳng định, Việt Nam và Ấn Độ có tình hữu nghị bền chặt, luôn tin cậy lẫn nhau, quan hệ phát triển trên nhiều lĩnh vực bất chấp nhiều trở ngại, thách thức. Hai nước luôn ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn khu vực và quốc tế từ ASEAN đến Liên Hợp Quốc, Ấn Độ luôn coi Việt Nam là đối tác quan trọng và mong muốn quan hệ ngày càng gắn bó giữa hai nước s trở thành nhân tố đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực. Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị hai nước trong thời gian tới phối hợp chặt ch thực hiện tốt Chương trình hành động 2021 2023 triển khai - quan hệ đối tác chiến lược toàn diện và Tầm nhìn chung về Hoà bình, Thịnh vượng và người dân đã được thông qua tháng 12/2020 để không ngừng tăng cường hơn nữa quan hệ tốt đẹp hiện nay giữa hai nước.

Hợp tác quốc phòng và an ninh đang phát triển mạnh m và là điểm sáng trong quan hệ của hai nước, thể hiện rõ tính chất chiến lược của mối quan hệ đối tác. Hai bên cơ bản

hoàn tất gói tín dụng 100 triệu USD để xây dựng các xuồng cao tốc cho lực lượng biên phòng Việt Nam.

3.3.2.Quan hệ kinh tế và thương mại

Quan hệ kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ là một trong những điểm nhấn quan trọng trong quan hệ hợp tác toàn diện Việt Ấn. Vào năm 1992, hai nước thiết - lập mối quan hệ kinh tế toàn diện, bao gồm thăm dò dầu khí, nông nghiệp và chế tạo. Đến nay, Ấn Độ là một trong 10 đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam trong khi Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 15 của Ấn Độ và thứ 4 ở Đông Nam Á.

Quan hệ kinh tế giữa hai nước ngày càng mở rộng, kim ngạch thương mại bình quân tăng đến 20%/năm và hai nước đã trở thành đối tác kinh tế quan trọng của nhau. Ngay cả khi dịch bệnh diễn biến rất phức tạp, thương mại 10 tháng đầu năm 2021 đạt mức 11 tỷ USD, tăng gần 40% so với cùng kỳ. Quan trọng hơn, tiềm năng mở rộng hợp tác kinh tế còn rất lớn.

Thương mại song phương giữa hai nước đã tăng trưởng mạnh m từ mức 5,5 tỷ USD năm 2016 lên 11,2 tỷ USD trong năm 2020 và kỳ vọng s đạt hơn 13 tỷ USD trong năm 2021, mức cao nhất từ trước tới nay. Dù bị tác động bởi dịch COVID 19 nhưng kim ngạch - song phương giữa hai nước vẫn tăng trưởng mạnh và có thể sớm đạt hoặc vượt mốc 15 tỷ USD trong năm 2022.

Về hợp tác đầu tư, Tính đến tháng 10/2021, các doanh nghiệp Ấn Độ đã đầu tư vào Việt Nam 310 dự án với tổng vốn đăng ký 910,29 triệu USD. Với kết quả trên, Ấn Độ đứng thứ 26 trong tổng số 141 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam.

Ngoài việc cung cấp các dịch vụ vận chuyển hàng nguyên container, vận chuyển hàng không giữa Việt Nam và Ấn Độ, từ giữa tháng 11/2021, Công ty CP Giao nhận vận tải Con ong (Bee Logistics) mở thêm dịch vụ gom hàng l đi thẳng từ Hải Phòng đến cảng Nhava Sheva, Ấn Độ.

Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-Ấn Độ tháng 12 2021, Chủ tịch Quốc hội - Vương Đình Huệ nhấn mạnh tiềm năng hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước còn rất nhiều dư địa để phát triển. Theo đó, các doanh nghiệp Ấn Độ có thể tham gia đầu

tư về kết cấu hạ tầng, công nghiệp chế biến, nông sản, đầu tư trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, giáo dục và đào tạo.

3.3.3.Quan hệ hợp tác quốc phòng - an ninh

Hợp tác an ninh quốc phòng là một trụ cột quan trọng của quan hệ đối tác chiến - lược Việt Nam Ấn Độ. Trong thời gian qua, hai nước đã tổ chức nhiều cuộc đối thoại an - ninh quốc gia. Đáng chú ý nhất là Vòng 11 Tham vấn chính trị và vòng 8 Đối thoại chiến lược giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và Ấn Độ đã diễn ra ngày 12/11/2021 theo hình thức trực tuyến, do Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Quốc Dũng và Thứ trưởng Ngoại giao Ấn Độ phụ trách vấn đề phương Đông Riva Ganguly Das đồng chủ trì. Thông báo của Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết tại các cuộc gặp, hai bên đã xem xét những phát triển gần đây trong quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam Ấn Độ theo tinh thần “Tầm - nhìn chung vì hòa bình, thịnh vượng và con người” do Thủ tướng Ấn Độ và Việt Nam thông qua tại Hội nghị Cấp cao trực tuyến (tháng 12/2020) và Kế hoạch Hành động 2021- 2023 do Bộ trưởng Ngoại giao hai nước ký kết.

Theo nhận định của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Sanh Châu trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam nhân dịp đón Tết cổ truyền Kỷ Hợi 2019 cho biết, hợp tác quốc phòng - ninh an được nâng lên tầm cao nhất từ trước tới nay, tiếp tục là điểm sáng nổi bật trong quan hệ hai nước. Các chuyến thăm lẫn nhau của Bộ trưởng, Thứ trưởng Quốc phòng, Tư lệnh Lục quân, Hải quân… diễn ra với mức độ thường xuyên. Các cơ chế Đối thoại cấp Thứ trưởng Quốc phòng, Nhóm hợp tác quốc phòng song phương… tiếp tục duy trì tốt. Nội dung hợp tác không chỉ ở mức độ chia s thông tin, giúp đỡ đào tạo nâng cao năng lực, mua bán vũ khí mà còn tiến tới hợp tác sản xuất thiết bị quân sự. Hai bên đang thúc đẩy thực hiện các gói tín dụng của Ấn Độ, bao gồm gói 100 triệu USD đóng tàu tuần tra cao tốc cho Việt Nam và sớm ký Hiệp định khung về sử dụng gói tín dụng 500 triệu USD cho công nghiệp quốc phòng.

Chiều 21-12-2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Cộng hòa Ấn Độ Narendra Modi đồng chủ trì Hội đàm cấp cao trực tuyến Việt Nam Ấn Độ. - Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh hợp tác quốc phòng và an ninh là một trụ cột trong quan hệ

song phương; nhất trí tiếp tục thúc đẩy, phát huy các cơ chế tham vấn, đối thoại, mở rộng hợp tác công nghiệp quốc phòng, huấn luyện và phối hợp trong các hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, đẩy mạnh hợp tác ứng phó các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống.

3.3.4.Quan hệ trên các lĩnh vực khoa học, công nghệ

Hợp tác khoa học và công nghệ là lĩnh vực hợp tác nhiều tiềm năng và được lãnh đạo hai bên quan tâm thúc đẩy phát triển. Ấn Độ đã và đang nổi lên là một quốc gia có tiềm năng lớn về khoa học và công nghệ ở châu Á với nhiều thành tựu nổi bật trong các lĩnh vực nghiên cứu và đổi mới công nghệ. Chính phủ Việt Nam đang tập trung thúc đẩy hợp tác trong một số lĩnh vực công nghệ then chốt như công nghệ thông tin ứng dụng trong các dây chuyền sản xuất, công nghệ sinh học ứng dụng trong nông nghiệp và bào chế dược phẩm, công nghệ vật liệu trong đó có vật liệu nano, công nghệ môi trường và các quy trình công nghệ xử lý khác trong lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp.

Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã có buổi làm việc với Bộ trưởng Điện tử và Công nghệ thông tin Ấn Độ và ký bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực công nghệ thông tin và điện tử. Cả hai nước Việt Nam và Ấn Độ đều đang tập trung đẩy nhanh chương trình chuyển đổi số, coi đây là động lực để thúc đẩy sự phát triển nhanh của kinh tế số, xã hội số và chính phủ số. Các doanh nghiệp công nghệ số của hai nước cũng đang triển khai nhiều chương trình hợp tác.

Hai bên nhất trí s tạo nhiều kênh kết nối để hỗ trợ doanh nghiệp thiết lập quan hệ hợp tác và thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư. Để phát triển hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước, hai Bộ trưởng đã nhất trí cùng nghiên cứu xây dựng khuôn khổ hợp tác mới cho giai đoạn từ nay đến năm 2030, hướng tới việc thiết lập quan hệ Đối tác số (Digital Partnership) giữa hai nước. Năm 2022, khi hai nước cùng kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, hai bên s cùng tổ chức nhiều hoạt động chung như Diễn đàn đối tác số, các hội thảo, hội nghị về chuyển đổi số, đô thị thông minh và an toàn an ninh thông tin.

3.3.5.Quan hệ giao lưu văn hóa và ngoại giao nhân dân

Trên cơ sở mối quan hệ hợp tác chính trị, kinh tế, thương mại tốt đẹp, giao lưu văn hóa và ngoại giao nhân dân giữa Việt Nam và Ấn Độ không ngừng được củng cố và phát triển. Ngày nay, quan hệ này đã được chuyển thành quan hệ đối tác chiến lược phát triển năng động với nhiều phương diện hợp tác. Ấn Độ coi Việt Nam là một người bạn tin cậy và một trụ cột trong chính sách hướng Đông, đồng thời là một trong những đối tác kinh tế quan trọng” và “Việt Nam - Ấn Độ phải làm tất cả những gì có thể để khuyến khích thế hệ tr kết nối, xây dựng mối quan hệ hai bên cùng có lợi, duy trì tình hữu nghị vốn đã gắn kết hai nước qua nhiều thế hệ”.

Bên cạnh đó, hai nước thường xuyên tổ chức các Chương trình giao lưu văn hóa Việt - Ấn và các hoạt động văn hóa nghệ thuật như chương trình Giao lưu thanh niên ASEAN - Ấn Độ và các hoạt động giao lưu khác. Nhiều công trình trùng tu văn hóa tại Việt Nam với sự hỗ trợ của Ấn Độ đã trở thành biểu tượng đẹp về giao thoa văn hóa giữa hai nước. Việc một đại lộ giữa Thủ đô New Delhi được mang tên Hồ Chí Minh có ý nghĩa chính trị to lớn, thể hiện sự kính trọng của Chính phủ và nhân dân Ấn Độ đối với vị lãnh tụ kính yêu của Việt Nam, cũng như coi trọng quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa hai nước.

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Ấn Độ của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, chiều 17.12.2021, tại Thủ đô New Delhi, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã làm việc với Quốc vụ khanh Bộ Văn hóa kiêm Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Ấn Độ Meenakashi Lekhi.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng đề nghị hai bên phối hợp tổ chức tốt “Tuần Văn hóa Việt Nam tại Ấn Độ” và “Tuần Văn hoá Ấn Độ tại Việt Nam” nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước vào năm 2022; tăng cường thúc đẩy hợp tác trên lĩnh vực khảo cổ học, trùng tu, phục chế di sản văn hóa; hợp tác trong lĩnh vực điện ảnh. Việt Nam sẵn sàng đón các nhà làm phim Bollywood sang quay phim tại các danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Hai bên xem xét tổ chức nhiều hơn nữa các hội thảo xúc tiến du lịch và các dự án liên kết, đầu tư về văn hóa.

Quốc vụ khanh Meenakashi Lekhi nhất trí với Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng về việc tổ chức các chương trình văn hoá nghệ thuật tại mỗi nước nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập

quan hệ ngoại giao và cũng là dịp kỷ niệm 75 năm Ấn độ độc lập; hoan nghênh sáng kiến của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về Nghị định thư trao đổi văn hoá giai đoạn 2022- 2025 và cho biết đang tích cực hoàn thành các thủ tục nội bộ để sớm ký kết, làm cơ sở triển khai các hoạt động trong năm 2022 với nhiều sự kiện có ý nghĩa.

3.4.Vai trò của Ấn Độ đến Việt Nam3.4.1.Trong thời kì chiến tranh 3.4.1.Trong thời kì chiến tranh

Hiếm có một nước nào mà mối quan hệ với Việt Nam lại êm đẹp như Ấn Độ. Nói về lịch sử mấy nghìn năm thì rất dài nên ta bắt đầu từ khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập mà thôi. Ngày 17. 10. 1954, Hà Nội vừa được giải phóng được một tuần, Thủ tướng Jawaharlal Nehru là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên đến thăm Việt Nam và Ấn Độ mở Tổng Lãnh sự quán tại Hà Nội cùng năm đó.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ Jawaharlal Nehru đi bộ tới tiệc chiêu đãi tại Rashtrapati Bhavan (Phủ Tổng thống) trong chuyến thăm chính thức Ấn Độ năm 1958.

Trong suốt những năm chiến tranh, Ấn Độ ủng hộ việc Việt Nam giành độc lập từ Pháp, giúp đỡ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, lên án M ném bom miền Bắc và tán thành sự thống nhất đất nước. Năm 1979, Trung Quốc tấn công biên giới phía Bắc Việt Nam, ngoại trưởng Ấn Độ Atal Bihari Vajpayee (sau này trở thành Thủ tướng) khi đó đang ở Bắc Kinh thực hiện một nhiệm vụ lịch sử là bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Ông đã rút ngắn chuyến thăm để phản đối việc Trung Quốc xâm lược Việt Nam. Ấn Độ cũng là một trong số rất ít những nước ngoài khối Cộng Sản đã ủng hộ mạnh m việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia tiêu diệt Pol Pot.

Trong những năm Việt Nam cắt đứt quan hệ với Trung Quốc sau chiến tranh, hầu hết các chuyến bay từ Việt Nam đi châu Âu hay Liên Xô đều quá cảnh ở Ấn Độ.

3.4.2.Trong tranh chấp biển đông

Biển Đông ở phía tây Thái Bình Dương đã trở thành một trong những khu vực nhiều tranh chấp nhất trên thế giới. Trung Quốc đang thử mọi chiến lược có thể để biến khu vực biển này trở thành một phần lãnh hải của họ. Trung Quốc ngày càng tỏ ra độc đoán trước

các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ đơn phương ở Biển Đông và đang cố gắng thiết lập các quyền chủ quyền của mình đối với nhiều ''đảo tranh chấp '' trong khu vực (bất chấp luật pháp quốc tế).

Trong một kịch bản như vậy, việc duy trì Biển Đông như một khu vực an toàn với thời gian đang trở thành một thách thức quan trọng đối với các nước ngoài khu vực như Ấn Độ, M và Australia, những nước cùng với Nhật Bản đã thành lập Tứ giác Đối thoại An ninh (QUAD) để kiềm chế Trung Quốc.

Mặc dù Ấn Độ không có chung đường biên giới trực tiếp ở Biển Đông, nhưng New Dehli cố gắng duy trì một trật tự dựa trên luật lệ và tự do hàng hải trong khu vực. Ấn Độ đã tăng cường cách tiếp cận cân bằng lịch sử và bắt đầu đóng vai trò chủ động trong khu vực này. Ấn Độ đã bộc lộ tầm nhìn của mình với thế giới bằng cách thay đổi 'Chính sách

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế, chính trị, xã hội của ấn độ (Trang 31)