Bảo hiểm hàng hoá Cargo Insurance Policy

Một phần của tài liệu Phân tích hợp đồng xuất khẩu bột đá canxi cacbonat không tráng phủ giữa công ty cổ phần chế biến khoáng sản tân kỳ và công ty VISSIGNS PRIVATE LIMITED (Trang 41 - 46)

9999 JARU BHUM 054N

6.7 Bảo hiểm hàng hoá Cargo Insurance Policy

6.7.1 Tổng quan

3.7.1.1. Khái niệm

Bảo hiểm hàng hóa là cam kết bồi thường của bên bảo hiểm cho bên được bảo hiểm về những tổn thất, hư hỏng của hàng hóa trong quá trình mua bán, vận chuyển do một rủi ro đã thỏa thuận gây ra, với điều kiện là bên được bảo hiểm phải trả phí bảo hiểm cho bên bảo hiểm hàng hóa. Trên thực tế, việc sử dụng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là vô cùng cần thiết, giúp doanh nghiệp giảm thiệt hại về kinh tế khi xuất nhập khẩu hàng hóa.

3.7.1.2. Nội dung

Chứng từ bảo hiểm là chứng từ do người bảo hiểm ký phát, cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm. Nội dung trên chứng từ bảo hiểm gồm:

Người bảo hiểm (Insurer, Underwriter, Insurance Company): người thu phí bảo hiểm, nhận trách nhiệm về rủi ro và phải bồi thường cho người được bảo hiểm khi có tổn thất xảy ra trong phạm vi giá trị đã thỏa thuận. Thông thường, người bảo hiểm là các công ty bảo hiểm.

Người được bảo hiểm (Insured, Assured): người mua bảo hiểm, trả phí bảo hiểm, người chịu tổn thất khi có rủi ro xảy ra và là người được người bảo hiểm bồi thường. Thường là doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Đối tượng bảo hiểm (Subject matter insured): tài sản hoặc lợi ích mang ra bảo hiểm, thường là hàng hóa xuất nhập khẩu.

Rủi ro được bảo hiểm (Risk insured): rủi ro đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Người bảo hiểm chỉ bồi thường những tổn thất do những rủi ro đã thỏa thuận gây ra.

Phí bảo hiểm(Insurance premium): khoản tiền người được bảo hiểm trả cho người bảo hiểm để có quyền lợi bảo hiểm. Khoản tiền này không được truy đòi, nghĩa là dù tổn thất không xảy ra, người được bảo hiểm cũng không có quyền đòi lại khoản tiền này.

Giá trị bảo hiểm (Insured value): giá trị của đối tượng được bảo hiểm, là tổng giá trị lô hàng.

Số tiền bảo hiểm (Insured amount): số tiền người được bảo hiểm nhận được từ người bảo hiểm khi tổn thất xảy ra do những rủi ro đã thỏa thuận gây ra. Trong trường hợp giá trị bảo hiểm lớn, phí bảo hiểm có thể vượt quá khả năng tài chính của khách hàng, số tiền bảo hiểm có thể chỉ là một phần của giá trị bảo hiểm.

3.7.1.3. Phân loại

a. Phân loại bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Hàng hóa xuất nhập khẩu có thể được vận chuyển theo nhiều hình thức khác nhau. Tương ứng với đó cũng các loại bảo hiểm hàng hóa phù hợp. Có thể chia làm:

Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu đường biển

Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu đường bộ

Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu đường sắt

Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu đường hàng không. b. Phân loại chứng từ bảo hiểm

Khi nhà xuất khẩu bán hàng một cách thường xuyên, thường ký hợp đồng bảo hiểm bao. Hợp đồng bảo hiểm bao (Open policy) là hợp đồng bảo hiểm cho tất cả các lô hàng xuất khẩu tại bất kỳ thời điểm nào trong một thời hạn nhất định (thường là một năm). Mỗi lần giao hàng, nhà xuất khẩu lập tờ khai về các chi tiết liên quan tới lô hàng và

trả phí bảo hiểm. Trên cơ sở tờ khai, công ty bảo hiểm sẽ phát hành một Giấy chứng nhận bảo hiểm (Chứng thư bảo hiểm – Insurance Certificate) hoặc công ty bảo hiểm ký xác nhận vào tờ khai và giao cho khách hàng. Ưu điểm của hệ thống bảo hiểm bao là tránh được việc phải thỏa thuận lại các điều kiện về bảo hiểm đối với mỗi lần giao hàng và tránh được việc phải phát hành một hợp đồng bảo hiểm riêng biệt cho từng chuyến hàng với chi phí rất cao.

Trong trường hợp nhà xuất khẩu bán hàng không thường xuyên mà từng lần riêng biệt, mỗi lần giao hàng phải thỏa thuận với công ty bảo hiểm về các điều kiện bảo hiểm cho lô hàng đó. Công ty bảo hiểm sẽ phát hành Bảo hiểm đơn (Insurance policy) để bảo hiểm cho từng lô hàng xuất khẩu. Bảo hiểm đơn có hai mặt: mặt trước ghi những điều khoản cơ bản và thông tin về hàng hóa tham gia bảo hiểm, mặt sau ghi đầy đủ các điều kiện và điều khoản của một hợp đồng bảo hiểm. Do vậy, nếu có kiện tụng tranh chấp, tòa án chỉ căn cứ vào Bảo hiểm đơn để xét xử.

Phiếu bảo hiểm tạm thời (Cover Note) không phải là chứng từ bảo hiểm, vì nó không phải là hợp đồng hay giấy chứng nhận bảo hiểm do công ty bảo hiểm phát hành. Phiếu bảo hiểm tạm thời chỉ đơn thuần là tờ giấy xác nhận bảo hiểm do người môi giới bảo hiểm phát hành. Do đó, không thể dùng phiếu bảo hiểm tạm thời để khiếu nại, đòi tiền bồi thường.

3.7.1.4. Lưu ý khi sử dụng chứng từ bảo hiểm:

Trong thương mại quốc tế, người mua bảo hiểm có thể khác với người thụ hưởng. Ví dụ, người xuất khẩu mua bảo hiểm, người được bảo hiểm là người nhập khẩu. Vì vậy, chứng từ bảo hiểm phải được lập với điều khoản chuyển nhượng. Nếu tổn thất xảy ra, người xuất khẩu phải ký hậu chuyển nhượng quyền thụ hưởng cho người nhập khẩu. Nếu không có điều khoản chuyển nhượng, khi tổn thất xảy ra, người nhập khẩu không thể khiếu nại đòi bồi thường, phải nhờ người xuất khẩu (người được bảo hiểm) đòi bồi thường. Nếu nhà xuất khẩu không thiện chí thì khả năng nhà nhập khẩu đòi được tiền bồi thường là rất thấp.

Cũng giống như vận đơn đường biển, chứng từ bảo hiểm gồm 3 loại đích danh, vô danh, và theo lệnh. Trong đó, chứng từ bảo hiểm theo lệnh được dùng phổ biến nhất.

Số tiền bảo hiểm tối thiểu bằng 110% trị giá hóa đơn hoặc giá trị CIF, CIP. Tuy nhiên, số tiền bảo hiểm có thể lớn hơn do các bên thỏa thuận. Số tiền bảo hiểm càng cao thì phí bảo hiểm càng cao.

Bảo hiểm đơn có giá trị pháp lý cao hơn Giấy chứng nhận bảo hiểm. Khi hợp đồng thương mại hoặc L/C yêu cầu Giấy chứng nhận bảo hiểm hay Tờ khai bảo hiểm theo một Bảo hiểm bao, nhà xuất khẩu có thể xuất trình một Bảo hiểm đơn mà vẫn được chấp nhận thanh toán.

Tất cả bản gốc C/I phải được xuất trình, C/I phải được ký. Bản gốc chứng từ bảo hiểm có tính lưu thông, có giá trị chuyển nhượng và được phát hành thành nhiều bản có giá trị như nhau. Chứng từ bảo hiểm phải được xuất trình trọn bộ, không cần phải gửi theo hàng hóa vì nó không liên quan tới việc nhận hàng. Do vậy, người được bảo hiểm và người được chuyển nhượng phải nắm giữ trọn bộ bản gốc nhằm tránh sự lạm dụng.

Ngày hiệu lực của C/I không được muộn hơn ngày giao hàng. Vì nếu muộn hơn ngày giao hàng, nghĩa là hàng hóa đã không được bảo hiểm trong khoảng thời gian từ khi giao hàng tới ngày bảo hiểm có hiệu lực, các bên có quyền lợi bảo hiểm có thể từ chối bộ chứng từ thanh toán. Tuy nhiên, trong thực tế, hàng hóa có thể được mua bảo hiểm ngay cả sau khi đã được giao, miễn là trên chứng từ bảo hiểm có thể hiện “hiệu lực bảo hiểm không muộn hơn ngày giao hàng”.

Bảo hiểm mọi rủi ro: chứng từ bảo hiểm có điều khoản quy định là Điều khoản loại A: phạm vi bảo hiểm rộng nhất (Condition A - All risks), tuy nhiên, “mọi rủi ro” chỉ bao gồm rủi ro từ bên ngoài như thiên tai, sự cố bất ngờ, tổn thất trong bốc dỡ, chuyển tải. Người bảo hiểm không bồi thường những khuyết tật vốn có của hàng hóa. Những rủi ro như chiến tranh, đình công: phải có điều kiện bảo hiểm riêng, không thuộc Condition A.

6.7.2 Phân tích

Thông tin doanh nghiệp bảo hiểm: Tổng công ty Bảo hiểm BIDV - BIC

Người được bảo hiểm: VIS SIGNS PRIVATE LIMITED

Đối tượng bảo hiểm: 112,000 kg bột canxi mịn không tráng TK400

Phí bảo hiểm (Insurance premium): 11.28 USD

Số tiền bảo hiểm: 10,248.00 USD (100% CIF)

Thời hạn thanh toán: trước 22/04/2021

Điều kiện bảo hiểm:

+ Điều khoản hàng hoá (Institute Cargo Clauses) A CL252 01.01.1982 + Điều khoản loại trừ chất lửa không cháy (Asbestos exclusion clause)

+ Điều khoản loại trừ tấn công mạng (Institute Cyber Attack Exclusion Clause) CL 380 - 10.11.03

+ Điều khoản loại trừ phóng xạ, ô nhiễm, hoá học, sinh học, sinh hoá học và vũ khí điện từ (Institute radioactive, contamination, chemical, biological, bio- chemical and electromagnetic weapons exclusion clause) CL.370 - 10.11.2003 và sự chứng thực của U.S.A & CANADA - USCAN B 29/1/04

+ Điều khoản loại trừ rủi ro năng lượng hạt nhân (hàng hải) (Nuclear energy risks exclusion clause (marine)) 01.01.89

+ Điều khoản loại trừ khủng bố (Terrorism exclusion clause) 16/11/01 XL2001/002

+ Điều khoản chấm dứt quá cảnh (khủng bố) (Termination of Transit Clause (Terrorism)) theo sửa đổi JC2001/056 (áp dụng với ICC 1982)

+ Điều khoản loại trừ và giới hạn trừng phạt (Sanctions limitation and exclusion clause) LMA3100

+ Điều khoản huỷ bỏ chiến tranh và đình công (hàng hoá) (War and Strikes Cancellation Clause (cargo))

+ Không bao gồm mất mát và hư hỏng do mục nát, nhiễm độc, nấm mốc, chảy nước, nhiệt, đổ mồ hôi trừ khi gây ra bởi các rủi ro được bảo hiểm trong hành trình. (Excluding loss or damage due to rotting, taining, mould, spourting, heating, sweating unless caused by insured perils in insured voyage)

+ Điều khoản chiến tranh (hàng hoá) (Institute war Clauses (cargo)) (CL 255- 01.01.1982)

+ Điều khoản đình công (hàng hoá) (Institute Strikes Clauses (cargo)) (CL 256 - 01.01.1982)

+ Không bao gồm tình trạng thiếu hàng trong container còn nguyên niêm phong. (excluding shortage of goods in intact sealed container)

+ Điều khoản loại trừ bệnh truyền nhiễm (communicable disease exclusion clause) JX2020-009A

+ Trong trường hợp người được bảo hiểm không thanh toán phí bảo hiểm đầy đủ và đúng hạn, hợp đồng bảo hiểm này sẽ tự động bị chấm dứt sau thời hạn thanh toán, trừ khi có thoả thuận khác bằng văn bản.

Ngày, tháng, năm kết giao hợp đồng: 15/04/2021

Nhận xét:

Ngày ký là 15/04/2021 trước ngày dự kiến đi là 24/04/2021 tức đơn bảo hiểm này hợp pháp và có hiệu lực.

Thông tin hàng hóa đảm bảo chính xác như trong hóa đơn thương mại và các chứng từ khác.

Không đề cập tới giá trị bảo hiểm (Insured value), tỷ lệ phí (Rate), thời hạn và phạm vi bảo hiểm.

Bảo hiểm đơn này có người được bảo hiểm là nhà nhập khẩu.

Đơn bảo hiểm có đầy đủ chữ ký đóng dấu của người bảo hiểm: Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV Thăng Long

Vì hàng hoá trong quá trình vận chuyển có thể phải chịu những ruie ro: mắc cạn, đắm tàu, đâm va, mất tích,... nên sử dụng những điều kiện đưa ra như trên là hợp lý, bao gồm hầu hết các trường hợp có thể xảy ra.

Một phần của tài liệu Phân tích hợp đồng xuất khẩu bột đá canxi cacbonat không tráng phủ giữa công ty cổ phần chế biến khoáng sản tân kỳ và công ty VISSIGNS PRIVATE LIMITED (Trang 41 - 46)